Điều đặc biệt về giáo sư giành giải thưởng Fields trẻ nhất nước Đức
Giáo sư Peter Scholze (30 tuổi) đến từ nước Đức vừa giành giải thưởng Fields tại Đại hội toán học quốc tế. Anh cũng trở thành một trong những người đoạt huy chương trẻ nhất thế giới từ trước đến nay.
Nhà Toán học có ảnh hưởng nhất trên thế giới
Trong giới khoa học, Peter Scholze nổi lên như một tài năng hiếm hoi, xuất hiện sau vài thập kỷ và được coi là một trong những nhà Toán học có ảnh hưởng nhất trên thế giới.
Peter Scholze được coi là một trong những nhà Toán học có ảnh hưởng nhất trên thế giới.
Scholze hiện đang là giáo sư của Trường ĐH Bonn. Anh cũng là giáo sư trẻ nhất ở Đức khi nhận chức danh này ở tuổi 24.
Ở tuổi 14, khi còn đang theo bậc trung học, Scholze đã bắt đầu tự học toán trình độ đại học. Đến khi lên 16 tuổi, Scholze bắt tay vào việc nghiên cứu và chứng minh Định lý cuối cùng của Fermat. Đây là một định lý nổi tiếng trong lịch sử toán học làm khó nhiều bộ óc vĩ đại trong suốt gần 4 thế kỉ. Mặc dù chứng minh không thành công, nhưng Scholze cho biết: “Dù khó hiểu nhưng vấn đề này vô cùng hấp dẫn”.
Scholze thực sự nổi tiếng ở tuổi 22 khi tìm ra cách để rút ngắn đáng kể một phương trình chứng minh phức tạp trong hình học đại số. Điều này đã khiến Weinstein, một nhà Lý thuyết số của ĐH Boston đã phải thốt lên: “Thật tuyệt vời khi một người trẻ tuổi đã làm được điều mang tính cách mạng”.
Chính nhờ khả năng tìm tòi và say mê toán học, Peter Scholze đã giành nhiều giải thưởng cao quý.
Video đang HOT
Có thể kể đến 3 Huy chương Vàng và 1 Huy chương Bạc trong các cuộc thi Olympic Toán học quốc tế từ năm 2004 đến năm 2007.
Ngoài ra, Peter Scholze còn nhận được rất nhiều giải thưởng danh giá khác, trong đó có giải thưởng New Horizons in Mathematics trị giá 100.000$ do ông chủ Facebook Zuckerberg sáng lập. Tuy nhiên, Peter Scholze đã từ chối nhận giải thưởng này.
Cho đến hiện tại,Peter Scholze đã được bổ nhiệm làm Giám đốc Viện Toán Max Planc ở Bonn. Anh cũng là 1 trong 4 nhà toán học được trao Huy chương Fields – giải thưởng danh giá nhất được ví như giải Nobel trong lĩnh vực Toán học vào tháng 7 vừa qua.
“Tôi không tin rằng bạn luôn phải hiểu mọi thứ trong toán học”
Peter Scholze không phải là người Đức đầu tiên giành giải thưởng cao quý này. Năm 1986, một vị giáo sư tên Gerd Faltings, người từng là giám đốc của Viện Toán học Max Planck ở Bonncũng đã nhận được huy chương đáng mơ ước ấy.
Peter Scholze(giữa) là người Đức thứ 2 giành giải thưởng cao quý này
Tuy nhiên, cái tên Peter Scholze được nhiều người biết tới bởi những chứng minh ngắn gọn của anh về các vấn đề toán học hóc búa. Hiện lĩnh vực nghiên cứu chính của Scholze bao gồm: Hình học số học, Lý thuyết các dạng tự đẳng cấu và Biểu diễn Galois.
Một điểm thú vị ít biết về Peter Scholze là khi còn học đại học, Peter Scholze thích làm việc mà không viết ra bất cứ điều gì. Điều đó có nghĩa Peter Scholzephải xây dựng ý tưởng cho mình ngay trong đầu một cách rõ ràng, rành mạch nhất.
Peter Scholze làm gì cũng rất chắc chắn. Đến độ, nhà Lý thuyết số Weinstein kể lại rằng: “Nếu anh ta nói, “Vâng, nó sẽ hoạt động”, bạn có thể tự tin về nó. Nhưng nếu anh ta nói “Không ổn”, bạn nên từ bỏ. Và nếu anh ta nói “Không biết điều gì sẽ xảy ra” thì đó là điều may mắn vì bạn đang nắm trong tay một vấn đề thú vị”.
Tuy nhiên, cũng có lần Scholze làm việc vội vàng là khi anh cố gắng hoàn thành một bài báo trước ngày sinh của con gái. “Tôi đã không thể làm được gì nhiều sau đó” – Peter Scholze kể lại.
Việc trở thành một người cha đã buộc Peter Scholze phải kỷ luật hơn trong cách sử dụng thời gian. Tuy nhiên, Scholze cho rằng, đây không phải là một rào cản làm ảnh hưởng đến thời gian nghiên cứu Toán học của anh. “Toán học là niềm đam mê của tôi. Tôi luôn muốn nghĩ về nó” – Peter Scholze nói.
“Tôi cũng sẽ cố gắng không để điều này làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của mình” – Anh khẳng định.
Thúy Nga
Theo vietnamnet.vn
Huy chương Toán học Fields bị đánh cắp sau 30 phút nhận giải
Lễ trao giải thưởng Fields, giải thưởng toán học danh giá nhất thế giới năm nay đã gặp phải một sự cố hy hữu: Huy chương trao cho một giáo sư Đại học Cambridge (Anh) bất ngờ bị đánh cắp chỉ 30 phút sau khi ông nhận giải.
Theo báo Guardian, giáo sư Caucher Birkar thuộc Đại học Cambridge nằm trong số 4 người vinh dự được trao giải thưởng Fields trong khuôn khổ Đại hội Toán học quốc tế (ICM) 2018, vừa diễn ra tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil. Song, chỉ nửa tiếng sau khi lên bục nhận huy giải, chiếc huy chương dành cho ông đã bị trộm nhanh tay "thó" mất.
Giáo sư Birkar (phải) nhận huy chương Toán học Fields hôm 1/8. Ảnh: Guardian
Trang G1 đưa tin, giáo sư Birkar để chiếc huy chương danh giá cùng điện thoại di động và ví tiền cá nhân trong một chiếc cặp đựng hồ sơ đặt trên một cái bàn tại địa điểm trao giải. Đội an ninh sau đó phát hiện chiếc cặp nằm dưới một băng ghế, nhưng chiếc huy chương đã biến mất.
Báo O Globo của Brazil cho hay, nhà chức trách đã nhận diện được thủ phạm thông qua các đoạn băng ghi hình an ninh. Ban tổ chức ICM cũng ra tuyên bố lên án vụ trộm và khẳng định đang hợp tác với cảnh sát địa phương để hoàn tất điều tra vụ việc.
Giải thưởng Fields được mệnh danh là "giải Nobel trong lĩnh vực Toán học", do nhà toán học Canada John Charles Fields sáng lập. Giải được trao tặng lần đầu tiên vào năm 1936 và kể từ năm 1950, được trao 4 năm một lần, cho tối đa 4 nhà toán học dưới 40 tuổi có những đóng góp đột phá. Giáo sư Ngô Bảo Châu là nhà toán học đầu tiên của Việt Nam được nhận giải thưởng danh giá này, vào năm 2010.
Cận cảnh tấm huy chương Fields danh giá. Ảnh: Guardian
Năm nay, ngoài giáo sư Birkar, người Iran nhập cư vào Anh, 3 nhà toán học khác cùng thắng giải Fields là Alessio Figalli đến từ Italia, Peter Scholze, người Đức và Akshay Venkatesh đến từ Ấn Độ. Trong đó, chủ nhân trẻ nhất của giải thưởng Fields 2018 là giáo sư Scholze, 30 tuổi thuộc Đại học Bonne (Đức). Scholze là giáo sư trẻ nhất trong lịch sử của Đức và gần đây đã được bổ nhiệm làm Giám đốc Viện Toán Max Planc ở Bonn, trung tâm toán học thuần túy có uy tín nhất nước này.
Vụ trộm huy chương Fields ngày 1/8 vừa qua không phải là rắc rối đầu tiên sự kiện này gặp phải. Trước đó, vào tối Chủ nhật (29/7), một chiếc lồng đèn từ trời cao rơi xuống, gây hỏa hoạn tại khu vực tổ chức lễ trao giải, buộc ban tổ chức phải sơ tán khẩn cấp nơi này.
Quỳnh Anh
Theo vietnamnet.vn
Lợi thế công việc của sinh viên toán ứng dụng Ngành Toán ứng dụng ra đời giúp học sinh duy trì đam mê toán học lại có những khám phá mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tại hội thảo với chủ đề "Học toán, làm toán và cơ hội việc làm" diễn ra hồi tháng 5 tại Đại học Quy Nhơn, giáo sư, tiến sĩ khoa học Phùng Hồ Hải -...