Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn ngô thường xuyên?
Mặc dù ngô liên tục được miêu tả là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe để ăn, nhưng có một số mặt trái tiềm ẩn cần biết nếu bạn ăn ngô đều đặn mỗi ngày.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, ngô rất giàu dinh dưỡng, bao gồm protein, vitamin B, vitamin C, và carbohydrate. Ngô chứa lượng lớn chất xơ, kali và các chất oxy hóa. 100g ngô hạt cung cấp 342 calo cho cơ thể, do đó ngô được coi là một nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời cho cơ thể bạn.
Một cốc hạt ngô cung cấp 18,4% lượng chất xơ cơ thể cần mỗi ngày, giúp hỗ trợ và giảm nguy cơ mắc bệnh liên quan đến tiêu hóa như táo bón, trĩ, ung thư ruột kết.
Ngô chứa lượng lớn chất xơ, kali và các chất oxy hóa.
2 ưu điểm lớn khi ăn ngô mà người giảm cân sẽ rất thích
1. Bạn sẽ no lâu hơn
Chứa nhiều chất xơ và ít calo, bỏng ngô là món ăn vặt yêu thích mọi lúc của nhiều người. Ngô rang hay ngô luộc là những món ăn nhẹ giàu chất dinh dưỡng, ít calo và đã được chứng minh là giúp bạn no lâu hơn. Chọn những hạt ngôn ngon mẩy nhất được làm chín, bạn trộn với dầu ôliu và nhanh chóng có được món ăn nhẹ lành mạnh nhất.
2. Cơ thể dồi dào năng lượng
Ngô chứa nhiều vitamin B6 và vitamin B9 – hai loại vitamin chính đóng vai trò trong quá trình chuyển hóa năng lượng. Vitamin B giúp cơ thể phân giải tinh bột thành đường, điều này rất hữu ích vì nguồn nhiên liệu chính trong ngô là từ tinh bột! Như vậy, chỉ cần ăn ngô là bạn đã “nạp” năng lượng cho các hoạt động, nhờ đó bạn cũng sẽ hạn chế ăn nhiều thực phẩm khác.
4 thay đổi của cơ thể khi ăn ngô thường xuyên
Mặc dù ngô liên tục được miêu tả là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe để ăn, nhưng có một số mặt trái tiềm ẩn cần biết nếu bạn ăn ngô đều đặn mỗi ngày.
Dưới đây là những điều bạn cần biết về những gì sẽ xảy ra với cơ thể khi ăn ngô thường xuyên để nhận thấy ăn ngô có tốt không:
- Không dung nạp.
- Dễ bị viêm nhiễm.
Video đang HOT
- Tăng cường năng lượng.
1. Không thể dung nạp ngô
Tình trạng không dung nạp ngô đang gia tăng. Các triệu chứng không dung nạp có thể giống như các vấn đề tiêu hóa như IBS hoặc bệnh celiac. Các dấu hiệu chính của việc không dung nạp ngô bao gồm đầy hơi, tiêu chảy, phát ban, ngứa ngáy… sau khi ăn một bữa ăn với ngô.
Do đó, khi ăn ngô ít hơn hãy để ý các triệu chứng có giảm bớt hay không và đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn đang gặp bất cứ triệu chứng bất lợi nào.
2. Dễ bị viêm nhiễm nếu tiêu thụ nhiều ngô đã qua chế biến như xi-rô ngô
Ngô đã qua chế biến dường như không mang giá trị dinh dưỡng như ngô nguyên hạt. Ngô đã qua chế biến đã bị loại bỏ chất dinh dưỡng và chỉ còn lại đường hoặc dầu. Xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao đã nhanh chóng trở thành một mặt hàng trong ngành công nghiệp thực phẩm và đã được ghi nhận rộng rãi là có liên quan đến nhiều bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh gan và bệnh tim. Dầu ngô chứa nhiều dầu không bão hòa đa có xu hướng làm tăng các dấu hiệu viêm.
Tất nhiên điều này chỉ đúng khi bạn ăn ngô đã qua chế biến. Còn lại, ăn ngô luộc vẫn là giải pháp an toàn và không có nguy cơ viêm nhiễm như nhiều người đang lo lắng.
3. Tăng đường huyết
Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường hoặc có tiền sử gia đình về vấn đề đường huyết, bạn nên hạn chế ăn ngô, càng không nên ăn nhiều. Chất dinh dưỡng đa lượng chính trong ngô là một loại carbohydrate được phân giải từ tinh bột thành đường trong cơ thể. Để cải thiện tình trạng tăng đột biến đường huyết khi ăn uống, hãy chia khẩu phần ngô của bạn ra và kết hợp với protein và rau để làm chậm quá trình hấp thu!
Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường hoặc có tiền sử gia đình về vấn đề đường huyết, bạn nên hạn chế ăn ngô.
Vậy ăn bao nhiêu ngô là đủ?
Đối với ngô, khẩu phần cho một người lớn, khỏe mạnh ăn mỗi ngày là nửa cốc, tương đương với một bắp ngô bình thường, quy ra là khoảng 1 lạng hạt ngô. Đối với những người đang có bệnh hoặc gặp bất cứ phản ứng phụ nào sau khi ăn ngô cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi định sử dụng món ngũ cốc này thường xuyên.
Tổng hợp dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về dạ dày dù bạn ở bất kì độ tuổi nào cũng không nên bỏ qua
Ngay cả khi bạn không chắc đây có phải là vấn đề nghiêm trọng hay không, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra.
Đối với hầu hết mọi người, chuyện dạ dày gặp vấn đề không phải là xa lạ. Hầu hết các vấn đề thường sẽ tự biến mất sau một thời gian. Tuy nhiên, đôi khi những triệu chứng liên quan đến đường ruột có thể là dấu hiệu cảnh báo một điều gì đó nghiêm trọng.
Theo Christine Lee, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Viện Mayo Clinic: "Tôi đã từng chứng kiến nhiều trường hợp không tìm đến sự trợ giúp từ y tế kịp thời và khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn". Dưới đây là tổng hợp những dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về dạ dày bạn không nên bỏ qua.
6 dấu hiệu cảnh báo dạ dày gặp vấn đề không nên bỏ qua:
- Tiêu chảy liên tục.
- Có máu trong phân.
- Đau bụng bất thường.
- Đau đột ngột dưới rốn.
- Khó nuốt.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân.
1. Tiêu chảy liên tục là dấu hiệu rõ nhất cảnh báo dạ dày gặp vấn đề
Tiêu chảy kéo dài hơn 2-4 tuần được coi là mãn tính.
Brennan Spiegel, bác sĩ kiêm giám đốc Trung tâm Nghiên cứu sức khỏe Cedars-Sinai ở Los Angeles cho biết, tiêu chảy kéo dài trong vài ngày có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe như hội chứng ruột kích thích .
Ở người khỏe mạnh, tình trạng này có thể gây phiền toái không nhỏ hoặc trở thành một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Đối với những người sở hữu hệ thống miễn dịch kém, đây là một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng.
Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Tiêu chảy do nhiễm trùng gây ra thường được giải quyết bằng thuốc kháng sinh trong khi với những trường hợp nặng hơn, bác sĩ thậm chí có thể yêu cầu người bệnh phải phẫu thuật.
2. Có máu trong phân
Dù không phải là một vấn đề nguy hiểm đến tính mạng, hiện tượng này cũng có thể là dấu hiệu của ung thư ruột kết, đặc biệt nếu xuất hiện ở những người trên 50 tuổi.
Theo Tạp chí chăm sóc sức khỏe Fort của Bệnh viện Fort Memorial ở Wisconsin, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt nếu thấy có máu trong phân để điều trị kịp thời. Các nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng này là bệnh trĩ, nứt hậu môn, polyp đại tràng hoặc viêm đại tràng.
Màu sắc của phân có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí xuất huyết. Những màu thông thường nhất là đỏ tươi, đỏ sẫm, đen. Căn cứ vào điều này, bác sĩ có thể xác định nguyên nhân, từ viêm loét dạ dày, bệnh Crohn, viêm ruột kết, nhiễm khuẩn E.coli tới tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và không có xu hướng cải thiện, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt vì đây cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề nguy hiểm đến tính mạng.
3. Đau bụng bất thường
Nếu đột nhiên cảm thấy đau dữ dội quanh rốn kèm theo buồn nôn, sốt và nôn, bạn có khả năng đang phải đối mặt với bệnh viêm ruột thừa.
Đau bụng là vấn đề khá phổ biến và thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bạn bị đau bụng đột ngột, dữ dội đến mức không thể chịu được, hãy đi khám ngay. Đây là vấn đề vô cùng quan trọng, đặc biệt khi đi kèm với các triệu chứng về tiêu hóa khác như phân có máu, nôn mửa liên tục hoặc sưng bụng. Đau bụng dữ dội có thể bắt nguồn từ các vấn đề sức khỏe, bao gồm viêm ruột thừa, chửa ngoài tử cung hoặc thậm chí là đau tim.
4. Đau đột ngột dưới rốn
Nếu cơn đau lan sang cả hai bên rốn, nguyên nhân có thể bắt nguồn từ tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bệnh viêm vùng chậu. Trong trường hợp cơn đau chỉ nằm ở bên phải và dưới rốn, sỏi mật hoặc viêm túi mật là hai vấn đề sức khỏe cần cân nhắc. Cơn đau có thể được giải quyết nhanh chóng hoặc phải dùng đến thuốc và thậm chí là phẫu thuật.
Xác định cơn đau thuộc loại nào sẽ giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân. Một số người cảm thấy đau nhói ở rốn, trong khi những người khác lại thấy chướng bụng hoặc khó tiêu. Nếu bạn đi khám, hãy chú ý tới điều này và những triệu chứng khác đi kèm.
5. Khó nuốt
Tình trạng này thường là dấu hiệu của ung thư thực quản, đặc biệt là ở nam giới trên 55 tuổi. Ngoài ra, nhiễm trùng hoặc viêm loét cũng có thể gây ra hiện tượng khó nuốt. Do đó, đừng ngại ngần đến gặp các chuyên gia y khoa để tham khảo ý kiến và điều trị kịp thời.
6. Sụt cân không rõ nguyên nhân
Mặc dù có thể là một triệu chứng của ung thư, các nghiên cứu cũng cho thấy giảm cân bất thường còn bắt nguồn từ bệnh celiac, bệnh viêm ruột hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức.
Theo bác sĩ Lee, hầu hết mọi người có xu hướng tăng cân khi tuổi tác tăng lên và nếu bạn bị giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân, đây có thể là dấu hiệu đáng báo động. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu đột nhiên mất đi 5% trọng lượng cơ thể trong khoảng thời gian từ 6-12 tháng. Điều này cũng đặc biệt quan trọng nếu bạn gặp phải các triệu chứng khác. Vấn đề sẽ dễ dàng được kiểm soát một khi bạn tìm ra nguyên nhân.
Con gái 14 tuổi đã mắc ung thư ruột, mẹ "ngã quỵ" khi biết nguyên nhân Đau khổ khi hay tin con gái được chẩn đoán ung thư ruột, người mẹ càng dằn vặt hơn khi biết nguyên nhân gây bệnh. Sự việc đau lòng xảy đến với bé gái 14 tuổi tới từ Trung Quốc. Vào một buổi sáng, người mẹ nhận được điện thoại của cô giáo chủ nhiệm, thông báo con gái chị phải nhập viện...