Điều gì sẽ giúp bạn trụ vững trước khủng hoảng?
Khi công việc đang trơn tru, hãy thú nhận, có phải đã có lúc bạn hài lòng với những gì mình đang có và tự nhủ “Cứ mãi như thế này thì tốt”? Chính ngay tại thời điểm bạn dừng lại đó, người khác đang vượt lên.
Không cho phép mình “ ngủ đông”
Con người thường có xu hướng nghỉ ngơi khi đã đạt được một dấu mốc nhất định. Nhưng thế giới vẫn luôn xuất hiện những điều mới mẻ mỗi ngày. Khi ta nghĩ rằng mình đã học đủ và cho phép mình ngừng phát triển bản thân, ta sẽ ngay lập tức bị bỏ lại phía sau. Việc học là một hành trình không được phép kết thúc, học để tồn tại, học để thích nghi với điều kiện và hoàn cảnh sống. Bởi trong khủng hoảng, tài sản có giá trị duy nhất còn lại trong tay chỉ là bản thân mình.
Khủng hoảng Covid-19 giống như một “liều thuốc thử” sức cạnh tranh của người lao động khi đã gián tiếp “ra tay” đào thải rất nhiều nhân sự. Nó đem tới cho chúng ta một khoảng thời gian “tĩnh lặng” quý giá để nhìn lại bản thân và chặng đường đã đi qua. Nếu bạn vẫn đang có một công việc cho bạn khoản lương đều đặn mỗi tháng, bạn đã là người may mắn.
Nhưng nếu bạn không may là người mất việc trong giai đoạn khó khăn này, hãy giữ cho mình sự tỉnh táo và sự lạc quan. Tỉnh táo để nhìn lại mình đang ở đâu trên thị trường lao động, mình cần làm gì để khẳng định lại bản thân và đứng vững trước những biến cố không ngờ từ tương lai.
Lạc quan để tự tin giành lại cho mình một chỗ đứng trong công việc sau khi hết dịch, hay thậm chí tiến tới những bước phát triển xa hơn. Một mối “nguy” được chia đều cho tất cả mọi người sẽ trở thành “cơ” cho những ai biết nắm bắt cơ hội hoặc đã trang bị cho mình hành trang và tâm thế sẵn sàng.
Tăng tốc khi thế giới giảm tốc
Muốn bắt kịp thị trường hay tăng sức cạnh tranh của chính mình, điều quan trọng là có một chiến lược phát triển cá nhân đúng đắn. Bước ra khỏi vùng an toàn, phá vỡ giới hạn của bản thân, chủ động nâng cao năng lực bằng cách trau dồi kiến thức và kỹ năng sẽ là khoản đầu tư thông minh, đặc biệt cho những ai có tham vọng lãnh đạo hay muốn có “sức bật” thật xa trên nấc thang sự nghiệp.
Hãy bắt đầu từ những mục tiêu nhỏ rồi tiến tới các mục tiêu lớn hơn để duy trì động lực. Nâng cao hiệu suất và trang bị cho mình một góc nhìn sâu rộng hơn về công việc hiện tại, cải thiện các kỹ năng mềm cần thiết cho môi trường làm việc quốc tế, như kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, đặc biệt là kỹ năng quản lý thời gian không chỉ trong công việc mà còn trong cuộc sống cá nhân, vốn rất quan trọng với các vị trí cấp trung và cấp cao. Tận dụng thời gian học lên cao hay đầu tư cho các chứng chỉ nghề nghiệp có thể là bước đệm phù hợp giúp bạn có lợi thế cạnh tranh hơn trước sự bùng nổ mạnh mẽ của thị trường lao động sau thời gian đông đặc vì đại dịch Covid-19.
Video đang HOT
Thời điểm là yếu tố cần thiết cho mọi thành công. Giai đoạn này là lúc để những người cầu tiến và ham học hỏi bứt phá. Nhưng muốn tiến nhanh và bền vững hơn thì cần cả một hành trình nỗ lực, bởi vì “Thành công là cuộc gặp gỡ của thời cơ và sự chuẩn bị kỹ càng”. Luôn đầu tư vào việc học để bản thân không bị thụt lùi, để đứng vững trước thị trường lao động đầy khắc nghiệt, là lời khuyên thiết thực nhất cho những ai muốn “cất cánh” thành công. Giờ là lúc để bạn “xốc” lại hành lý, tư trang cho một hành trình mới.
Để giúp bạn tăng tốc bứt phá, trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (British University Vietnam – BUV) tổ chức sự kiện trực tuyến “Chương trình MBA: Thúc đẩy đam mê – Nâng tầm sự nghiệp” với sự tham gia của các khách mời là chuyên gia tuyển dụng, học viên MBA có nhiều năm kinh nghiệm ở vị trí quản lý cùng giảng viên quốc tế cấp cao tại BUV.
Chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Master of Business Administration-MBA) không chỉ dành cho những người làm việc trong lĩnh vực kinh doanh mà hiện nay đã trở thành chương trình thạc sĩ được quan tâm nhất, cần thiết cho tất cả những ai có nhu cầu nâng cao kiến thức, kĩ năng, mở rộng tầm nhìn và các mối quan hệ để tăng khả năng cạnh tranh của bản thân và nhanh chóng thăng tiến trong sự nghiệp.
Đừng bỏ lỡ sự kiện diễn ra vào 20g00 – 21g00, thứ Ba, ngày 5.5.2020 trên nền tảng trực tuyến Canvas. Link đăng ký: https://bit.ly/BUVOnlineMBAEvent
Thầy hiệu trưởng tìm lớp đào tạo nâng cao năng lực giáo viên hiện đại cho trường
Sau nhiều nỗ lực của thầy Hiệu trưởng, khóa đào tạo Nâng cao năng lực giáo viên hiện đại đã được mở tại trường Đakrông, trường vùng khó của tỉnh Quảng Trị.
Là một ngôi trường nằm trên huyện miền núi của tỉnh Quảng Trị, nhiều năm qua thầy và trò trường Trung học phổ thông Đakrông (huyện Đakrông) vẫn ngày ngày vượt qua khó để thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục.
Tuy nhiên, với đặc thù có đến trên 70% học sinh là người dân tộc Vân Kiều, đời sống kinh tế còn khó khăn do vậy việc duy trì thực hiện các nhiệm vụ của thầy cô giáo nhà trường còn nhiều vất vả.
Để nâng cao năng lực của giáo viên hiện đại trong bối cảnh tình hình mới, thầy giáo Lê Chí Thông - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Đakrông đã tìm và kết nối với chuyên gia giáo dục để khai giảng lớp đào tạo Nâng cao năng lực giáo viên theo hình thức online.
Nói về khóa học, thầy giáo Lê Chí Thông, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Đakrông cho biết:
"Khóa học do Tiến sĩ Nguyễn Văn Hữu - Chuyên gia Giáo dục và đào tạo phối hợp với Khoa Tâm lý - Giáo dục trường Đại học Sư phạm Huế mở nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục của nhà trường, đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới".
Thầy giáo Lê Chí Thông - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Đakrông phát biểu khai giảng lớp học. Ảnh Trường Đakrông
Sau nhiều ngày tìm cách tiếp cận, liên hệ, buổi học đã được khai giảng ngày 24/4/2020, bằng hình thức online.
Tham dự khai giảng có các cán bộ thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị; Tiến sĩ Đinh Thị Hồng Vân - Phó trưởng khoa Tâm lý - Giáo dục, trường Đại học Sư phạm Huế; Tiến sĩ Nguyễn Văn Hữu - Chuyên gia giáo dục và đào tạo và là Giảng viên chính của lớp.
Trường Đakrông có các thầy giáo trong Ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn và 18 giáo viên được tuyển chọn tham gia lớp học.
Khóa học do Tiến sĩ Nguyễn Văn Hữu - Chuyên gia giáo dục và đào tạo phối hợp với Khoa Tâm lý - Giáo dục trường Đại học Sư phạm Huế tổ nhằm mục đích nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường Đakrông.
Các học viên của khóa học được đào tạo hoàn toàn miễn phí.
Mục tiêu khóa học sẽ góp phần đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.
Đồng thời, tạo cơ hội giao lưu học hỏi kinh nghiệm dạy học giữa giáo viên trong nhà trường với giáo viên cốt cán các trường trung học phổ thông ở Thừa Thiên Huế, Đồng Tháp và thành phố Hồ Chí Minh.
Đây cũng là lý do thầy Lê Chí Thông đã tìm đến và kết nối với các chuyên gia giáo dục.
Cũng theo thông tin từ thầy Hiệu trưởng Lê Chí Thông, khóa học diễn ra trong 12 tháng với 12 chủ đề rất thiết thực, cần thiết cho việc nâng cao năng lực cho giáo viên theo yêu cầu của tình hình mới.
Các học viên tham gia khóa đào tạo online Nâng cao năng lực giáo viên hiện đại. Ảnh: Trường Đakrông
Cụ thể các năng lực bao gồm:
Bốn trụ cột giáo dục UNESCO; Kỹ năng quản lý thời gian; Tốc độ của niềm tin; Đắc nhân tâm; Trí tuệ cảm xúc
Bảy thói quen thành đạt; Chỉ số vượt khó AQ; Ứng dụng NLP (Lập trình ngôn ngữ tư duy) trong dạy học; Phương pháp dạy học tích cực, hoạt động trải nghiệm, dạy học tích hợp; Ứng dụng Công nghệ thông tin và mạng xã hội trong dạy học
Kỹ năng động viên và truyền cảm hứng cho học sinh. Học viên sẽ tham gia học tập bằng hình thức kết hợp giữa học online và offline.
Theo chương trình giảng dạy, hàng tháng, học viên sẽ học tập lý thuyết một chủ đề trong thời gian một ngày, thời gian còn lại của tháng, các học viên sẽ thực hành, ứng dụng lý thuyết đã học vào thực tiễn công tác dạy học của mình.
Từ đó, học viên tự đúc rút và chia sẻ với các đồng nghiệp trong lớp học về sự thay đổi của mình trong từng chủ đề học tập.
Ngoài ra, hàng ngày các học viên cũng được yêu cầu tự rèn luyện sức khỏe bằng hình thức chạy hoặc đi bộ tối thiểu 5km và mỗi tháng sẽ đọc một cuốn sách liên quan đến các chủ đề học tập.
Những hoạt động này nhằm giúp giáo viên phát triển cả trí tuệ lẫn thể chất.
Được biết, các khóa học Nâng cao năng lực giáo viên hiện đại đã được thực hiện thành công tại khá nhiều trường Trung học phổ thông ở một số các tỉnh như Đồng Tháp, Thành phố Hồ Chí Minh...
Được biết, dù là trường vùng khó nhưng trường Trung học phổ thông Đakrông là trường học đầu tiên trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tham gia.
Thầy Lê Chí thông cũng cho biết nhà trường sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất về thời gian, hỗ trợ kinh phí, tài liệu để các giáo viên tham gia đạt kết quả cao nhất tại khóa học này.
Trần Phương
Trường ĐH Kinh tế TP.HCM dành 20 tỷ đồng hỗ trợ học phí Tất cả sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM sẽ được hỗ trợ với tổng kinh phí lên tới 20 tỷ đồng. Trường ĐH Kinh tế TP.HCM vừa triển khai gói hỗ trợ 20 tỷ đồng dành cho sinh viên trong mùa dịch Covid-19. Theo đó, tất cả sinh viên sẽ được hỗ trợ 5% học phí các học phần học online diễn...