Điều gì khiến cụ bà 90 tuổi được cả giới y khoa quan tâm, ghi tên trong kỷ lục Guinness
Cụ bà 90 tuổi đến từ Nhật Bản khiến các y bác sĩ phải sửng sốt vì sức khỏe ấn tượng của bà và thậm chí còn được ghi danh trong sách kỷ lục Guinness là streamer cao tuổi nhất thế giới.
Chơi game là một sở thích của rất nhiều người hiện nay, đặc biệt là thế hệ trẻ. Nhưng điều đó không có nghĩa là các trò chơi điện tử chỉ dành riêng cho giới trẻ.
Cụ bà Hamako Mori, 90 tuổi sống ở Nhật đang là một hiện tượng hiếm có trong cộng đồng game thủ Nhật Bản và thậm chí trên toàn thế giới. Bà còn được giới y khoa quan tâm theo dõi, được kỷ lục Guinness thế giới ghi nhận là streamer game cao tuổi nhất thế giới.
Cụ bà Hamako Mori được kỷ lục Guinness thế giới ghi nhận là streamer cao tuổi nhất thế giới.
Bà Mori đã bắt đầu chơi game kể từ năm 1981, tức là bà đã bắt đầu chơi game khi 50 tuổi. Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là bà vẫn chơi game cho đến tận bây giờ.
Với gần 40 năm tung hoành trong thế giới điện tử, bà Mori thực sự đã chơi rất nhiều tựa game, bắt đầu với các game trên máy console Cassette Vision đời đầu, sau đó chuyển sang các tựa game như Dragon Quest và Legend of Zelda gốc. Thậm chí bà còn không ngần ngại chơi loạt game hiện đại nổi tiếng Call of Duty, Spec Ops, Skyrim, GTA V cho đến NieR:Automata. Theo bà Mori, một trong những trò chơi yêu thích của bà là Grand Theft Auto V.
Không chỉ chơi game, bà Mori còn dần dấn thân vào con đường streamer. Bà Hamako Mori đăng tải video chơi game đầu tiên của mình lên YouTube vào năm 2014, đó là một video cưỡi rồng trong Skyrim. Ban đầu tần suất đăng video của bà khá thưa thớt. Nhưng thời gian gần đây, bà đã tăng tốc và sáng tạo thêm nhiều nội dung hơn cho kênh cá nhân có tên gọi Gamer Grandma. Hiện tại, kênh Gamer Grandma của bà đang có tổng cộng 108 video với hơn 261.000 lượt người theo dõi.
Bà đã bắt đầu chơi game từ khi 50 tuổi.
Điều khiến các bác sĩ bất ngờ hơn về bà Mori chính là dù tuổi cao nhưng bà có sức khỏe tuyệt vời và thần trí vô cùng minh mẫn không kém thanh niên, bà vẫn tiếp thu được nhiều khái niệm mới mẻ của giới trẻ hiện đại. Đối với bà Mori, chơi game cũng như một cách để rèn luyện phản xạ, tư duy và trí nhớ, bà có thể thao tác thành thạo các nút bấm trên tay cầm PS4 như giới trẻ.
Thông qua việc chơi game, bà Hamako Mori muốn nhiều người lớn tuổi hãy tập chơi game như bà. Nữ game thủ lão thành cho biết người cao tuổi Nhật Bản và cả trên thế giới thường có định kiến sai lệch về trò chơi điện tử và hoàn toàn không biết được rằng chúng có thể thú vị như thế nào.
Theo quan niệm của nhiều người, chơi game là thói quen xấu, tuy nhiên thực tế chỉ khi bạn quá nghiện game tới mức quên ăn quên ngủ, bỏ qua sức khỏe mới gây hại. Nếu chơi game một cách vừa phải, bạn hoàn toàn có thể thu lại một vài lợi ích:
1. Kích thích sự liên kết và hoạt động của não bộ
Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí khoa học Scientific Reports, tập trung vào phân tích thành phần cấu trúc và tính liên kết của não bộ trên các game thủ cho thấy, người chơi game lâu năm đặc biệt là thể loại hành động, có khả năng nhận thức cao hơn hẳn so với nhóm đối tượng thông thường hoặc mới chơi game trong thời gian ngắn.
Sau đó, khi thực nghiệm sâu hơn, đồng thời sử dụng công nghệ chụp cộng hưởng từ trường (MRI), nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng các game thủ còn tập trung tốt hơn. Mặt khác, kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt của họ cũng phát triển rất đáng kể.
2. Phản xạ nhanh hơn, tay và mắt phối hợp tốt hơn
Đã có những nghiên cứu cho thấy khi chơi game nhất là những trò chơi nhập vai có các pha hành động cường độ cao có thể cải thiện khả năng phản xạ của người chơi.
Việc phải xử lý các tình huống trong game đòi hỏi sự chính xác cũng như nhanh nhạy khi tương tác giữa người chơi và game còn giúp cho sự kết hợp giữa mắt và bàn tay linh hoạt hơn.
Điều này cũng có thể tạo ra được ảnh hưởng tích cực khi chơi các môn thể thao ngoài trời hay xử lý những trường hợp cần phản xạ cực nhanh trong cuộc sống thực tế hàng ngày.
Các bác sĩ vô cùng bất ngờ vì sức khỏe tuyệt vời của bà ở tuổi 90 và các phản xạ vẫn rất nhanh nhẹn như thanh niên.
3. Giúp giảm đau và điều trị những căn bệnh mãn tính
Đây cũng là một lợi ích bất ngờ của việc chơi game được chứng thực qua nghiên cứu khoa học. Các nhà tâm lý học thuộc Đại Học Washington đã kết luận rằng chơi game ngoài khả năng giải trí thông thường còn có thể giúp làm giảm những cơn đau, cả về thể xác lẫn tinh thần.
Trong một nghiên cứu về tác động của trò chơi điện tử từ Đại học Utah (Hoa Kỳ) vào năm 2012 có chỉ ra rằng việc chơi game có thể điều trị một số căn bệnh mãn tính ở đối tượng trẻ em mắc bệnh tự kỷ hoặc bệnh Parkinson.
Nghiên cứu này cũng chứng minh rằng với một số trò chơi nhất định dành riêng cho việc nghiên cứu thực tế có nhiều tác động tích cực, cải thiện khả năng phản hồi, giao tiếp ở những trẻ em mắc bệnh.
4. Tăng khả năng sáng tạo
Trong một công trình nghiên cứu được thực hiện trên 500 trẻ em, do Đại học bang Michigan (Mỹ) công bố vào năm 2011 đã chứng minh việc chơi game sẽ giúp gia tăng đáng kể khả năng sáng tạo.
Thống kê này cho thấy sự vượt trội khi so sánh với những bé chỉ sử dụng các thiết bị thông minh, máy vi tính… để truy cập internet, mạng xã hội mà không chơi bất kỳ game nào.
Chính những nhiệm vụ, hướng dẫn… trong game đã kích thích các bé phải tự tìm tòi, học hỏi nhằm tìm ra cách giải quyết. Từ đó thúc đẩy khả năng tư duy của não bộ.
Giúp cộng đồng hiểu hơn về thế giới quan của trẻ tự kỷ
Với thông điệp "Hiểu con đâu khó", Change4Chance là một chương trình xã hội được triển khai bởi tổ chức A365.vn cùng nhiều đơn vị trong và ngoài nước nhằm giúp các phụ huynh và cộng đồng hiểu hơn về thế giới quan của trẻ tự kỷ.
Thông qua nhiều hoạt động cụ thể, Change4Chance hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức của cộng đồng về rối loạn phổ tự kỷ, đồng thời cung cấp tài liệu khoa học, công cụ hữu ích giúp gia đình, giáo viên hay cán bộ chuyên trách nhận biết biểu hiện, chẩn đoán tình trạng và chăm sóc trẻ tự kỷ được dễ dàng và hiệu quả hơn.
Nếu như trước đây, rối loạn phổ tự kỷ (gọi tắt là tự kỷ) vốn ít được quan tâm thì với sự bùng nổ thông tin trực tuyến, "tự kỷ" nhanh chóng trở thành chủ đề đáng chú ý trong xã hội, đặc biệt với các gia đình có con nhỏ. Không khó để bất cứ ai có thể tìm đọc hàng loạt bài viết, chia sẻ hay kinh nghiệm trong việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ tự kỷ. Nhưng một điều đáng buồn, những nội dung tràn lan, thiếu tính khoa học và xác thực như hiện nay đang mang đến nhiều sai lệch trong nhận thức về bản chất của tự kỷ.
Các quan niệm như tự kỷ là bệnh tâm thần, tự kỷ là hội chứng chậm phát triển trí não, hay trẻ tự kỷ không thể hòa nhập xã hội... vô hình trung khiến người tự kỷ hay gia đình có con tự kỷ khó nhận được sự thấu hiểu và đồng cảm cần thiết từ xã hội
Theo các chuyên gia và tổ chức Y tế hàng đầu thế giới, rối loạn phổ tự kỷ là một rối loạn phát triển thần kinh kéo dài suốt cuộc đời, mà nguyên nhân vẫn chưa được tìm ra. Đặc trưng của tự kỷ bao gồm khiêm khuyêt vê tương tác xã hôi, khó khăn về giao tiêp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, cùng với những hành vi, sở thích và hoạt đông mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại. Cụ thể hơn, một số trẻ quá nhạy cảm với môi trường xung quanh do có những khó khăn trong việc xử lý và tiếp nhận âm thanh hay ánh sáng. Ví dụ thực tế, rất nhiều trẻ tự kỷ luôn cảm thấy choáng ngợp về âm thanh hỗn độn quá to, ánh sáng quá chói mắt, không thích được ôm hay âu yếm, hay luôn phản ứng khó chịu với một số mùi vị nhất định. Dù ít hay nhiều, đây đều là trở ngại trong sinh hoạt với trẻ tự kỷ và cũng là yếu tố mà một người thông thường khó có thể cảm nhận chính xác.
Thế giới giác quan của trẻ tự kỷ thực chất có nhiều sự khác biệt so với quan niệm thông thường
Các chuyên gia Y tế và chăm sóc trẻ em nhận định: Nếu phát hiện sớm và can thiệp đúng cách, trẻ tự kỷ sẽ có cơ hội phát triển, hòa nhập tốt hơn, đồng thời giảm các chi phí hỗ trợ học tập, chăm sóc về sau. Đặc biệt, khoảng "thời gian vàng" để can thiệp hiệu quả nhất là trong 3 năm đầu đời. Do đó, gia đình và xã hội cần có cái nhìn đúng đắn cũng như hành động phù hợp để đảm bảo trẻ tự kỷ có được cuộc sống bình yên và hạnh phúc nhất.
Chị Hoàng Thị Hoa, cán bộ điều phối A365.vn - dự án chăm sóc thông minh cho trẻ tự kỷ chia sẻ: "Can thiệp sớm là hành động có chủ đích, có phương pháp và có kế hoạch. Theo khoa học thần kinh, não bộ của con người phát triển và có tính linh hoạt cao nhất trong những năm đầu đời. Tác động tích cực, đúng hướng trong giai đoạn này sẽ giúp phát huy tối đa khả năng của trẻ. Tôi hiểu rằng với các cha mẹ có con tự kỷ thì chặng đường can thiệp sẽ vô cùng gian nan, nhưng A365 mong cha mẹ sẽ luôn đồng hành cùng con, để giúp con có thể phát huy tốt nhất tiềm năng của mình"./.
A365.vn (viết tắt của Ability 365) được phát triển nằm trong kế hoạch dự án "Ứng dụng phần mềm thông minh trong phát hiện và chăm sóc trẻ tự kỷ", do Trung tâm Sáng Kiến Sức Khỏe và Dân Số (CCIHP), Mạng lưới người tự kỷ Việt Nam (VAN) và các chuyên gia trong nước và quốc tế phối hợp thực hiện. Các bộ công cụ theo dõi phát triển (ASQ), sàng lọc phát hiện sớm tự kỷ (MCHAT) do A365.vn cung cấp được xây dựng trên nền tảng trực tuyến, được Bệnh viện Nhi Trung ương thông qua và Bộ Y tế thẩm định.
Ăn kiêng OMAD lợi hại thế nào? Khi bạn chỉ ăn một lần trong ngày theo chế độ ăn kiêng OMAD, cơ thể sẽ học cách chống lại cơn đói và bắt đầu đốt cháy chất béo nhanh chóng. Chế độ ăn kiêng OMAD là gì? OMAD là viết tắt của cụm từ "One meal a day", có nghĩa là mỗi ngày chỉ ăn một bữa ăn. Đây là điểm...