Điều gì xảy ra nếu Thổ Nhĩ Kỳ tử hình 18.000 người tham gia đảo chính?
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã tuyên bố thẳng thừng rằng, nếu được “người dân yêu cầu”, ông sẽ khôi phục án tử hình đối với 18.000 người có liên quan đến cuộc đảo chính.
Trong bài phát biểu ngày 7.8, ông Erdogan thề sẽ “làm sạch” đất nước khỏi những phần tử ủng hộ giáo sĩ lưu vong Fethullah Gulen – người mà Ankara cáo buộc đứng sau cuộc đảo chính bất thành đêm 15.7.
Ông Erdogan khẳng định lập trường ủng hộ “nguyện vọng từ người dân” về việc khôi phục án tử hình để áp dụng cho những kẻ tham gia đảo chính.
Ông Erdogan nói. “Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất trong vấn đề này. Bước tiếp theo sẽ rõ ràng hơn sau khi Quốc hội đưa ra quyết định. Tôi sẽ ký quyết định thông qua việc khôi phục án tử hình nếu được Quốc hội tán thành”.
Hy Lạp đã kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ nên kiềm chế và tránh khôi phục lại án tử hình sau vụ đảo chính bất thành ở nước này hồi tuần trước. Ngoại trưởng Hy Lạp Nikos Kotzias hồi tháng 7 từng nói: “Người chiến thắng trong cuộc xung đột trong nước ở Thổ Nhĩ Kỳ cần phải thể hiện tinh thần khoan dung, kiềm chế và không nên khôi phục án tử hình”.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan.
Video đang HOT
Thổ Nhĩ Kỳ từng bỏ án tử hình vào năm 2004 như một biện pháp để thúc đẩy đề nghị được xét duyệt trở thành thành viên của Liên minh châu Âu (EU). Nếu thực thi án tử hình, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không còn cửa để vào EU. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ không có khả năng sớm trở thành thành viên của EU và tất cả các cuộc thương thuyết để nước này gia nhập EU sẽ ngừng lại ngay lập tức nếu Ankara áp đặt lại án tử hình.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho rằng EU không thể đe dọa nỗ lực của Ankara gia nhập EU liên quan tới việc nước này xem xét áp đặt lại án tử hình.
Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục bắt giữ hàng chục nhân viên thuộc lực lượng đặc biệt trong chiến dịch thanh trừng hậu đảo chính.
Gần 90 nhân viên lực lượng đặc biệt đã bị bắt giữ tại Thổ Nhĩ Kỳ ngày 7.8 trong diễn biến mới nhất của cuộc đàn áp sau đảo chính thất bại đêm 15.7 khiến 270 người thiệt mạng.
Những nhân viên nói trên đều bị tình nghi có liên quan đến giáo sĩ Fethullah Gulen. Hàng chục ngàn nhân viên trong quân đội, lực lượng công an, tư pháp và toàn khu vực công cũng đã bị sa thải, giam giữ, bị bắt giữ.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã cải cách mạnh bộ máy an ninh sau cuộc đảo chính bất thành vừa qua.
Tổng thư ký Ban Ki-moon cho rằng cần phải nhanh chóng đưa ra “bằng chứng thuyết phục” để tình trạng bắt giữ hợp pháp các đối tượng có thể được quyết định bởi tòa án. Thời gian qua, có hơn 15.000 người, bao gồm các quan chức quân sự, đã bị bắt giữ trong một chiến dịch quy mô lớn được Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành sau vụ đảo chính và hiện có ít nhất 8.000 người vẫn đang bị giam giữ. Chinh phu cung ra lênh đong cưa 15 trương đai hoc, 1043 trương tư, 35 cơ sơ y tê, gân 1300 hiêp hôi va 19 liên minh vi co liên quan đên giao si Hồi giáo Fethullah Gulen.
Theo Danviet
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đang tự làm một cuộc đảo chính khác?
Tổng thống Thổ Nhĩ kỳ Erdogan sống sót sau cuộc đảo chính thất bại, tuy nhiên, thay vì tìm kiếm sự thống nhất quốc gia để khôi phục lại sự ổn định, ông dường như đã bắt tay vào cuộc đảo chính của mình chống lại những gì từ lâu được coi là mô hình của một nền dân chủ Hồi giáo thịnh vượng và ổn định, tờ The Australian bình luận.
Theo The Australian, việc huỷ bỏ lễ tưởng niệm lần thứ 101 của trận Lone Pine ở Gallipoli trong tuần này sẽ có vấn đề nhỏ với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Nhưng nó là dấu hiệu của sự lo lắng từ phương Tây đối với lực lượng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ được coi là lớn thứ hai trong NATO, mà còn là một pháo đài chiến lược trong cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo và trong việc ngăn chặn làn sóng người di cư từ Trung Đông đến châu Âu. Niềm tin vào ông Erdogan và sự ổn định của nền dân chủ thế tục của Thổ Nhĩ Kỳ đang bị thử thách nghiêm trọng thể hiện qua những hành động thanh trừng của ông Erdogan đưa ra sau cuộc đảo chính bất thành.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan.
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã cảnh báo, trừng phạt những người lãnh đạo cuộc đảo chính là hợp pháp nhưng "nguyên tắc tương xứng phải được tôn trọng".
Kể từ khi cuộc đảo chính, ông Erdogan đã ra lệnh bắt giữ 60.000 người. Quân đội bất đồng chính kiến đang bị "xé toang ruột", với 2.000 cán bộ cao cấp, trong đó có 200 tướng lĩnh và đô đốc bị giam giữ. Hàng chục ngàn nhân viên chính phủ đã bị sa thải vì vì cáo buộc có quan hệ với giáo sĩ Hồi giáo đang sống lưu vong ở Mỹ d Fethullah Gulen, người mà ông Erdogan cáo buộc đứng đằng sau cuộc nổi dậy. Trường học, trường đại học và bệnh viện cũng nằm trong chiến dịch thanh lọc, với những người bị cáo buộc ủng hộ ông Gulen đều bị bắt giữ hoặc sa thải. 89 nhà báo đã bị bắt giữ và 16 đài truyền hình, -23 đài phát thanh, 15 tạp chí, 29 nhà xuất bản và 45 tờ báo đã bị đóng cửa.
Ông Erdogan khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là một nền dân chủ và rằng ông không có ý định đi trệch khỏi chủ nghĩa thế tục của Kemal Ataturk 85 năm trước.
Tuy nhiên, trong việc dỡ bỏ lệnh cấm phụ nữ mặc khăn trùm đầu và cố gắng để kết tội ngoại tình và cấm rượu, những dấu hiệu của một nhà nước Hồi giáo hà khắc hơn đã thể hiện rõ ràng. Thông qua các nhà thờ Hồi giáo, mà chính phủ sử dụng để có được thông điệp của mình, người Thổ Nhĩ Kỳ đang được cảnh báo không nên làm bạn với người Do Thái hay các Kitô hữu, vì họ phục vụ phương Tây. Từ hai triệu Kitô hữu một vài năm trước đây, nay chỉ có 120.000 người, ít hơn ở Iran.
Ông Erdogan sống sót sau cuộc đảo chính thất bại, tuy nhiên, thay vì tìm kiếm sự thống nhất quốc gia từ đó để khôi phục lại sự ổn định, ông dường như đã bắt tay vào cuộc đảo chính của mình chống lại những gì từ lâu được coi là mô hình của một nền dân chủ Hồi giáo thịnh vượng và ổn định. Các biện pháp thanh trừng của ông Erdogan và các cuộc tấn công khủng bố lặp đi lặp lại đã khiến tăng trưởng kinh tế thụt lùi và du lịch giảm 50%.
Các nước đồng minh phương Tây của Thổ Nhĩ Kỳ đã phải yêu cầu ông Erdogan bình tĩnh lại. Các cuộc nổi dậy trên đường phố khi ông Erdogan bị đe dọa bởi cuộc đảo chính đã cho thấy ông vẫn còn hỗ trợ phổ biến. "Nhưng rõ ràng, ông Erdogan đang gây nguy hiểm cho sự ổn định trong một quốc gia có địa lý và chiến lược quan trọng để chống lại nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng, tờ The Australian nhận định.
Trong một diễn biến khác, ngày 1.8, Thổ Nhĩ Kỳ đã triệu một quan chức ngoại giao thuộc Đại sứ quán Đức ở nước này để phản đối việc chính quyền Berlin ngăn chặn Tổng thống Tayyip Erdogan phát biểu qua truyền hình với những người Thổ Nhĩ Kỳ tuần hành ủng hộ ông ở thành phố Cologne của Đức. Đại sứ quán Đức tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng xác nhận Đại biện lâm thời của Đại sứ quán này đã được triệu tới Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ vào chiều 1.8. Trước đó, cùng ngày, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề Liên minh châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ, ông Omer Celik đã chỉ trích quyết định của Tòa Hiến pháp Đức ngăn chặn Tổng thống Erdogan phát biểu qua truyền hình với những người tuần hành ở Cologne là "đi ngược lại những giá trị dân chủ và tự do ngôn luận". Chia sẻ trên tài khoản Twitter của mình, ông Omer Celik đã chỉ trích mạnh mẽ quyết định trên của Tòa Hiến pháp Đức. Trong khi đó, thông báo của người phát ngôn Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Ibrahim Kalin cho rằng lệnh cấm của Đức là "không thể chấp nhận được". Trước đó, cùng ngày, khoảng 20.000 người thuộc cộng đồng người Thổ Nhĩ Kỳ ở Đức đã tham gia cuộc tuần hành ở thành phố Cologne do các tổ chức phát động, trong đó có Liên đoàn Dân chủ Thổ Nhĩ Kỳ - châu Âu (UETD). Đây là hoạt động nhằm thể hiện sự ủng hộ của người dân với Tổng thống Erdogan. Đức là nước có cộng đồng người Thổ Nhĩ Kỳ sinh sống đông nhất ở châu Âu.
Theo Danviet
Đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ: Có "con hổ lớn" đứng sau giáo sĩ Gulen Ngày 30.7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho rằng giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen, người bị cáo buộc dàn dựng âm mưu đảo chính bất thành vừa qua, chỉ là con tốt của được một "kẻ chủ mưu" chống lưng. Trong những phát biểu của mình, ông Erdogan thường xuyên nhắc tới một "kẻ chủ mưu", được nhiều người coi...