Điều gì làm nên thành tích huy chương Olympic quốc tế của học sinh ViệtNam?
Thành tích của học sinh Việt Nam ở các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế do nhiều nguyên nhân, song về cơ bản có các yếu tố như công tác tổ chức thi chọn, chính sách tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng…
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao tặng Huân chương Lao động cho các em học sinh đoạt Huy chương Vàng tại kỳ thi Olympic quốc tế năm 2020
Thi học sinh giỏi đúng thực chất
Trong 05 năm gần đây, kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia được tổ chức hằng năm và được đổi mới theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả; kết quả thi phản ánh sát đúng chất lượng thực tế về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của các địa phương, đơn vị trên phạm vi toàn quốc, góp phần nâng cao thành tích của các đội tuyển học sinh giỏi Việt Nam dự thi Olympic khu vực và quốc tế.
Bộ GD-ĐT nhận định, công tác tổ chức thi và kết quả đạt được đã tác động mạnh mẽ đến phong trào thi đua dạy tốt học tốt của các nhà trường phổ thông, nhất là các trường trung học phổ thông chuyên, góp phần quan trọng thực hiện Đề án trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010 – 2020 và mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Nhìn chung, thi Olympic khu vực và quốc tế của các đoàn học sinh giỏi Việt Nam đều đạt kết quả cao, trong đó, một số đội tuyển có thành tích ổn định, xếp thứ hạng cao trong các kỳ thi (như: đội tuyển Toán, Hóa học, Vật lí và Tin học); nhiều học sinh xuất sắc: đoạt 2 Huy chương Vàng trong hai năm liền dự thi hoặc đạt điểm cao nhất (thủ khoa).
Thành tích của các đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic quốc tế và khu vực liên tục có những chuyển biến, tiến bộ theo hướng năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt, năm 2017, có 34/37 lượt học sinh thuộc 07 đội tuyển tham dự Olympic khu vực và quốc tế đoạt giải đạt thành tích cao nhất so với các năm trước đó, nhất là ở các môn Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học.
Kết quả thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông giai đoạn 2016 – 2020
Kết quả thi Olympic khu vực và quốc tế 2016-2019
Video đang HOT
Đặc biệt, năm 2017, có 34/37 lượt học sinh thuộc 07 đội tuyển tham dự Olympic khu vực và quốc tế đoạt giải đạt thành tích cao nhất so với các năm trước đó.
Bộ GD-ĐT đánh giá, thành tích của học sinh Việt Nam tham dự các Olympic khu vực và quốc tế do nhiều nguyên nhân; song về cơ bản có 3 yếu tố:
Thứ nhất, những đổi mới căn bản, đồng bộ về quản lý trong công tác tổ chức thi chọn học sinh giỏi quốc gia và tập huấn các đội tuyển của Bộ GDĐT như: Tổ chức sớm kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia để tăng thời gian tập huấn các đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực; có kế hoạch, chương trình tập huấn cụ thể; tiếp cận dần với hình thức thi của khu vực và quốc tế; trong kỳ thi chọn đội tuyển Olympic đối với môn Tin học triển khai áp dụng thi, chấm trực tiếp như hình thức tổ chức thi của quốc tế.
Thứ hai, tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp trong công tác coi thi, chấm thi các vòng chọn học sinh giỏi đảm bảo khách quan, trung thực, đánh giá đúng trình độ học sinh để chọn được những học sinh giỏi nhất tham dự các đoàn học sinh giỏi khu vực và quốc tế.
Thứ ba, tiếp tục duy trì, bổ sung chính sách tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng đối với các học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia và ưu tiên cử đi đào tạo đại học ở nước ngoài bằng học bổng do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo Hiệp định ký kết với Nhà nước Việt Nam cho các học sinh đoạt giải Olympic khu vực và quốc tế, tạo động lực phấn đấu vươn lên đạt thành tích cao của học sinh và các nhà trường.
Tăng cường thanh tra, giám sát các khâu của kỳ thi
Bộ GD-ĐT cho biết, tiếp tục thực hiện Quy chế thi chọn học sinh giỏi quốc gia hiện hành cho các năm tiếp theo đồng thời áp dụng các giải pháp kỹ thuật nhằm khắc phục một số hạn chế bất cập: điều động cán bộ coi thi đảm bảo nguyên tắc tăng cường giám sát lẫn nhau giữa các đơn vị dự thi; tăng cường thanh tra, giám sát các khâu của kỳ thi nhất là khâu coi thi tại Hội đồng thi của các địa phương để đảm bảo tính khách quan, trung thực.
Tăng cường huy động cán bộ, giáo viên giỏi toàn quốc giới thiệu đề phục vụ cho việc ra đề thi nhằm nâng cao chất lượng đề thi của kỳ thi.
Tiếp tục mở rộng phạm vi tham gia các hoạt động chuyên môn của kỳ thi, tăng cường đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực để nâng cao hiệu quả tổ chức thi, tập huấn các đội tuyển Olympic.
Phát huy những điều chỉnh ở năm các năm 2017, 2018, thực hiện phân công, phân nhiệm rõ ràng đối với lãnh đạo phụ trách từng khâu của kỳ thi để đảm bảo tính độc lập, chủ động và nghiêm túc, khách quan trong chỉ đạo tổ chức thi.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Lao động hạng nhì cho học sinh Lý Hải Đăng, lớp 12 chuyên Hóa, Trường THPT chuyên Trần Phú (Hải Phòng), đạt Huy chương Vàng tại Olympic Hóa học quốc tế năm 2020.
Cần quan tâm đổi mới mô hình lớp chọn, trường chuyên
Phát biểu tại tại lễ tuyên dương học sinh đoạt giải Olympic quốc tế tối 8/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Những thành tích này đã góp phần làm rạng danh cho đất nước và dân tộc. Nó cũng minh chứng thêm rằng người Việt Nam ta có đầy đủ tố chất bẩm sinh cho sự phát triển và trường tồn”.
Thủ tướng biểu dương và ghi nhận kết quả xuất sắc này và cho rằng, để có được thành tích đó trước hết là sự nỗ lực của chính các cháu học sinh dưới sự chỉ dẫn của các thầy giáo, cô giáo; sự quan tâm, chăm lo và động viên, khích lệ kịp thời của các bậc phụ huynh và các tổ chức, đoàn thể. Đây cũng là kết quả từ sự đổi mới của ngành Giáo dục trong công tác tuyển chọn, bồi dưỡng các đội tuyển quốc gia tham gia các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế theo yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Thủ tướng cũng đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội và toàn thể nhân dân quan tâm, chăm lo nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục, tạo điều kiện tốt hơn nữa, đầy đủ hơn nữa cho việc học tập, rèn luyện và phấn đấu của con cháu. Quan tâm đổi mới mô hình trường chuyên, lớp chọn cho phù hợp, hiệu quả để ngày càng đào tạo được nhiều học sinh giỏi quốc gia, quốc tế cũng như phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho tương lai của đất nước.
“Tôi tin tưởng rằng cả nước đồng lòng, toàn dân chung sức, nhất định chúng ta sẽ thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, tiếp tục đưa nền giáo dục Việt Nam tiến lên tầm cao mới, đưa đất nước phát triển phồn vinh, hạnh phúc”, Thủ tướng khẳng định.
Thành tích năm Covid-19
Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia, dự thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2020 trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đã được tổ chức đảm bảo an toàn, nghiêm túc, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả. Đã tổ chức tuyển chọn, tập huấn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic Tin học Châu Á- Thái Bình Dương năm 2020 và các đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế năm 2020 các môn Toán học, Hóa học, Sinh học, Tin học (dự thi theo hình thức trực tuyến).
Đội tuyển quốc gia môn Hóa học đã dự thi và đạt thành tích đặc biệt xuất sắc tại Olympic Hóa học quốc tế năm 2020 với 4/4 thí sinh đoạt Huy chương Vàng, xếp thứ 2 thế giới, sau đội tuyển quốc gia Hoa Kỳ. Đội tuyển quốc gia môn Sinh học đang dự thi; các đội tuyển quốc gia khác đang tích cực tập huấn và dự thi trong tháng 9 năm 2020.
Tuyển sinh 2021: Phân hiệu Trường ĐH Giao thông vận tải giảm chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp
Theo phương án tuyển sinh dự kiến năm 2021, Phân hiệu Trường ĐH Giao thông vận tải tại TP.HCM tuyển sinh theo 4 phương thức, trong đó giảm nhẹ chỉ tiêu xét điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT so với năm trước đó.
Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2020 - HÀ ÁNH
Năm 2021, Phân hiệu Trường ĐH Giao thông vận tải tại TP.HCM dự kiến tuyển sinh theo 4 phương thức.
Phương thức 1 xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Phương thức 2 xét dựa vào kết quả học bạ THPT.
Phương thức 3 xét dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức năm 2021.
Phương thức 4 tuyển thẳng theo quy định chung của Bộ GD-ĐT.
Trường này dự kiến tuyển 1.500 chỉ tiêu trong phạm vi toàn quốc. Trong đó, 950 chỉ tiêu dành cho xét kết quả thi tốt nghiệp THPT (chiếm 63% tổng chỉ tiêu), 480 chỉ tiêu xét tuyển học bạ THPT (chiếm 32% tổng chỉ tiêu) và 70 chỉ tiêu xét điểm kỳ thi năng lực (chiếm 4,6% tổng chỉ tiêu). So với năm 2020, chỉ tiêu cho phương thức xét điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 giảm nhẹ khoảng 6%.
Đáng chú ý, phương thức xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực trường chỉ áp dụng cho 7 ngành (mỗi ngày 10 chỉ tiêu) gồm: khai thác vận tải, quản trị du lịch và lữ hành, quản trị kinh doanh, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, công nghệ thông tin, kỹ thuật ô tô.
Trường không tuyển sinh 3 ngành gồm: kinh tế, kinh tế vận tải (chuyên ngành kinh tế vận tải du lịch) và quản lý xây dựng. Ngược lại, trường tuyển bổ sung các ngành: kỹ thuật môi trường, quản trị du lịch và lữ hành.
Thông tin tuyển sinh các ngành dự kiến năm 2021 như bảng sau:
Trước đó, một số trường ĐH đã công bố thông tin tuyển sinh 2021 như: Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, Trường ĐH Mở TP.HCM...
Điểm chung trong phương án tuyển sinh các trường là giữ ổn định các phương thức xét tuyển đã sử dụng trong năm 2020 nhưng mở thêm nhiều ngành mới.
Hơn 4.500 thí sinh kết thúc kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia 2020 Từ ngày 25 đến 27/12, hơn 4.500 thí sinh trên cả nước đã tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm 2020 ở 12 môn thi như Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Vật lý, Sinh học... Trong đó, Hà Nội có 184 thí sinh dự thi cả 12 môn. Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến động...