Điều gì đang làm leo thang căng thẳng mới giữa Azerbaijan và Armenia?
Các chuyên gia chỉ ra rằng vòng căng thẳng mới nhất giữa Azerbaijan và Armenia có nguy cơ leo thang thành xung đột vũ trang, đánh dấu sự khởi đầu của chiến tranh Nagorny – Karabakh lần thứ 3.
Xe tải chở hàng viện trợ nhân đạo tới Artsakh ngày 28/7/2023. Ảnh: AP
Theo tờ Izvestia (Nga) ngày 16/8, tình hình xung quanh khu vực Nagorny – Karabakh, hay Artsakh, bắt đầu xấu đi vào đầu tháng này. Azerbaijan đã thông báo việc triển khai binh lính và trang thiết bị tại Artsakh. Ngoài ra, các cuộc đàm phán hòa bình đã đưa Azerbaijan và Armenia ngồi lại với nhau để đàm phán nghiêm túc vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè hiện rơi vào bế tắc. Các chuyên gia được Izvestia phỏng vấn chỉ ra rằng nguy cơ leo thang vũ trang đang gia tăng.
Có một số yếu tố góp phần vào sự xấu đi của tình hình. Đầu tiên, như đã đề cập ở trên, các cuộc đàm phán về hiệp ước hòa bình giữa Armenia và Azerbaijan đã bị đình trệ. Vấn đề về vị thế của người Armenia ở Artsakh đang là trở ngại chính, vì Yerevan muốn Baku cung cấp cho họ những đảm bảo an ninh nhất định và bắt đầu tiến hành đối thoại trực tiếp với họ.
Tuy nhiên, Azerbaijan coi những yêu cầu này là sự can thiệp vào công việc nội bộ của mình, với việc Tổng thống Ilham Aliyev tuyên bố rằng người Armenia ở Artsakh có sự lựa chọn đơn giản giữa việc trở thành công dân Azerbaijan hoặc rời khỏi vùng lãnh thổ này. Việc phong tỏa Artsakh là một mâu thuẫn quan trọng khác vì nó đã gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo trong khu vực.
Chính vì vấn đề này, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 16/8 đã tổ chức một cuộc họp khẩn (theo đề nghị của Armenia) để thảo luận về tình hình nhân đạo ngày càng tồi tệ ở Nagorny – Karabakh, do việc phong tỏa hành lang Lachin (tuyến đường duy nhất nối Artsakh với Armenia và phần còn lại của thế giới) của Azerbaijan. Trong hơn 8 tháng, 120.000 người Armenia trong khu vực đã không thể tiếp cận với thực phẩm, thuốc men, nhiên liệu, điện và nước.
Andrey Areshev, một chuyên gia tại Quỹ Văn hóa Chiến lược, cho rằng rất có thể xảy ra một cuộc xung đột vũ trang khác trong khu vực.
Video đang HOT
“Armenia ở vị thế yếu hơn và có xu hướng thực hiện các hành động nhằm lôi kéo các tổ chức quốc tế và các bên khác can dự. Về phần mình, Azerbaijan tự cho là bên chiến thắng [sau thành công] trong cuộc xung đột Nagorny – Karabakh lần thứ 2 [vào năm 2020] và do đó tìm cách thực hiện một hiệp ước hòa bình với các điều khoản có lợi cho họ. Tuy nhiên, Baku không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề. Tôi nghĩ rằng cả hai bên sẽ kiềm chế sử dụng vũ lực trong tháng 8, nhưng sang tháng 9, tình hình có thể thay đổi”, chuyên gia này nhấn mạnh.
Trong khi đó, Vladimir Novikov, người đứng đầu Bộ phận Kavkaz tại Viện các nước SNG (Cộng đồng các quốc gia độc lập), nói rằng những mâu thuẫn về rất nhiều vấn đề đã tích tụ giữa hai bên và cho đến nay, vẫn chưa giải quyết được một vấn đề nào trong số đó.
“ Bạo lực có thể sẽ leo thang trong tương lai gần. Các cuộc đấu súng dữ dội có thể bắt đầu ở biên giới, người dân ở Nagorny – Karabakh sẽ rơi vào thảm họa nhân đạo và Baku sẽ hành động để buộc Artsakh đầu hàng. Tất cả điều này sẽ đánh dấu sự khởi đầu của cuộc xung đột Nagorny – Karabakh lần thứ 3, với những hậu quả mà tôi không thể đoán trước”, chuyên gia Novikov kết luận.
Sudan đạt được thỏa thuận ngừng bắn mới kéo dài 7 ngày
Với vai trò trung gian hòa giải của Nam Sudan, các bên xung đột Sudan đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn 7 ngày, bắt đầu từ 4/5.
Hôm 2/5, Bộ Ngoại giao Nam Sudan ra thông cáo cho biết, sau các cuộc điện đàm của Tổng thống nước này Salva Kiir Mayardit với lãnh đạo các bên xung đột ở quốc gia láng giềng Sudan, tướng Abdel Fatah Al Burhan, Chủ tịch Hội đồng cầm quyền chuyển tiếp, đồng thời là Tổng tư lệnh các Lực lượng Vũ trang Sudan (SAF) và tướng Mohamed Hamdan Daglo, người đứng đầu Lực lượng Hỗ trợ Nhanh (RSF), đã đồng ý về nguyên tắc cho một thỏa thuận ngừng bắn 7 ngày, từ 4-11/5.
Người tị nạn Sudan đang tràn sang nước láng giềng Chad để lánh nạn. Nguồn: UNHCR/Aristophane Ngagoune.
Thông cáo cho biết, ông Kiir nhấn mạnh tầm quan trọng của một thỏa thuận ngừng bắn dài hơn, giữa lúc các quốc gia tiếp tục sơ tán công dân khỏi Khartoum; hàng chục ngàn người dân Sudan mắc kẹt trong các vùng chiến sự trong tình trạng thiếu thức ăn, nước uống, điều kiện y tế khó khăn.
Cũng theo thông cáo, các bên xung đột Sudan đã nhất trí cử đại diện, cùng với đại diện trung gian hòa giải Nam Sudan, tham gia các cuộc đàm phán hòa bình, sẽ được tổ chức tại một địa điểm đã thống nhất.
Người tị nạn Sudan nhận viện trợ lương thực từ Chương trình Lương thực Thế giới, ngày 28/4, tại Koufroun, Chad, gần biên giới với Sudan. Ảnh: Mahamat Ramadane/Reuters.
Trước đó, SAF và RSF đã đạt được các thỏa thuận ngừng bắn 24 giờ và 72 giờ, cũng như một số lần gia hạn, tuy nhiên giao tranh vẫn nổ ra ở một số khu vực trong và ngoài thủ đô Khartoum. Hai bên cùng đổ lỗi cho nhau về việc vi phạm lệnh ngừng bắn.
Xung đột ở Sudan đang tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo với ít nhất 100.000 người đã phải trốn chạy trốn khỏi đất nước, các quan chức LHQ cho biết hôm 2/5.
Tổng thống Kenya William Ruto trong cuộc họp bàn với LHQ, Liên minh Châu Phi để đưa ra biện pháp ứng phó với cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Sudan. Nguồn: VP Tổng thống Kenya.
Xung đột có nguy cơ phát triển thành một thảm họa khu vực khi các nước láng giềng của Sudan đối phó với cuộc khủng hoảng người tị nạn và giao tranh cản trở việc vận chuyển hàng viện trợ ở một quốc gia vốn 2/3 dân số dựa vào sự trợ giúp từ bên ngoài.
Chưa rõ mức độ tin cậy của thỏa thuận ngừng bắn đến đâu.
(Hàng trước từ trái sang) Tổng thống Kenya Ruto, Phó Tổng thư ký LHQ bà Amina, cựu Thủ tướng Sudan Hamdok, Phó Tổng Thư ký LHQ phụ trách điều phối các vấn đề nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp Griffiths, Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi Mahamat. Nguồn: VP Tổng thống Kenya.
Trong một diễn biến liên quan, hôm 1/5, với sự có mặt của Phó Tổng thư ký LHQ bà Amina Mohamed, Phó Tổng Thư ký LHQ phụ trách điều phối các vấn đề nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp Martin Griffiths, Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi Moussa Faki Mahamat và cựu Thủ tướng Sudan Abdallah Hamdok, Tổng thống Kenya William Ruto đã chủ trì một cuộc họp trực tuyến với những người đứng đầu các cơ quan của LHQ và các đối tác khác, để đưa ra biện pháp ứng phó với cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng tồi tệ ở Sudan.
Thông cáo cùng ngày Văn phòng Tổng thống Kenya cho biết, cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Sudan đã đạt đến mức độ thảm khốc. Các nhân vật chính ở Sudan đã từ chối lưu tâm đến lời kêu gọi ngừng bắn của Cơ quan liên chính phủ về phát triển Liên minh châu Phi và cộng đồng quốc tế, do đó cuộc họp đã quyết định cần phải tìm cách cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho người dân Sudan trong điều kiện có hoặc không có lệnh ngừng bắn.
Hạn hán kéo dài làm trầm trọng cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Afghanistan Hạn hán kéo dài 3 năm qua trên khắp Afghanistan đang gây thiệt hại cho nông dân, nền kinh tế dựa nhiều vào nông nghiệp, và gây mất an ninh lương thực. Người dân lấy nước sinh hoạt ở ngoại ô Jalalabad, Afghanistan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Các chuyên gia cho biết hạn hán trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu vốn...