Điều gì giúp nâng tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ lên hơn 51%?
Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ TT&TT, tính đến ngày 20/8, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ của cả nước đã đạt 51,49%, tăng 4,6% so với tháng 7 và gấp 1,6 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong tháng 8 vừa qua, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã giao cụ thể chỉ tiêu thực hiện dịch vụ công trực tuyến cho các cơ quan hành chính cấp tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn trong năm nay.
Theo đó, đến cuối năm 2022, các cơ quan hành chính cấp tỉnh (trừ Thanh tra tỉnh), cùng UBND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn Bà Rịa – Vũng Tàu cần đưa tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ đạt tối thiểu 80%. Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến đạt tối thiểu 60% với cơ quan hành chính cấp tỉnh và ít nhất 50% với UBND cấp huyện, xã.
Trước Bà Rịa – Vũng Tàu, trong các tháng gần đây, đã có nhiều địa phương ra quyết định giao chỉ tiêu về tỷ lệ dịch vụ công phát sinh hồ sơ trực tuyến và tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến tới từng cơ quan nhà nước trên địa bàn, đó là: Cao Bằng, Cần Thơ, Bến Tre, Bắc Kạn, Sơn La, Ninh Thuận, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Yên Bái…
Triển khai dịch vụ công trực tuyến là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số, lấy người dân là trung tâm phục vụ (Ảnh: T.Nga)
Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ trực tuyến và tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến là 2 chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trong phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Trên thực tế, giải pháp giao chỉ tiêu cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao tới các cấp chính quyền cơ sở tại các tỉnh, thành phố đã phát huy tác dụng trong thời gian qua, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến của các địa phương.
Video đang HOT
Đơn cử như, tại Thái Nguyên, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ đã được nâng từ 28% trong quý I lên đạt khoảng 60% vào cuối quý II. Một trong những nguyên nhân giúp nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến tại địa phương này, theo đại diện Sở TT&TT Thái Nguyên, là do UBND tỉnh đã giao cụ thể chỉ tiêu thực hiện dịch vụ công online cho các sở, ngành, địa phương.
Hay với tỉnh Yên Bái, tính đến giữa năm nay, đã có 676 thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức 4 tại 18/19 sở, ban ngành, 9/9 huyện thị xã, thành phố và 173/173 xã, phường, thị trấn. Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến mức độ 4 đạt 73,57% và tỷ lệ thủ tục hành chính cung cấp trực tuyến mức 4 có phát sinh hồ sơ đạt 100%.
Trao đổi với ICTnews, đại diện Sở TT&TT tỉnh Yên Bái cho hay, kết quả trên có được là nhờ tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó có việc giao chỉ tiêu về cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho các sở, ban, ngành, địa phương.
Trên phạm vi toàn quốc, tính đến trung tuần tháng 8, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ trực tuyến đã đạt 51,49%, gấp 1,6 lần so với cùng kỳ năm 2021; tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến đạt 39,82%, tăng gần 1,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, một số dịch vụ công trực tuyến đã phát huy hiệu quả rõ rệt phục vụ người dân có thể kể đến là dịch vụ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT; dịch vụ đăng ký, cấp biển số mô tô, xe gắn máy; dịch vụ cấp hộ chiếu phổ thông.
Có thể thấy rằng, việc cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ cao đã có được những chuyển biến tích cực trong thời gian qua. Nguyên nhân giúp cải thiện các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 được nhận định là do giai đoạn vừa qua các địa phương đã đôn đốc và giao chỉ tiêu thực hiện đến từng sở ngành, quận huyện. Vì vậy, các đơn vị đã tích cực triển khai, vận động người dân, doanh nghiệp chọn dùng dịch vụ công trực tuyến.
Theo thống kê, đến nay 97,3% dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện đã được các bộ, ngành, địa phương đưa lên cung cấp online mức 4 cho người dân, doanh nghiệp. Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số cũng đã xác định rõ mục tiêu đến cuối năm nay các bộ, tỉnh cần phải nâng tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ trực tuyến lên đạt 80% và tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến đạt 50%.
Amazon ngày càng... 'đáng sợ'
Từ mua hàng trực tuyến, đến ghi nhớ các nhiệm vụ và ngay cả khi người ta muốn giám sát ngưỡng cửa nhà mình, Amazon đều cung cấp dịch vụ, dường như họ có mặt ở khắp mọi nơi.
Amazon đang tham gia quá sâu vào cuộc sống của người tiêu dùng.
Không những vậy, có vẻ như công ty này còn không muốn dừng phạm vi tiếp cận của mình. Trong những tuần gần đây, Amazon cho biết họ sẽ chi hàng tỷ đô la cho hai thương vụ mua lại khổng lồ, nếu được chấp thuận, sẽ mở rộng sự hiện diện ngày càng tăng của họ trong cuộc sống của người tiêu dùng.
Mới đây, công ty đang nhắm mục tiêu vào hai lĩnh vực: Chăm sóc sức khỏe, thông qua việc mua lại One Medical trị giá 3,9 tỷ USD và lĩnh vực "smarthome", nơi họ có kế hoạch mở rộng sự hiện diện vốn đã hùng mạnh của mình thông qua thương vụ sáp nhập 1,7 tỷ USD với iRobot, nhà sản xuất máy hút chân không Roomba robot phổ biến.
Mặc dù Amazon đã từng nổi tiếng với cơ sở dữ liệu người dùng khổng lồ của mình, nhưng cả hai vụ sáp nhập mới này đang làm dấy lên những lo ngại về quyền riêng tư lâu dài trong cái cách mà Amazon thu thập dữ liệu và những gì họ làm với nó. Ví dụ, dòng mới nhất của Roomba robot sử dụng các cảm biến lập bản đồ và ghi nhớ sơ đồ mặt bằng của ngôi nhà của người sử dụng.
Ron Knox, một nhà phê bình của Amazon, làm việc cho nhóm chống độc quyền, Institute for Local Self-Reliance, cho biết: "Amazon sẽ có được bộ dữ liệu khổng lồ do Roomba Robot thu thập về nhà của mọi người, và thông qua tất cả các sản phẩm khác mà họ bán cho người tiêu dùng".
Mới đây họ tiếp tục bỏ ra 1,7 tỷ USD để thực hiện thương vụ mua lại iRobot.
Nhưng, trên thực tế phạm vi tiếp cận của Amazon còn vượt xa hơn thế. Một số ước tính cho thấy gã khổng lồ bán lẻ kiểm soát khoảng 38% thị trường thương mại điện tử của Mỹ, cho phép họ thu thập dữ liệu chi tiết về sở thích mua sắm của hàng triệu người Mỹ và nhiều hơn thế nữa trên toàn thế giới. Trong khi đó, các thiết bị Echo của hãng, bao gồm trợ lý giọng nói Alexa, đã thống trị thị trường loa thông minh của Mỹ, chiếm khoảng 70% doanh số bán hàng, theo ước tính của Consumer Intelligence Research Partners.
Ring, được Amazon mua lại vào năm 2018 với giá 1 tỷ USD, giám sát các ngưỡng cửa và giúp cảnh sát truy tìm tội phạm, thậm chí ngay cả khi người dùng có thể không biết. Đặc biệt, tại một số cửa hàng Amazon và Whole Foods, công ty đang thử nghiệm công nghệ quét lòng bàn tay cho phép khách hàng thanh toán các mặt hàng bằng cách lưu trữ dữ liệu sinh trắc học trên đám mây, làm dấy lên lo ngại về rủi ro vi phạm dữ liệu mà Amazon đã cố gắng đảm bảo.
Và ngay cả khi những người tiêu dùng chủ động "tránh mặt" Amazon, thì họ vẫn có khả năng chẳng thoát được cái vòi bạch tuộc của gã khổng lồ công nghệ này, Amazon từ lâu đã cùng với Google, thống trị dịch vụ điện toán đám mây với AWS.
Ian Greenblatt, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu công nghệ tại công ty phân tích dữ liệu và nghiên cứu người tiêu dùng JD Power cho biết: "Thật khó để tìm thấy một tổ chức nào khác có nhiều điểm tiếp xúc đối với một cá nhân như Amazon".
Việc thu thập dữ liệu người dùng từ nhiều dịch vụ khiến Amazon đang ngày càng đáng sợ?
Trong khi Kristen Martin, giáo sư đạo đức công nghệ tại Đại học Notre Dame, nhận định: "Đối với các công ty như Amazon, việc thu thập dữ liệu không chỉ vì lợi ích của dữ liệu. Họ đang cố gắng vẽ một bức tranh rộng hơn về một cá nhân".
Các nhà phân tích đang cố gắng đánh giá Amazon ở một khía cạnh khách quan nhất. Nhưng, hầu hết họ đều cho rằng, không giống như Meta và Google, tập trung chủ yếu vào việc bán quảng cáo, Amazon có thể được lợi nhiều hơn từ việc thu thập dữ liệu vì mục tiêu chính của họ là bán sản phẩm.
Alex Harman, giám đốc chính sách cạnh tranh của nhóm chống độc quyền Dự án An ninh Kinh tế nước Mỹ cho rằng: "Đối với Amazon, dữ liệu sẽ khiến bạn phải mua nhiều hơn và bị khóa chặt vào những thứ của họ".
Nhìn chung, Amazon ngày càng đáng sợ...
Hòa Bình giao chỉ tiêu thanh toán online trên Cổng dịch vụ công quốc gia cho cấp cơ sở Tỷ lệ thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia mà 15 Sở, ban, ngành và 10 UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hòa Bình cần đạt được trong năm nay là 30% tổng số giao dịch thanh toán của dịch vụ công. Lãnh đạo UBND tỉnh Hòa Bình yêu cầu các Sở, ban, ngành và UBND các huyện,...