Điều kiện, chỉ tiêu xét tuyển các trường khối Công an 2015
Điều kiện xét tuyển, chỉ tiêu xét tuyển các trường khối Công an năm 2015 cụ thể như sau:
Điều kiện, chỉ tiêu xét tuyển các trường khối Công an 2015 – Ảnh minh họa.
Căn cứ hướng dẫn của Tổng cục Chính trị CAND, Công an TPHCM thông báo đến các thí sinh, phụ huynh phương thức tiếp nhận và trả Giấy chứng nhận kết quả thi dùng để xét tuyển nguyện vọng 1 vào các trường CAND năm 2015 (đối với thí sinh đạt sơ tuyển vào các trường CAND), như sau:
Điều kiện xét tuyển vào các trường quân đội công an:
1. Chỉ xét tuyển thí sinh đã qua sơ tuyển Bộ Quốc phòng quy định mỗi thí sinh chỉ được đăng ký nguyện vọng 1 vào một trường quân đội.
Các trường quân đội chỉ nhận hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 1 vào hệ đại học, cao đẳng quân sự những thí sinh đã qua sơ tuyển đủ tiêu chuẩn, dự Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia tại cụm thi do các trường đại học chủ trì, nộp hồ sơ xét tuyển về đúng trường đăng ký sơ tuyển .
Trường hợp thí sinh không gửi đủ hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 1 về trường đã nộp hồ sơ sơ tuyển theo đúng thời gian quy định của Bộ GD-ĐT thì sẽ mất quyền xét tuyển nguyện vọng 1 vào trường đã sơ tuyển.
Trường hợp thí sinh gửi hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 1 vào trường không nộp hồ sơ sơ tuyển thì không được xét tuyển nguyện vọng 1 vào trường đó.
Trường hợp thí sinh đã nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 1 được quyền rút hồ sơ đăng ký xét tuyển để nộp vào các trường ngoài Quân đội hoặc hệ dân sự các trường trong quân đội.
Trong xét tuyển các nguyện vọng bổ sung, các trường ĐH quân sự chỉ tuyển những thí sinh đã qua sơ tuyển vào các trường quân đội, có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Quốc phòng (chú ý về tiêu chuẩn sức khỏe các trường khác nhau).
Không trúng tuyển nguyện vọng 1, đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung theo quy chế của Bộ GD-ĐT và quy định của Bộ Quốc phòng, phù hợp với tiêu chuẩn và quy định vào trường xét nguyện vọng bổ sung.
Kết thúc mỗi đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thí sinh không trúng tuyển được quyền rút hồ sơ đăng ký xét tuyển để đăng ký xét tuyển đợt tiếp theo.
2. Sử dụng tiêu chí phụ trong xét tuyển
Căn cứ vào tổng điểm thi của thí sinh, gồm tổng điểm thi 3 môn đăng ký xét tuyển (các trường có quy định môn thi chính, môn thi chính nhân hệ số 2) và điểm ưu tiên, các trường quân đội xét tuyển theo đúng ngành đăng ký của thí sinh; thực hiện xét tuyển từ thí sinh có tổng điểm thi cao nhất trở xuống đến đủ chỉ tiêu.
Trường hợp xét tuyển đến một mức điểm nhất định vẫn còn chỉ tiêu, nhưng số thí sinh cùng bằng điểm cao hơn số lượng chỉ tiêu còn lại, thực hiện xét tuyển theo các tiêu chí phụ.
Quy định về tiêu chí phụ trong xét tuyển các trường hợp đặc biệt được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau :
- Tiêu chí 1: Đối với trường có môn thi chính nhân hệ số 2, thì thí sinh có điểm môn thi chính nhân hệ số 2 cao hơn sẽ trúng tuyển.
Đối với Học viện Quân y, nếu xét tuyển tổ hợp các môn thi: Toán, Hóa, Sinh học, thì thí sinh có điểm thi môn Sinh học cao hơn sẽ trúng tuyển; nếu xét tuyển theo tổ hợp các môn: Toán, Lý, Hóa thì thí sinh có điểm thi môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyển.
Trường Sĩ quan Phòng hóa xét tổ hợp các môn xét tuyển: Toán, Lý, Hóa thì thí sinh có điểm thi môn Hóa cao hơn sẽ trúng tuyển.
Đối với các trường có tổ hợp các môn xét tuyển: Văn, Sử, Địa thì thí sinh có điểm thi môn Văn cao hơn sẽ trúng tuyển.
Đối với các trường còn lại có tổ hợp các môn xét tuyển: Toán, Lý, Hóa và Toán, Lý, Tiếng Anh và Toán, Văn, Sử thì thí sinh có điểm thi môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyển.
- Tiêu chí 2: Sau khi xét tiêu chí 1, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh cùng bằng điểm, cùng có tiêu chí 1 như nhau, thì xét đến tiêu chí 2, như sau: Thí sinh có tổng cộng điểm tổng kết môn học của 3 môn xét tuyển trong 5 học kỳ (học kỳ 1, học kỳ 2 của năm học lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) cao hơn sẽ trúng tuyển.
- Tiêu chí 3: Sau khi xét tiêu chí 2, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh cùng bằng điểm, cùng có tiêu chí 1 và tiêu chí 2 như nhau thì xét đến tiêu chí 3, như sau:
Thí sinh có tổng cộng điểm tổng kết môn học của 3 môn xét tuyển học kỳ 1 năm lớp 12 cao hơn sẽ trúng tuyển;
d) Khi xét đến tiêu chí 3 vẫn chưa đủ chỉ tiêu, thì Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường quyết định tuyển nguyện vọng bổ sung tiếp theo.
3. Tuyển sinh CĐ quân sự: xét từ nguyện vọng 1 :
Đây là điểm đổi mới trong tuyển sinh CĐ quân sự 2015. Theo đó, năm 2014, hệ CĐ quân sẽ xét tuyển từ nguồn thí sinh dự thi vào hệ ĐH quân sự khối A các trường quân đội không trúng tuyển nguyện vọng 1.
Tuy nhiên, năm 2015, Trường Sĩ quan Không quân tuyển 90 chỉ tiêu vào đào tạo cao đẳng quân sự theo cách. Việc xét tuyển nguyện vọng 1 và nguyện vọng bổ sung vào đào tạo cao đẳng quân sự ngành Kỹ thuật Hàng không được thực hiện như tuyển sinh vào đào tạo sĩ quan cấp phân đội trình độ ĐH, được đăng ký ngay từ nguyện vọng 1.
4. Tuyển sinh ĐH, CĐ, và trung cấp dân sự
Tương tự trường ngoài quân đội Các trường tuyển sinh ĐH, CĐ, trung cấp hệ dân sự, tổ chức xét tuyển từ kết quả Kỳ thi THPT quốc gia theo Quy chế của Bộ GD-ĐT.
Các trường nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển, tổng hợp đề xuất điểm tuyển vào trường, báo cáo Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng.
5. Tuyển sinh ngành Quân sự cơ sở
Video đang HOT
Tương tự tuyển sinh ĐH, CĐ quân sự Tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy ngành Quân sự cơ sở: Việc sơ tuyển, đẳng ký dự Kỳ thi THPT quốc gia và tiếp nhận hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 1 và các nguyện vọng bổ sung cơ bản thực hiện như tuyển sinh đại học, cao đẳng quân sự hệ chính quy.
6. Thống nhất chính sách ưu tiên đối tượng theo quy định của Bộ GD-ĐT Năm 2015, Bộ Quốc phòng quy định thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh thực hiện theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
7. Hộ khẩu thường trú phía Nam, học THPT các tỉnh phía Bắc: vẫn xét theo điểm chuẩn phía Bắc Trường hợp thí sinh đang cư trú tại các tỉnh phía Bắc, nhưng đã chuyển hộ khẩu thường trú về các tỉnh phía Nam, có bố mẹ đẻ (bố mẹ nuôi theo đúng quy định của pháp luật về nuôi con nuôi) có hộ khẩu thường trú và đang cư trú tại các tỉnh phía Bắc, bản thân thí sinh học và thi tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) tại các trường thuộc các tỉnh phía Bắc (cả thanh niên ngoài Quân đội và quân nhân đang tại ngũ) sẽ không được đăng ký xét tuyển vào Trường Sĩ quan Lục quân 2.
Những thí sinh này được đăng ký xét tuyển vào các trường còn lại, nhưng sẽ hưởng điểm chuẩn cho thí sinh thuộc các tỉnh phía Bắc.
8. Tỉ lệ tuyển sinh tại Học viện Biên phòng theo vùng tuyển sinh và tại Trường Sĩ quan Không quân theo ngành đào tạo
Năm 2015, Học viện Biên phòng tuyển 55% chỉ tiêu thí sinh có hộ khẩu thường trú ở phía Bắc (từ tỉnh Quảng Bình trở ra), thí sinh có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh phía Nam được xác định đến từng quân khu: Quân khu 4 (tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế): 04%, Quân khu 5: 11%, Quân khu 7: 14%, Quân khu 9: 16%.
Riêng Trường Sĩ quan Không quân điểm tuyển 85 chỉ tiêu đào tạo đại học, trong đó có 65 chỉ tiêu vào đào tạo phi công quân sự và 20 chỉ tiêu đào tạo sĩ quan dù với phương thức xét tuyển theo hai miền Nam – Bắc, từ thí sinh có điểm cao nhất đến đủ chỉ tiêu, tuyển đủ ngành phi công quân sự sau đó tuyển đến ngành sĩ quan dù.
9. Trường công an: Xét tuyển theo 2 khối sẽ bị loại
Năm 2015, các trường CAND không tổ chức thi tuyển, lấy kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển. Khối xét tuyển vào các trường CAND vẫn giữ nguyên không thay đổi so với các năm trước.
TS bảo đảm các điều kiện, tiêu chuẩn sơ tuyển theo quy định chỉ được đăng ký một khối xét tuyển vào một ngành đào tạo (đối với trường tuyển sinh nhiều ngành) của một trường CAND. Việc đăng ký xét tuyển và nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển về các trường CAND thực hiện trước kỳ thi THPT quốc gia. Tổng cục Chính trị CAND sẽ kiểm tra, loại bỏ TS đăng ký xét tuyển theo 2 khối thi của một trường hoặc đăng ký xét tuyển vào 2 trường (TS đăng ký xét tuyển cùng một ban tuyển sinh hoặc đăng ký xét tuyển theo hai ban tuyển sinh của công an, cảnh sát PCCC các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).
Các trường CAND không tiếp nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển sau ngày 31-5-2015 và chỉ xét tuyển người đạt điều kiện sơ tuyển, đã nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển và giấy chứng nhận (bản chính) kết quả điểm thi trong kỳ thi THPT quốc gia về các trường trong thời hạn quy định. Phiếu đăng ký xét tuyển vào các trường CAND theo mẫu do Tổng cục Chính trị CAND ban hành.
Năm 2015, các trường khối công an tiếp tục thực hiện tuyển học sinh nữ vào các trường CAND theo chỉ tiêu và điểm xét tuyển riêng. Học sinh nữ đạt điều kiện sơ tuyển được đăng ký vào ĐH, CĐ, trung cấp CAND theo nguyện vọng và bảo đảm đúng quy định về phân luồng xét tuyển (như năm 2014).
Chỉ tiêu xét tuyển của các học viện, trường đại học khối công an 2015:
Học viện An ninh Nhân dân: 1.000 chỉ tiêu (cả đào tạo ĐH cho lực lượng công an và đào tạo hệ dân sự).
Học viện Cảnh sát Nhân dân: 1.170 chỉ tiêu (cả đào tạo ĐH cho lực lượng công an và đào tạo hệ dân sự).
Học viện Chính trị Công an Nhân dân: 250 chỉ tiêu.
Trường Đại học An ninh nhân dân: 680 chỉ tiêu.
Trường Đại học Cảnh sát nhân dân: 830 chỉ tiêu.
Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy: 470 chỉ tiêu (cả đào tạo ĐH cho lực lượng công an và đào tạo hệ dân sự).
Trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần Công an nhân dân: 350 chỉ tiêu.
Những điều cần lưu ý:
1. Các tiêu chuẩn về chiều cao, cân nặng:
Nam: cao từ 1,64-1,80m, nặng từ 48-75kg.
Nữ: cao từ 1,58-1,75m, nặng từ 45-60kg.
(Đối với học sinh thuộc vùng khu vực 1, học sinh là người dân tộc thiểu số theo từng giới được hạ thấp 2cm về chiều cao và 2kg cân nặng).
2. Quy định độ tuổi:
Cán bộ, chiến sĩ công an trong biên chế muốn xét tuyển vào trường công an phải không quá 30 tuổi (tính đến năm dự thi).
Học sinh THPT không quá 20 tuổi.
Học sinh người dân tộc thiểu số không quá 22 tuổi (tính đến năm dự thi), chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong CAND có thời gian phục vụ từ đủ 18 tháng trở lên (tính đến tháng dự thi), không quy định độ tuổi…
3. Không tuyển thẳng ĐH với học sinh đoạt giải quốc gia
Một điểm mới trong tuyển sinh ngành công an năm nay là các trường công an sẽ không tuyển thẳng với học sinh đoạt giải quốc gia như quy định chung.
Theo quy định chung của Bộ GD-ĐT, thí sinh đoạt giải ba trở lên trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia và cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia sẽ được tuyển thẳng vào ĐH theo đúng ngành hoặc ngành gần của môn mà thí sinh đoạt giải.
Tuy nhiên năm 2015, khi xét tuyển vào các trường ĐH công an, những thí sinh này chỉ được cộng điểm ưu tiên chứ không được tuyển thẳng.
Theo baogiaothong
Hệ thống phương pháp giải các bài toán sóng cơ học
Sóng cơ là một phần kiến thức của chương trình Vật lý lớp 12, là một phần không thể thiếu trong cấu trúc của đề thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH, CĐ những năm trước đây.
Thầy Trần Tấn Minh - Phó Hiệu trưởng THPT Chuyên Bến Tre - cho biết: Bài tập sóng cơ khá đa dạng, từ những dạng đơn giản, chỉ áp dụng các công thức có sẵn trong bài học ở SGK, đến những dạng phức tạp phải sử dụng kết hợp kiến thức về dao động điều hòa với kiến thức toán học mới có thể giải được.
"Hiện nay, đa số học sinh khi học phần này chỉ giải được những bài toán ở mức độ đơn giản, chưa tự tin khi gặp các bài toán khó.
Vấn đề là ở chỗ các em chưa phân loại được các dạng bài toán và không nắm được một cách hệ thống phương pháp giải từng dạng bài toán sóng cơ học này" - thầy Trần Tấn Minh cho hay.
Các dạng toán về sóng cơ học
Theo phân loại của thầy Trần Tấn Minh, các bài toán về sóng cơ học trong chương trình Vật lý lớp 12 (cơ bản) THPT có thể được phân chia ra thành các dạng chính như sau:
Dạng 1: Bài toán xác định các đại lượng đặc trưng của sóng như tần số, chu kì, vận tốc, bước sóng dựa vào phương trình sóng hoặc dựa vào độ lệch pha của sóng tại hai điểm.
Dạng 2: Bài toán viết phương trình sóng tại một điểm khi biết phương trình sóng tại một điểm đã cho.
Dạng 3: Viết phương sóng tổng hợp tại một điểm do sóng từ hai nguồn truyền tới.
Dạng 4: Tìm số điểm dao động với biên độ cực đại, cực tiểu trong đoạn nối hai nguồn.
Dạng 5: Tìm số điểm dao động với biên độ cực đại, cực tiểu trong đoạn nối hai điểm M và N bất kỳ.
Dạng 6: Tìm số điểm dao động thỏa mãn điều kiện về pha (ví dụ cùng pha hoặc ngược pha với nguồn) trong một đoạn cho trước.
Dạng 7: Tìm số điểm dao động thỏa mãn điều kiện về biên độ và về pha (ví dụ biên độ cực đại, cùng pha với nguồn) trong một đoạn cho trước.
Dạng 8: Tìm vị trí một điểm thỏa điều kiện về biên độ, về pha (ví dụ biên độ dao động cực đại, cùng pha hoặc ngược pha với nguồn, gần (xa) nguồn hay trung điểm của đoạn nối hai nguồn nhất).
Dạng 9: Tìm li độ, vận tốc sóng tổng hợp tại một điểm nằm trên elip có hai tiêu điểm là hai nguồn.
Dạng 10: Tìm biên độ dao động của một điểm trong sóng dừng
Dạng 11: Xác định mức cường độ âm tại một điểm.
Phương pháp giải
Tương ứng với từng dạng toán trên, thầy Trần Tấn Minh đưa ra cách giải như sau:
Dạng 1: Sử dụng phương pháp dựa vào phương trình sóng đã cho và phương trình sóng tổng quát để suy ra đại lượng cần tìm;
Dựa vào các định nghĩa: Chu kì, tần số, vận tốc hay bước sóng để tìm;
Dựa vào biểu thức độ lệch pha sóng giữa hai điểm = 2d/= 2fd/v để suy ra đại lượng cần tìm. Trong dạng này có thể dùng hàm Mode 7 trong máy tính cầm tay để tính (nếu bài toán có cho giá trị giới hạn của đại lượng).
Trong dạng bài toán này cần chú ý đến đơn vị của các đại lượng như vận tốc, bước sóng.
Dạng 2: Phương pháp giải như sau:
Tính độ lệch pha = 2d/= 2fd/v của sóng tại điểm đã cho và điểm cần tính.
Căn cứ vào chiều truyền của sóng để xác định sóng tại điểm cần tìm là sớm hay trễ pha hơn để được phương trình sóng:
Giả sử phương trình dao động của phần tử vật chất ở O (phương trình sóng tại O):
Phương trình sóng tại một điểm B cách O một đoạn x (trễ pha hơn sóng tại O) là:
Dạng 3, phương pháp giải như sau:
Phương trình sóng tại hai nguồn là:
Phương trình tổng quát của sóng tại một điểm M cách hai nguồn những khoảng d1, d2 , dùng công thức lượng giác để cộng hai hàm lượng giác, ta được:
Dạng 4: Tìm số điểm dao động với biên độ cực đại, cực tiểu trong đoạn nối hai nguồn
Sử dụng công thức tổng quát để tìm:
Số điểm dao động với biên độ cực đại:
Số điểm dao động với biên độ cực tiểu:
Trong đó là độ lệch pha của sóng ở hai nguồn, l là khoảng cách giữa hai nguồn. Số giá trị nguyên của k là số điểm.
Dạng 5: Tìm số điểm dao động với biên độ cực đại, cực tiểu trong đoạn nối hai điểm M và N bất kỳ.
Sử dụng các biểu thức: Hai nguồn dao động cùng pha:
Cực đại: DdM
Cực tiểu: DdM
Hai nguồn dao động ngược pha:
Cực đại:DdM
Cực tiểu: DdM
Số giá trị nguyên của k thoả mãn các biểu thức trên là số đường cần tìm
Dạng 6: Tìm số điểm dao động thỏa mãn điều kiện về pha( ví dụ cùng pha hoặc ngược pha với nguồn) trong một đoạn cho trước.
Phương pháp chung: Sử dụng biểu thức sóng tổng hợp tại một điểm và biểu thức sóng tại nguồn, xác định độ lệch pha của sóng tại điểm khảo sát với song tại điểm gốc (thường là nguồn).
Dạng 7: Tìm số điểm dao động thỏa mãn điều kiện về biên độ và về pha (ví dụ biên độ cực đại, cùng pha với nguồn) trong một đoạn cho trước.
Phương pháp chung: Sử dụng biểu thức sóng tổng hợp tại điểm khảo sát, dùng điều kiện về biên độ tổng hợp, về pha để tính.
Dạng 8: Tìm vị trí một điểm thỏa điều kiện về biên độ, về pha ( ví dụ biên độ dao động cực đại, cùng pha hoặc ngược pha với nguồn, gần (xa) nguồn hay trung điểm của đoạn nối hai nguồn nhất).
Phương pháp: sử dụng biểu thức sóng tổng hợp tại một điểm và công thức về đường trung tuyến trong tam giác.
Dạng 9: Tìm li độ, vận tốc sóng tổng hợp tại một điểm nằm trên elip có hai tiêu điểm là hai nguồn. Phương pháp là sử dụng kết hợp phương trình sóng và tính chất của elip.
Dạng 10: Tìm biên độ dao động của một điểm trong sóng dừng. Ta sử dụng phương pháp: Sử dụng mối liên hệ giữa dao động điều hòa và chuyển động tròn đều, ta có biểu thức tính biên độ dao động :
Nếu chọn gốc tọa độ tại nút sóng thì biên độ dao động tại điểm cách nút một đoạn x là: A=2asin(2x/)
Nếu chọn gốc tọa độ tại bụng sóng thì biên độ dao động tại điểm cách bụng một đoạn x là: A=2acos(2x/)
Dạng 11: Xác định mức cường độ âm tại một điểm. Phương pháp giải là: Sử dụng định nghĩa về cường độ âm, mức cường độ âm tại một điểm:
Theo thầy Trần Tấn Minh, việc áp dụng giải pháp này vào giảng dạy chương sóng cơ học của chương trình Vật lý lớp 12 có thể thực hiện dễ dàng trong điều kiện hiện nay của các trường THPT.
Giải pháp cũng có thể dễ dàng phổ biến rộng rãi cho giáo viên bộ môn Vật lý tham khảo, đúc rút kinh nghiệm của bản thân thông qua giảng dạy nhằm góp phần làm tăng hiệu quả cho việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực.
Hải Bình
Theo GD&TĐ
Cô trò hoang mang vì bài đọc ở sách giáo khoa lẫn lộn "trái", "phải" Cùng là sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 tập 2, cùng miêu tả phong cảnh xung quanh đền Hùng, tuy nhiên điều lạ đang khiến nhiều giáo viên băn khoăn là ở mỗi quyển sách lại có cách miêu tả khác nhau. Điều này cũng được chị Hồng Điệp, một giáo viên Tiểu học tỉnh Hòa Bình phát hiện ra qua một...