Điều gì đang chờ đợi Trịnh Xuân Thanh?
Ngày 31.7, Trịnh Xuân Thanh (SN 1966, ở Tây Hồ, Hà Nội) đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đầu thú. Vậy điều gì đang chờ đợi con người này
Trước đó, ngày 15.3, TAND Cấp cao tại Hà Nội đã tuyên án vụ án lừa đảo xảy ra tại dự án Thanh Hà – Cienco 5 Land.
Trong phần tuyên án, thẩm phán – chủ toạ phiên toà Nguyễn Văn Sơn đã công bố quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với Trịnh Xuân Thanh – nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), Nguyễn Ngọc Sinh – nguyên Tổng GĐ Công ty cổ phần Bất động sản điện lực dầu khí Việt Nam (PVP Land), Đào Duy Phong – nguyên Chủ tịch HĐQT PVP Land, Huỳnh Nguyễn Quốc Duy (lao động tự do), Lê Hoà Bình – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xây dựng và Dịch vụ 1/5, Nguyễn Thị Kim Thoa – Phó Tổng GĐ kiêm Kế toán trưởng Công ty cổ phần Xây dựng và Dịch vụ 1/5, Thái Kiều Hương – Phó Tổng GĐ Công ty cổ phần đầu tư Vietsan về tội Tham ô tài sản theo quy định tại Điều 278 Bộ luật Hình sự.
Theo tài liệu tố tụng, Công ty CP Dịch vụ xuyên Thái Bình Dương được thành lập vào năm 2007, dựa trên 5 cổ đông sáng lập, trong đó Công ty CP Bất động sản Điện lực dầu khí Việt Nam (gọi tắt là PVP Land) sở hữu 50,5% tổng số cổ phần.
Đến năm 2009, Công ty xuyên Thái Bình Dương được cấp phép xây dựng dự án tổ hợp công trình Nam Đàn Plaza, tại xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm. Do dự án này gặp một số khó khăn nên PVP Land có chủ trương thoái vốn tại Công ty xuyên Thái Bình Dương.
Lúc này PVP Land cần tìm người để nhượng lại cổ phần. Thông qua sự môi giới của Huỳnh Nguyễn Quốc Duy, Lê Hòa Bình (SN 1954, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xây dựng và dịch vụ 1/5) tìm gặp lãnh đạo PVP Land đặt vấn đề mua lại toàn bộ cổ phần của doanh nghiệp này tại Công ty xuyên Thái Bình Dương.
Đào Duy Phong (SN 1958, nguyên Chủ tịch HĐQT PVP Land) đã chỉ đạo cấp dưới bán hơn 12 triệu cổ phiếu cho phía ông Bình với giá thấp hơn rất nhiều so với giá trị thực tế cũng như nghị quyết của HĐQT công ty này ấn định.
Việc bán cổ phiếu đã giúp Phong rút ruột được 10 tỷ đồng, chiếm hưởng cá nhân.
Trong việc ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của PVP Land với giá thấp hơn để hưởng chênh lệch, Đào Duy Phong khai, ông ta nhận được ý kiến chỉ đạo từ Trịnh Xuân Thanh, khi đó là Chủ tịch HĐQT Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí (PVC), là cấp trên của Phong.
Video đang HOT
Theo lời khai của Phong, Trịnh Xuân Thanh chỉ đạo bán giá cao, nhưng thể hiện trong hợp đồng thấp hơn vài giá để chia nhau phần chênh lệch. Phong đã thông báo lại cho cấp dưới để triển khai thực hiện.
Điều 278 BLHS. Tội tham ô tài sản
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Theo T.Nhung (VNN)
Mở rộng điều tra vụ Trịnh Xuân Thanh: Bắt giam thêm 2 nguyên lãnh đạo doanh nghiệp
Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa quyết định khởi tố bắt tạm giam đối với Đỗ Văn Hồng - Cựu chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Cty cổ phần Đầu tư và Xây lắp Kinh Bắc PVC - KB và Nguyễn Mạnh Tiến - nguyên Phó Tổng Giám đốc TCty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam.
Ông Đỗ Văn Hồng trong một buổi lễ ký kết hợp tác của PVC Kinh Bắc trước đây.
Bị can Đỗ Văn Hồng (SN 12/03/1967, trú tại đường Trần Hưng Đạo, phường Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) nguyên là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty PVC- KB; Nguyễn Mạnh Tiến, (SN 18/8/1966, trú tại Tòa nhà CT5 Khu đô thị Mỹ Đình, Mễ Trì, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), nguyên là Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam.
Cả 2 bị can trên đều bị khởi tố về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Thông tin từ cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đang khẩn trương điều tra triệt để, mở rộng làm rõ bản chất vụ án và áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi tài sản cho Nhà nước.
Cơ quan này cũng đang khẩn trương điều tra mở rộng vụ án hình sự Trịnh Xuân Thanh - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị; Vũ Đức Thuận - nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) về tội "Tham ô tài sản" và tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Được biết, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Dầu khí Kinh Bắc chính thức đi vào hoạt động với tư cách là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam từ 24/6/2009.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Nhân vật "bí ẩn" trong vụ Trịnh Xuân Thanh bị khởi tố Trong phiên xử phúc thẩm tại TAND cấp cao tại Hà Nội vụ án lừa đảo tài sản và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, thẩm phán - chủ tọa phiên toà Nguyễn Văn Sơn đã công bố quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với Trịnh Xuân Thanh - nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng...