Điều gì hấp dẫn teen 12 ở tiết học Thể Dục?
Mặc dù môn Thể Dục là môn học phụ và nằm ngoài danh sách học bài của teen 12, nhưng dường như nó có một sức hút khiến teen 12 chúng ta rất thích học môn này…
Có lẽ với bất cứ một teen 12 nào cũng mang trong mình những áp lực về nhiều môn học khác nhau. Bài vở cuối cấp khiến teen 12 luôn rơi vào tình trạng mất cân bằng giữa sức khỏe và học tập. Có lẽ vì thế mà khi học Thể Dục teen có thể vô tư, không suy nghĩ ngợi nhiều về môn này.
Thể Dục luôn là môn học được nhiều teen đánh giá cao bởi vì những tiết học này luôn đem lại tâm trạng thoải mái cho teen. Mặt khác vì hầu như teen 12 nào cũng cắm đầu học không chịu vận động nên cơ thể lúc nào cũng mệt mõi. Chính vì thế mà cứ mỗi tiết học Thể Dục tới là các bạn lại háo hức, vừa không bị áp lực về điểm số, vừa tiết kiệm thời gian vận động ở nhà. Mỗi tuần có 1 buổi học Thể Dục nên nhiều bạn tranh thủ giờ học này tập để “khỏe gân, khỏe cốt” có sức khỏe mà học các môn chính.
Phương (THPT Thái Phiên): “Trong tất cả các môn học tớ thấy môn học Thể Dục là nhẹ nhàng và thỏa mái nhất. Nếu như môn học này mà cũng bị “trù” như những môn học khác chắc tớ chịu không nổi. Năm nay may là chúng tớ được học một thầy cực kì tâm lý nên không bị mệt mõi và chán như trong các môn Công Dân, Tin…Chính vì thế mà sau những tiết học căng thẳng trên lớp bọn tớ có thể an tâm vì xả “stress” ngay trong giờ học Thể Dục mà không cần phải tụ tập đi chơi. Ngoài ra, điều hấp dẫn tớ ở giờ học này chính là được thực hành nhiều. Các tiết học như chạy bộ, đánh cầu lông, bóng chuyền…được bọn tớ ủng hộ nhiệt liệt. Giờ học Thể Dục tớ có cảm giác giống như là giờ học tự do vậy đó, thầy giáo không nghiêm khắc, điểm số đúng thực lực, bọn tớ chẳng khi nào bị dưới điểm trung bình đâu. Tớ thích học môn này lắm.”
Nếu như cả tuần bạn chỉ ngồi một chỗ học mà không vận động hoặc nếu bạn muốn vận động mà không có thời gian thì tốt nhất hãy chọn giờ học Thể Dục là nơi để bạn vận động. Mặc dầu biết rằng năm 12 quan trọng nhưng nếu học mà không vận động thì chắc chắn bạn sẽ không có đủ sức khỏe cho những môn học chính khác đâu.
Video đang HOT
Một số bạn teen rất hứng thú trong giờ học thể dục. (Ảnh: Zing)
Giáo viên vui tính
Những gương mặt “đầy sát khí” có lẽ mỗi teen 12 chúng ta thường thấy trong các môn chính như Toán, Lý, Hóa… và nó đã trở thành áp lực với mỗi teen. Những tiết học tràn đầy tiếng cười được thay và là những tiết học trầm ngâm, suy tư cho những bài toán khó hay những bài văn hóc búa. Đã từ lâu teen 12 chúng ta ao ước có được những giờ học vui vẻ, thầy trò vừa học vừa kể chuyện cho nhau nghe. Có lẽ nó đã khép lại khi chúng ta bước vào năm 12 này.
Vậy bạn có biết rằng những giáo viên Thể Dục thường không thể thiếu trong các đoàn ngoại giao trong trường không. Lý do rất đơn giản là vì họ luôn được đánh giá cao bởi khả năng hài hước, dí dỏm, những tràn cười mà họ đem lại thật sự có ấn tượng đẹp trong mỗi vị khách.
Trong các tiết học Thể Dục, chúng ta không thể không cười trước các động tác mà nhiều bạn tập, những pha hài hước, những câu nói vui mà các thầy cô đem lại thật sự khiến chúng ta thỏa mái rất nhiều. Đây chính là một trong những lý do khiến teen thích học Thể Dục vì thầy cô rất vui và tâm lý
Vân Nga (THPT Thái Phiên): “Tớ đã chán cái cảnh ngồi lớp cùng với một bầu không khí im lặng, tập trung cao độ cho các bài toán rồi. Thầy cô thì chẳng khi nào cười đùa với học sinh, bởi thế mà tớ cực kì hào hứng khi nghe mấy bạn trong lớp bảo nhau rằng thầy dạy Thể Dục cực kì vui tính. Có lẽ chỉ những giờ học của thầy mới khiến tớ cân bằng lại cuộc sống của mình. Hầu như giờ học nào thầy cũng làm bọn tớ cười nghiêng ngã. Hơn nữa thầy rất tâm huyết với nghề luôn hướng dẫn bọn tớ chi tiết các động tác. Thử hỏi thầy như thế thì sao bọn tớ không thích học giờ của thầy được. Ngày 20/11 sắp tới chắc bọn tớ sẽ đến nhà thầy chơi.”
Mỗi giờ học là mỗi một niềm vui khác nhau những với mỗi teen 12 chúng tớ thì giờ học Thể Dục luôn là giờ học vui là lý thú nhất. Chắc chắn teen 12 nào khi ra trường cũng mang trong mình nhiều kỉ niệm về thầy cô dạy Thể Dục của mình dù ít hay nhiều. Ngày 20/11 sắp tới là dịp mỗi teen 12 chúng ta bày tỏ lòng biết ơn của mình đến với mỗi thầy cô. Mai đây chúng ta rời khỏi trường thì giữa thầy cô và teen có chung những kỉ niệm buồn vui của một thời ngồi trên ghế nhà trường…
"Bí kíp luyện công" cho teen 12
Nếu phần đông học sinh cuối cấp thường trong trạng thái phờ phạc, mất ngủ, biếng ăn, nhức đầu, căng thẳng, thì vẫn có một số bạn học từ sáng đến khuya mà vẫn không muốn rời quyển vở. Vì sao?
Không đặt nặng => Học hết mình
K.P (lớp 12 trường N) là một học sinh không quá nổi bật về mặt học tập. Tuy nhiên, đôi khi những học sinh giỏi lại phải...mượn vở P khi không hiểu bài, bởi cô bạn rất chăm chỉ và luôn học đều tất cả các môn. Có lần, P học bài trong đề cương từ 5 giờ chiều đến...1 giờ sáng! Một bài học khó nuốt đến mấy, P cũng học xong. Khi biết P phải học thêm...4 môn, bạn bè ai cũng ngỡ ngàng, trong đầu xoay tròn một dấu chấm hỏi: "Tại sao cũng đi học thêm, mà mình lại không có thời gian để học như P?"
Học chăm chỉ nhưng đôi khi P vẫn bị điểm 5, 6. Cô bạn hài hước: "Trời, may quá, không dưới trung bình!"
P cho biết: "Năm nay mình học với tâm trạng thoải mái nên cứ học được thì vẫn học, điểm ra sao thì ra... Bởi vậy nên bị điểm thấp mình cũng chẳng buồn, vì mình đã học bài và học hết mình rồi!"
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Tham vọng thủ khoa
Khác với K.P, K.G (lớp 12 trường T) lại có mục tiêu: "Phải đậu thủ khoa tốt nghiệp và đại học!". Hai năm đầu cấp 3, G học tà tà, nhưng đến năm 12 thì cả lớp hoàn toàn bất ngờ về sự "tỏa sáng" của cô bạn. G học thuộc lòng tất cả các môn, từ môn Sử đến môn...Quân Sự (thật đáng nể!). Điểm Toán, Lý, Hóa của G gần như tuyệt đối, dù thỉnh thoảng một số môn vẫn không như ý muốn.
G cười: "Học vậy mới là học. 11 năm ăn chơi đủ rồi, dồn sức cho năm nay không phí chút nào đâu. Học trọn vẹn để mai mốt lớn lên không hối hận. Cuối cấp mà! Lạ một điều là càng học càng được điểm cao, được điểm cao càng thích, và khi thích rồi lại...tiếp tục học. Vòng tuần hoàn cứ như thế..."
Áp lực tích cực
Một số bạn tự tạo áp lực ra cho mình để mỗi lần chán sẽ "tỉnh" ngay và lại ngồi vào bàn.
Cận (lớp 12 trường N) là một ví dụ. Lớp 11, cậu chàng học rất "thê thảm" vì lười biếng. Năm nay lại khác. "Mỗi lần không muốn học bài, tui lại vẽ ra một viễn cảnh u ám về cuộc đời mình: thất nghiệp, ba mẹ lo buồn, bạn bè mỉa mai, xã hội "ghét bỏ". Rồi nào là sẽ bị 0 điểm, bị mời phụ huynh, hoặc...thảm hơn: không được xét tốt nghiệp. Bạn bè ai cũng học, thế là tui cũng học, bởi tui tự nhận rằng mình...thông minh hơn tụi nó nên phải làm sao cho tụi nó nể. Và tui chọn cách học."
M.P (lớp 12 trường V): "Năm cuối cấp rồi, online có thấy ai đâu. Bạn bè đứa nào cũng "mai danh ẩn tích" để "luyện công", không học thì "lạc loài" à? Lên mạng mà không thấy ai, rảnh rỗi không biết làm gì, thì tui chỉ còn biết học..."
o0o
Bạn có thể làm được như họ? Chắc chắn rồi.
Có những mục tiêu "hoành tráng" và cố gắng thực hiện tới cùng, cũng là một niềm vui bạn ạ! Vì vậy, bạn tự đặt ra cho mình một mục tiêu nào đó đi, và rồi nỗ lực để biến nó thành hiện thực. Rất nhiều bạn teen 12 đã "dẹp bỏ" áp lực mà học bằng cách theo đuổi mục tiêu như thế đấy...
Teen 12 đang..."phân hóa" Nếu trước đây, mục tiêu chung của họ là "cố gắng học tốt toàn diện", thì bỗng dưng đến năm cuối cấp, họ lại rẽ theo những chiều hướng khác. Liệu sự "phân hóa" trong tư tưởng có mang lại những điều tích cực hoàn toàn? Năm cuối cấp, học thêm, học tăng tiết, sự phân bổ thời gian không hợp lý, trì...