Điều gì khiến quyền lực của Tổng thống Putin luôn vững vàng sau gần hai thập kỷ?
Đã tròn 16 năm Tổng thống Vladimir Putin nắm giữ quyền lực tối cao tại nước Nga và đã làm được nhiều điều cho người dân Nga, cho tổ quốc Nga của ông. Với những thành quả có được trong sự nghiệp chính trị của mình, ông Putin đang bước ngôi nhà dành cho những huyền thoại của lịch sử chính trị thế giới.
Cũng nên nhớ lại rằng, Tổng thống Putin được người tiền nhiệm trao lại quyền lực trong một thời điểm hết sức đặc biệt – thời điểm mà cả nhân loại đang chờ đón thời khắc chuyển giao giữa hai thiên niên kỷ, giữa hai thế kỷ. Ngày 31.12.1999, khi thời gian đếm ngược cho khoảnh khắc ngàn năm có một ấy chỉ còn tính bằng giờ thì Tổng thống Boris Yeltsin tuyên bố từ chức và chỉ định vị Thủ tướng trẻ Vladimir Putin làm người kế nhiệm.
Và cho đến nay, với những gì mà ông Putin làm được cho nước Nga đã chứng minh rằng việc tìm ra và trao lại quyền lực cho ông Putin được xem là thành công lớn nhất trong cuộc đời làm chính trị của ông Yeltsin. Sau gần hai thập kỷ nhưng Tổng thống Putin vẫn luôn vững vàng ở đỉnh cao quyền lực dù phải trải qua nhiều sóng gió, thử thách khắc nghiệt.
Kế thừa không phá bỏ – Tổng thống Putin thể hiện tầm nhìn xa trong tư duy lãnh đạo
Giới phân tích cho rằng tư duy lãnh đạo của Tổng thống Putin là kế thừa thành quả nhưng không xem những gì không hợp thời của những bậc tiền bối là hậu quả nên không phá bỏ. Đây được xem là thể hiện tầm nhìn của ông Putin và qua đó đảm bảo nền tảng vững chắc cho quyền lực của ông. Có nhiều lý giải cho thực tế đó thì có nhiều, nhưng theo cá nhân người viết thì có thể nhận diện 3 lý do chính sau đây:
Tổng thống Nga Boris Yeltsin trao lại quyền lực cho người kế nhiệm Vladimir Putin – Ảnh: otofun.net
Thứ nhất, Tổng thống Putin tôn trọng lịch sử – xem xét vấn đề trong bối cảnh lịch sử cụ thể của nó có thể được xem là quan điểm của ông Putin trong trường hợp này. Một quy luật khắc nghiệt của lịch sử đã luôn được chứng minh là, nếu dùng súng lục bắn vào quá khứ thì sẽ bị tương lai đáp trả bằng đại bác. Và ông Putin đã tôn trọng quy luật lịch sử.
Thứ hai, có lẽ Tổng thống Putin nhìn nhận di sản của các thế hệ lãnh đạo tiền bối đều có thể là những di sản có giá trị và ông sẽ kế thừa khi có điều kiện tốt nhất để những di sản đó phát huy giá trị. Do vậy, khi chưa có điều kiện lịch sử phù hợp, chưa có bối cảnh lịch sử thích hợp thì ông Putin trân trọng và giữ gìn những di sản ấy.
Thứ ba, dường như theo Tổng thống Putin thì thời gian nước Nga phát triển thời hậu Xô viết còn quá ngắn nên chưa thể tổng kết, đánh giá di sản của những bậc tiền bối. Vì vậy những gì có thể nhận diện được nét tích cực, tính phù hợp và sự cần thiết cho quá trình tái thiết và khôi phục nước Nga thì ông Putin sẽ vận dụng, kế thừa, những gì chưa thể nhận diện thì chưa thể phá bỏ.
Rất nhiều người dân Nga tự hào về vị tổng thống tài năng đã giúp lấy lại cho nước Nga những gì đã mất. Rất nhiều người dân thế ngưỡng mộ tài năng của ông Putin trong việc khôi phục lại nước Nga, làm tái sinh sức mạnh một Liên Xô siêu cường ngày nào. Cá nhân người viết cho rằng những thành quả ông Putin đạt được chính là bắt nguồn từ tư duy lãnh đạo mới của ông.
Video đang HOT
Tổng thống Putin đã xây dựng nước Nga dựa trên cơ sở phát huy những giá trị của lịch sử phù hợp điều kiện đất nước, kết hợp với xu thế của thời đại từ đó tạo ra sức mạnh tổng hợp cho đất nước Nga. Tuy nhiên, sự trân quý những gì thuộc về lịch sử đã gia cố vững chắc thêm cho nền tảng sức mạnh của cả dân tộc Nga, tổ quốc Nga của ông Putin.
Lấy mốc thời gian là sự kiện Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 cho lịch sử nước Nga thời hiện đại – bao gồm cả Liên Xô trước kia và nước Nga hiện nay – thì Tổng thống Putin là vị lãnh đạo tạo ra dấu ấn đậm nét nhất trong tư duy lãnh đạo. Và đó là nguyên nhân lý giải cho “hiện tượng Putin – độc nhất vô nhị” trong lịch sử chính trị Nga.
Có thể thấy rằng, tư duy lãnh đạo của các bậc tiền bối thời Xô viết và nước Nga thời hậu Xô viết đều có kế thừa và phá bỏ thành quả của những người đi trước, dù tỷ lệ giữa kế thừa và phá bỏ không giống nhau giữa các thế hệ lãnh đạo. Nếu như Stalin kế thừa thành quả của Lê Nin nhiều hơn là phá bỏ thì Khrusev phá bỏ thành quả của Stalin nhiều hơn là kế thừa.
Và trong số những nhà lãnh đạo Liên Xô thì Gorbachev là người có tỷ lệ giữa kế thừa và phá bỏ chênh lệch nhất. Ông Gorbachev gần như kế thừa rất ít thành quả của các bậc tiền bối, chứ không chỉ là của người tiền nhiệm Andropov và gần như phá bỏ hoàn toàn những thành quả mà các thế hệ lãnh đạo cùng nhân dân Liên Xô đã xây dựng được.
Còn nhà lãnh đạo Nga đầu tiên thời hậu Xô viết Boris Yeltsin được cho là gần như không kế thừa tư duy lãnh đạo của các nhà lãnh đạo Xô viết, cho dù nước Nga thừa kế di sản của Liên Xô siêu cường. Nhiều nhìn nhận rằng, sở dĩ ông Yeltsin đoạn tuyệt với các bậc tiền bối, nhất là Gorbachev đó là ông Yeltsin trả thù cho những gì mà ông bị người nhiệm làm cho ê chề trước đó.
Tuy nhiên, khi ông Putin lên nắm quyền thì cho đến giời phút này cả dư luận và công luận hầu như không nhận thấy Tổng thống nhà nước Nga đương nhiệm xem thường thân thế hay chỉ trích quan điểm của những bậc tiền bối, dù đó là nhà lãnh đạo phức tạp như Stalin, nhiều mâu thuẫn như Gorbachev hay thất thường như Yeltsin.
Tổng thống Putin đã xây dựng nước Nga dựa trên cơ sở phát huy những giá trị của lịch sử phù hợp điều kiện đất nước, kết hợp với xu thế của thời đại từ đó tạo ra sức mạnh tổng hợp cho đất nước Nga. Tuy nhiên, sự trân quý những gì thuộc về lịch sử đã gia cố vững chắc thêm cho nền tảng sức mạnh của cả dân tộc Nga, tổ quốc Nga của ông Putin.
Đề cao giá trị sức mạnh mềm trong cấu thành sức mạnh quốc gia
Cố Thủ tướng Anh Magaret Thatcher – một người chống cộng điên cuồng và luôn xem Liên Xô là mầm họa cho phương Tây – đã từng phải nhìn nhận, ghi nhận những ưu điểm, tiến bộ của nền kinh tế kế hoạch – biểu hiện rõ nét nhất của chế độ Xô viết. Thậm chí “bà đầm thép” còn xem tính ưu việt của kinh tế kế hoạch là mối đe doạ lớn hơn cả sức mạnh quân sự của Liên Xô.
Rồi ngay cả nhà kinh tế học Mỹ Wassily Leontief – người đoạt giải Nobel kinh tế năm 1973 và nổi tiếng bậc nhất thế giới khi có tới 3 người học trò đều đoạt giải Nobel kinh tế – cũng từng ca ngợi nền kinh tế kế hoạch của Liên Xô vì những tích cực cùng thành quả của nó mang lại cho xã hội và người Xô viết, cả trước và sau Thế chiến II.
Đó chỉ là những dẫn chứng cho thấy từ giới lãnh đạo, giới phân tích, giới nghiên cứu của phương Tây đều đã từng ghi nhận những ưu việt của chế độ Xô viết. Vì vậy không thể phủ nhận rằng từ khi ra đời, phát triển rồi suy thoái và sụp đổ, Nhà nước Xô viết, chế độ Xô viết đã đóng góp rất nhiều những giá trị tiến bộ cho nền văn minh nhân loại, cho dù ngày 25.12.2016 là tròn 1/4 thế kỷ Liên Xô biến mất trên bản đồ thế giới.
Tổng thống Putin luôn vững vàng trên đỉnh cao quyền lực – Ảnh: CNN
Vậy nhưng khi Liên Xô tan rã, chế độ Xô viết sụp đổ thì những thành quả ấy, những giá trị tiến bộ ấy đã nhanh chóng bị lãng quên. Nhiều người đổ lỗi cho cố Tổng thống Boris Yeltsin làm như vậy vì muốn gạt bỏ quá khứ khỏi sự nghiệp chính trị của ông, song điều đó chỉ đúng một phần. Bởi lẽ, có rất nhiều người Xô viết yêu nước cũng lãng quên những giá trị lịch sử đáng tự hào.
Người viết cho rằng hậu quả đó chính là do các thế hệ lãnh đạo tiền bối của ông Putin không xác định được cách lưu giữ và bảo toàn những di sản của Liên Xô. Và Tổng thống Putin đã làm được điều đó và có thể thấy rằng đây là điều mà ông Putin ghi dấu ấn đậm nét nhất trong lòng người dân Nga, dù đồng thuận hay phản đối phương cách lãnh đạo của ông.
Ông Putin đã sàng lọc và vận dụng những giá trị tiến bộ của Liên Xô, phù hợp với điều kiện nước Nga thời hậu Xô viết. từ đó nhanh chóng hồi sinh sức mạnh Nga. Có lẽ người dân thế giới rất bất ngờ trước việc nước Nga thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 một cách tuyệt vời nhất, theo nhận xét bởi trang tin Euromoney của Châu Âu.
Hay hiện nay cả đồng minh lẫn đối thủ cũng bất ngờ trước việc ông Putin đưa nước Nga ngày càng thoát ra khỏi hai gọng kìm nguy hại là “lệnh cấm vận của phương Tây và giá dầu thô giảm”, dù điều kiện vẫn còn khắc nghiệt. Tuy nhiên, với những nhà nghiên cứu phương Tây thì có lẽ họ không ngạc nhiên, thậm chí họ đã dự báo trước kết quả, bởi tư duy lãnh đạo của Putin.
Không những thế ông Putin còn dần khôi phục lại những giá trị tinh thần của chế độ Xô viết – những điều đã từng tạo ra sức mạnh tuyệt đối cho Liên Xô trong những cuộc đối mặt một mất một còn với quân thù. Ông Putin đã làm trỗi dậy tinh thần trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của nhân dân Liên Xô và hướng nó vào cuộc đối trọng với những kẻ thù đang tìm cách bao vây nước Nga hiện nay.
Những cột mốc lịch sử, những giá trị tinh thần của dân tộc Nga – dù ở bất cứ giai đoạn lịch sử nào – đã được ông Putin đưa vào truyền thống văn hoá dân tộc Nga và lưu giữ cho các thế hệ mai sau. Bở lẽ, những khẩu hiệu rồi cũng sẽ bị lãng quên, những văn bản pháp quy rồi cũng sẽ đến lúc vô hiệu, song khi đã trở thành các giá trị văn hóa thì giá trị tiến bộ sẽ tồn tại vĩnh hằng.
Theo lịch sử các học thuyết chính trị và khế ước xã hội thì sức mạnh quốc gia được cấu thành bởi 4 yếu tố quan trọng, gồm thể chế chính trị, chủ quyền quốc gia, cộng đồng dân tộc và văn hoá dân tộc. Trong đó hai yếu tố đầu được xem là cấu thành sức mạnh cứng, còn hai yếu tố sau được xem là cấu thành sức mạnh mềm.
Trong quá trình phát triển đất nước thì cấu thành sức mạnh mềm luôn được xem là nền tảng cho cấu thành sức mạnh cứng và ông Putin đã chọn xây dựng và củng cố nền tảng sức mạnh quốc gia hơn là thể hiện sức mạnh quốc gia. Và qua đó đã giúp cho nền tảng quyền lực của Tống thống Putin luôn vững vàng, kể từ khi ông được trao quyền lãnh đạo nước Nga, giúp lấy lại cho tổ quốc Nga của ông những đã mất.
(Theo Một Thế Giới)
Lãnh đạo thế giới chúc gì ngày đầu năm?
Năm mới đã đến, trong khi các lãnh đạo thế giới bày tỏ hy vọng về một năm tốt đẹp hơn, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump lại chọn cách rất riêng khi chúc mừng... kẻ thù của mình.
Tổng thống Vladimir Putin cho rằng 2016 không phải là một năm dễ dàng với nước Nga Reuters
Trên Twitter, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đưa ra lời chúc năm mới chẳng khác nào một câu châm chọc: "Chúc mừng năm mới tất cả mọi người, gồm nhiều kẻ thù của tôi và những người đã chiến đấu chống lại tôi và thua cuộc một cách thật thảm hại đến mức mà họ chẳng biết phải làm gì. Yêu!".
Năm 2016 của ông Trump trôi qua với sự thành công bất ngờ khi ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tuy nhiên ông cũng gây ra những mâu thuẫn nảy lửa với cả các chính trị gia đảng Dân chủ và đảng Cộng hoà, những người nổi tiếng cũng như giới truyền thông, theo NBC News.
Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Barack Obama thì nêu lại những thành tựu mà chính quyền Mỹ có được trong 8 năm nhiệm kỳ của ông, bao gồm khôi phục nền kinh tế sau suy thoái, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cao kỷ lục, hàng chục triệu người Mỹ có được bảo hiểm y tế...
Trong khi đó, thông điệp đón năm mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin có phần ôn hoà hơn. Ông Putin gửi lời cầu mong hạnh phúc đến người dân và thừa nhận năm 2016 là năm khó khăn cho nước Nga, gồm việc Nga can thiệp quân sự tại Syria.
"Thật không dễ dàng gì, tuy nhiên những gian khổ mà chúng tôi phải đối mặt đã gắn kết mọi người lại với nhau, tạo động lực cho chúng tôi mở ra một nguồn khả năng cực lớn để tiến lên. Điều quan trọng là chúng tôi tin vào bản thân, vào sức mạnh và vào đất nước", Tổng thống Putin nói.
Tại Đức, Thủ tướng Angela Merkel nói 2016 là một trong những năm mà tình hình thế giới trở nên bấp bênh nhất. Trong bài phát biểu mừng năm mới 2017, bà Merkel cho rằng khủng bố Hồi giáo cực đoan vẫn làm mối đe doạ lớn nhất của nước Đức, đặc biệt là sau vụ tấn công xe tải vào khu chợ Giáng sinh ở thủ đô Berlin hôm 19.12.
Bên cạnh đó, thủ tướng Đức cũng cho rằng việc nước Anh rời khỏi EU cũng là vấn đề cần quan tâm và người Đức sẽ không cho rằng việc một quốc gia tách ra đơn độc sẽ có một tương lai tốt hơn.
Những lời chúc mừng năm mới cũng được nhiều lãnh đạo thế giới tuyên bố, với hy vọng về một sự thay đổi về xã hội và kinh tế. Vua Thái Lan Maha Vajiralongkorn kêu gọi sự đoàn kết của đất nước. Vua Vajiralongkorn lên ngôi vào đầu tháng 12.2016 sau khi quốc vương Bhumibol Adulyadej băng hà ngày 13.10.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thì bảo vệ quyết định gần đây của ông khi cho ngừng lưu thông những tờ tiền mệnh giá lớn, một quyết định gây bất bình tại Ấn Độ. Ông Modi đưa ra lời chúc năm mới tốt đẹp đến người dân, đặc biệt là người nghèo, nông dân, phụ nữ và tầng lớp doanh nghiệp nhỏ.
(Theo Thanh Niên)
Lộ diện nhân vật được dân Nga ngưỡng mộ chỉ sau Tổng thống Putin Tổng thống Vladimir Putin là chính khách được người dân Nga tín nhiệm nhất, nhưng ít ai biết nhân vật được người dân Nga ngưỡng mộ sau ông Putin. Và một cuộc khảo sát cho thấy người đó là Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoygu. Tổng thống Nga Putin (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoygu (Ảnh: Documentary) Theo một cuộc khảo...