Điều gì khiến California từ tâm dịch thành bang lây nhiễm COVID-19 thấp nhất ở Mỹ?
California là bang thực thi các quy định về bắt buộc tiêm phòng vaccine và đeo khẩu trang nghiêm ngặt nhất ở Mỹ.
Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm mũi tăng cường cho người dân ở cơ sở y tế San Rafael, California. Ảnh: Getty Images
Với tỉ lệ lây nhiễm COVID-19 thấp nhất trong các bang ở Mỹ tính đến cuối tuần qua, California – bang thực thi quy định chặt chẽ nhất về đeo khẩu trang và tiêm vaccine bắt buộc, đã thành công trong việc thoát khỏi tình cảnh từng là tâm dịch nóng bỏng tại Mỹ.
Theo dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), tính đến tối ngày 22/10, tỉ lệ lây nhiễm tại California trong tuần qua là 61,1 ca/100.000 dân. Bang đông dân nhất nước Mỹ từng có thời điểm được liệt vào diện nguy cơ “lây nhiễm trung bình” (tỉ lệ 10-49,9 ca/100.000 dân trong 7 ngày), sau đó trở lại ngưỡng “tương đối cao” (từ 50-99,99 ca/100.000 dân trong tuần).
Trong tuần, Hawaii, Florida, Louisiana, Connecticut, New Jersey, Mississippi, Maryland, Georgia và thủ đô Washington, D.C., đều thuộc diện nguy cơ cơ lây nhiễm “tương đối cao”. Các bang Montana, Wyoming, Idaho và Alaska thuộc diện “cao”, ở mức trên 100 ca mắc/100.000 dân trong 7 ngày. Con số trung bình trên toàn nước Mỹ là 150,9 ca/100.000 dân/tuần.
Giới phân tích nhận định hành trình California đi từ bang tồi tệ nhất đến bang tốt nhất về ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19 là tổng hợp của nhiều nhân tố, nổi bật phải kể đến vai trò can dự chính sách của chính quyền.
Về tiêm chủng, hiện 70% dân số California đã tiêm ngừa ít nhất một mũi vaccine, vượt mức trung bình 66,2% trên toàn nước Mỹ. Bang cũng dẫn đầu về số mũi tiêm được triển khai, với 53 triệu liều. Là bang đầu tiên tuyên bố bắt buộc tiêm vaccine đối với các sinh viên, California đề ra quy định nghiêm ngặt nhất về tiêm chủng. Calfornia yêu cầu viên chức làm việc trong chính quyền bang, đội ngũ nhân viên y tế, giáo viên và số đối tượng tham gia hoạt động đồng người trong nhà bắt buộc phải tiêm vaccine.
Video đang HOT
Trong bối cảnh vaccine hiện vẫn là công cụ hiệu lực nhất để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, giới phân tích cho rằng quyết định của bang California về tập trung vào biện pháp tiêm chủng đã mang lại thành quả. “Những kết quả này là minh chứng rõ ràng cho việc vaccine giúp tạo ra lớp bảo vệ cho những người có hệ miễn dịch yếu, ẩn sau đó là hàm ý chính sách giúp chấm dứt đại dịch”, Tiến sĩ Francis Collins, Giám đốc Viện Y tế Quốc gia (NIH) nói.
Ngược lại, các bang có tỉ lệ tiêm chủng thấp nhất tại Mỹ như Idaho hay Wyoming đều là bang có tỉ lệ lây nhiễm cao nhất.
Người dân giải nhiệt trên bãi biển Santa Monica, California. Ảnh: Getty Images
Cả ba loại vaccine được cấp phép sử dụng ở Mỹ cho đến nay đều chứng tỏ hiệu quả cao trong ngăn ngừa tử vong vì COVID-19. California hiện là bang có tỉ lệ tử vong do đại dịch thấp nhất tại Mỹ, với 0,3 ca/100.000 dân, thấp hơn nhiều so với mức bình quân là 2,7 ca/100.000 dân trên toàn nước Mỹ.
Ngoài tiêm chủng vaccine bắt buộc, California cũng triển khai đồng bộ nhiều biện pháp khác như đeo khẩu trang, xét nghiệm, giãn cách xã hội. “Dù số mũi vaccine được đưa vào tiêm chủng ở California nhiều hơn các bang khác, nhưng chúng tôi còn nhiều việc phải làm”, thông cáo của Sở Y tế California nêu rõ.
Tại California, mọi người dân – bất kể là tình trạng tiêm chủng ra sao, đều phải tuân thủ quy định đeo khẩu trang tại những địa điểm trung chuyển công cộng, trong môi trường bệnh viện và các cơ sở giáo dục, giáo dưỡng. Đối với các địa điểm khác như nhà hát, cửa hàng bán lẻ, nhà hàng, quán bar, đeo khẩu trang là bắt buộc với người chưa tiêm vaccine và là điều được khuyến nghị với người đã tiêm.
Hạn chế di chuyển không cần thiết cũng là một yếu tố kéo giảm lây nhiễm ở California. Nhiều nghiên cứu cho mức độ di chuyển của người dân là một chỉ số để đánh giá xu thế lây nhiễm, nhất là di chuyển bằng đường hàng không hay trung chuyển hành khách quy mô lớn. Điều này dễ nhận thấy qua đợt bùng phát lây nhiễm COVID-19 tại Mỹ trong các kỳ nghỉ lễ.
Thống đốc California Gavin Newsom đã lên tiếng kêu gọi người dân tránh tụ tập gia đình trong dịp lễ Noel, khi các bệnh viện trong bang đang phải chịu sức ép khủng khiếp, “chưa có tiền lệ” đối với số bệnh nhân mắc COVID-19. Nhiều thành phố tại California đã phải trải qua bùng phát lây nhiễm, nhập viện sau kỳ nghỉ lễ, nhưng sau đó mức độ lây nhiễm quay đầu giảm.
Ngoài lệnh ở nhà, chính quyền bang đã áp đặt một số đợt đóng cửa, giãn cách để kiểm soát dịch bệnh. Mãi đến giữa tháng 6 vừa qua, California mới mở cửa trở lại, nới lỏng các biện pháp y tế cộng đồng được áp dụng trong 15 tháng trước đó.
Cuối cùng cũng phải kể đến yếu tố khí hậu. Virus SARS-CoV-2 có xu hướng lây lan mạnh hơn khi người tiếp xúc gần với người trong không gian kín. Khí hậu nắng ấm tại California khiến người dân có xu hướng hoạt động trong môi trường ngoài trời nhiều hơn. Dịch bệnh có xu hướng tăng trong mùa đông, khi một số nghiên cứu cho thấy nhiệt độ xuống thấp khiến virus lây lan mạnh. So với các bang khác, California có lợi thế hơn về khí hậu.
Mỹ chưa vơi nỗi lo COVID-19 dù làn sóng Delta có thể đã qua đỉnh dịch
Không khí lạnh trong mùa đông, trẻ em quay trở lại trường học là một trong các yếu tố có thể làm tăng lây nhiễm COVID-19 - giới chuyên gia y tế công tại Mỹ cảnh báo.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Apple Valley, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Làn sóng lây nhiễm do biến thể Delta dường như đã qua đỉnh ở Florida và một số bang miền nam từng là tâm dịch vừa qua ở Mỹ. Tuy nhiên, số ca mắc mới và nhập viện cũng đang có xu hướng tăng lên tại nhiều bang khác như Kentucky và North Carolina. Giới chuyên gia y tế cảnh báo việc trẻ em trở lại trường học mà chưa được tiêm chủng cùng với thời tiết lạnh vào mùa đông ở các bang miền bắc và kỳ nghỉ lễ dịp cuối năm có thể là cơ hội để virus bùng phát trở lại.
Tại Mỹ, biến thể Delta có xu hướng làm bùng phát lây nhiễm tại những nơi có tỉ lệ tiêm chủng vaccine thấp hơn mức bình quân toàn quốc. Số ca nhiễm trung bình hàng ngày tính trong tuần kết thúc vào ngày 4/9 là 164.000 ca, tăng mạnh so với mứ 12.000 ca/ngày hồi tháng 6 vừa qua.
Một số bang lây nhiễm giảm mạnh. Số ca nhiễm mới tại Arkansas, Mississippi và Missouri gần đây thấp hơn hồi tháng 7, với số ca nhập viện cũng bắt đầu có xu hướng giảm từ cuối tháng 8. Dịch bệnh cũng đang dịu đi tại Florida, nơi từng là tâm dịch trong làn sóng lây nhiễm vì biến thể Delta lần này với số ca mắc mới được ghi nhận cao nhất từ trước đến nay. Trong tuần từ 28/8-3/9, Florida có tổng cộng 129.000 ca nhiễm mới, giảm 15% so với tuần trước đó.
Theo Mary Jo Trepka, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Quốc tế Flordia, có nhiều tín hiệu tích cực tại bang miền nam này. Số ca bệnh nặng phải nhập viện ở mức cao trước đó khiến người dân nâng cao ý thức, tuân thủ các biện pháp phòng bệnh để tránh lây nhiễm và phát tán lây nhiễm. Trong tháng 7 và tháng 8, tỉ lệ tiêm chủng vaccine cũng tăng nhanh tại các bang bị ảnh hưởng nặng nhất. Tuy nhiên, theo bà Trepka, chưa thể nói trước được điều gì khi học sinh bắ đầu trở lại trường học.
Dịch bệnh lắng dịu ở Flordia và các bang miền Nam đưa tới số ca lây nhiễm trên toàn quốc giảm. Nhưng chưa thể khẳng định xu hướng này sẽ tiếp diễn trong thời gian tới hay không. Giới chuyên gia dịch tễ nhìn nhận tác động từ làn sóng lây nhiễm biến thể Delta chưa hết. Số ca tử vong trung bình tại Mỹ hiện vẫn là 1.500 ca/ngày, vượt xa mức định của những sóng lây nhiễm nhỏ hồi mùa hè năm 2020.
Xét nghiệm COVID-19 cho học sinh tại Louisville, bang Kentucky. Ảnh: Getty Images
Nhiều chuyên gia cho rằng có lý do để lo ngại căn cứ vào những diễn biến tại Anh liên quan đến xu hướng lây nhiễm vì biến thể Delta. Số ca mắc trung bình theo ngày tại Anh giảm mạnh trong tháng 7, từ mức đỉnh 48.000 ca/ngày xuống còn 26.000 ca cuối tháng 7. Nhưng sau đó số ca mắc lại tăng trở lại, lên mức trung bình 35.000 ca hồi cuối tháng 8.
Số ca nhiễm ở nhiều bang tại Mỹ như Kentucky và West Virginia hiện có dấu hiệu tăng nhanh, đe dọa xóa nhòa những diễn biến tiến tích cực ở Florida và khu vực miền nam. Dịch bệnh cũng lan nhanh tại nhiều vùng ở miền Trung Tây.
Số liệu của Đại học Johns Hopkins cho thấy, hơn 40 bang tại Mỹ hiện có số ca mắc mới trong ngày cao hơn với thời điểm 2 tuần trước đây. "Những gì từng xuất hiện ở miền nam nay lại dịch chuyển sang vùng phía bắc và phía tây", Peter Hotez, Hiệu trưởng trường Đại học Y Nhiệt đới Baylor nêu quan điểm về xu hướng dịch bệnh tại Mỹ.
Một câu hỏi có tính mấu chốt hiện nay chính là việc các bang có thời tiết lạnh giá nhưng có tỉ lệ tiêm chủng vượt mức trung bình toàn quốc sẽ đối chọi ra sao trước virus SARS-CoV-2. Nội bật trong số này là các bang thuộc vùng New England bờ Đông. Hiện có 66% người dân bang Massachusetts tiêm đủ hai liều vaccine, một tỉ lệ chỉ thấp hơn hai bang lân cận là Vermont và Connecticut, nhưng vượt xa mức bình quân 53.2% toàn quốc.
Độ che phủ cao của vaccine giúp ngăn chặn tác động của virus. Tuy nhiên đây không phải là một bảo đảm tuyệt đối. Oregon là bang có tỉ lệ tiêm ngừa cao ở Mỹ, nhưng mới đây cũng rơi vào tình cảnh gia tăng số ca nhiễm mới. Điều này cho thấy một thực tế biến thể Delta dễ dàng phát hiện và tấn công thẳng vào nhóm dân cư không được bảo vệ. Giới chuyên gia cho rằng điều quan trọng nhất ở thời điểm hiện tại để chống chọi với COVID-19 là khích lệ càng nhiều người đi tiêm chủng càng tốt.
Biến thể Delta khiến dịch bệnh trên thế giới ngày càng phức tạp Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 29/6 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 182.307.608 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 3.948.053 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 166.861.299 người. Người dân đeo khẩu trang tại một điểm tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 ở Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh:...