Điều đặc biệt bất ngờ về nữ tiến sĩ giành giải Nobel Vật lý
Một trong 3 chủ nhân của giải Nobel Vật lý năm nay là nữ tiến sĩ Donna Strickland người Canada. Bà là người phụ nữ đầu tiên trong 55 năm qua giành giải thưởng danh giá này và là người thứ 3 từng đoạt giải Nobel Vật lý kể từ khi các giải Nobel được sáng lập năm 1901.
Chiến thắng lịch sử
Chân dung nữ tiến sĩ Donna Strickland. Ảnh Reuters.
Ngày 2.10, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã công bố các chủ nhân của giải Nobel Vật lý 2018. Theo đó, ông Arthur Ashkin (người Mỹ), Gérard Mourou (Pháp) và Donna Strickland (Canada) đã được vinh danh vì những phát minh đột phá trong lĩnh vực vật lý laser, theo The Atlantic.
Trước nữ tiến sĩ Donna Strickland, nhà vật lý học người Mỹ gốc Đức Maria Goeppert-Mayer đoạt giải Nobel Vật lý vào năm 1963 với những phát hiện về hạt nhân nguyên tử. Trong khi đó, nhà vật lý học người Ba Lan Marie Curie chia sẻ giải thưởng cùng với chồng bà, Pierre Curie, và Antoine Henri Becquerel vào năm 1903 nhờ nghiên cứu về hoạt động phóng xạ.
Tiến sĩ Ashkin đã phát triển một kỹ thuật laser được miêu tả là các nhíp quang học, được sử dụng để nghiên cứu các hệ thống sinh vật học. Còn Tiến sĩ Mourou và Strickland tạo ra xung laser ngắn nhất và mạnh nhất trên Trái Đất. Họ phát triển kỹ thuật gọi là Khuếch đại xung laser cực ngắn (CPA), áp dụng trong liệu pháp laser điều trị ung thư và hàng triệu ca phẫu thuật mắt mỗi năm.
Theo đó, ông Ashkin sẽ nhận một nửa của giải thưởng trị giá 1 triệu USD, trong khi hai người còn lại chia nhau nửa giải thưởng còn lại.
Nữ tiến sĩ Strickland đã trở thành người phụ nữ thứ 3 trong lịch sử giành giải Nobel Vật lý kể từ khi các giải Nobel được sáng lập năm 1901 sau bà Marie Curie và bà Maria Goeppoert-Mayer.
Trong một tuyên bố, Viện Vật lý Mỹ đã gửi lời chúc mừng tới tất cả những người thắng giải và nói thêm: “Rất vui mừng khi Tiến sĩ Strickland phá vỡ mốc 55 năm kể từ khi một phụ nữ được trao giải Nobel Vật lý, khiến giải thưởng năm nay càng mang tính lịch sử”.
Nguồn cảm hứng cho các nhà khoa học nữ
Video đang HOT
Sinh năm 1959 tại Guelph, tỉnh bang Ontario, Tiến sĩ Strickland đã nhận bằng kỹ sư tại Đại học McMaster ở Hamilton vào năm 1981. Bà hợp tác nghiên cứu về lĩnh vực đạt giải Nobel năm nay khi còn là nghiên cứu sinh tiến sĩ cùng Tiến sĩ Gérard Mourou vào năm 1985 tại Đại học Rochester ở New York, Mỹ.
Trong cuộc họp báo hôm 2.10, khi biết bản thân mình là người phụ nữ thứ 3 trong lịch sử giành giải Nobel Vật lý, nữ tiến sĩ Strickland tỏ ra bất ngờ và chia sẻ: “Ba là tất cả ư? Tôi nghĩ có thể có nhiều hơn chứ. Chúng ta cần tiếp tục vinh danh những nhà vật lý nữ, bởi chúng tôi gần như ở ngoài lề trong lĩnh vực này. Hy vọng theo thời gian những thành tựu dành cho nữ giới sẽ được nhân lên với tốc độ nhanh hơn”.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã ca ngợi thành tựu của nữ tiến sĩ Strickland cùng các đồng nghiệp “là nguồn cảm hứng cho nữ giới ước mơ không giới hạn và theo đuổi sự nghiệp mà họ lựa chọn”.
“Theo như lời của Tiến sĩ Strickland, chúng ta cần phải vinh danh các nhà vật lý nữ và thúc đẩy nhiều phụ nữ hơn theo đuổi sự nghiệp khoa học, công nghệ. Khi phụ nữ được trao quyền và có những công cụ cần thiết để phát triển trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, mọi người đều có lợi.
Tiến sĩ Strickland đã mở đường cho các thế hệ phụ nữ và bé gái trong tương lai. Thay mặt cho người dân Canada, tôi chúc mừng tiến sĩ Strickland vì thành tích đáng ghi nhận này, và cảm ơn bà đã truyền cảm hứng cho nữ giới mơ ước không giới hạn và theo đuổi sự nghiệp mà họ lựa chọn”.
Hiện chỉ có 48 phụ nữ được trao giải Nobel từ năm 1901 đến năm 2017, so với 892 đàn ông. Bình luận về sự chênh lệch này, ông Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị của Quỹ Nobel thừa nhận, đã có thành kiến lớn đối với phụ nữ làm khoa học và cũng có rất ít các nhà khoa học nữ cách đây 20, 30 năm.
Theo Dân Việt
Nữ chủ nhân Nobel Vật lý 2018 là ai?
Cùng với 2 nhà khoa học nam tới từ Mỹ và Pháp, nhà vật lý nữ Donna Strickland vừa nhận giải Nobel Vật lý 2018 cho những đóng góp về lĩnh vực laser ứng dụng trong phẫu thuật.
Donna Strickland chia sẻ giải thưởng Nobel Vật lý 2018 cùng với 2 nhà khoa học nam tới từ Mỹ và Pháp
Với giải thưởng này, bà trở thành người phụ nữ đầu tiên trong 55 năm qua và là người phụ nữ thứ 3 được trao giải Nobel Vật lý trong lịch sử. Người đầu tiên là Marie Curie.
Hiện Donna Strickland đang là giáo sư ở ĐH Waterloo (Ontario, Canada).
Nếu như nhà khoa học Ashkin là người đã phát minh ra "nhíp" quang học có khả năng gắp các hạt, nguyên tử, virus và các tế bào sống khác, thì 2 nhà khoa học Mouru và Strickland là người tạo ra các xung laser ngắn nhất và mạnh nhất từ trước tới nay.
Những phát kiến này đã trở thành tiêu chuẩn cho laser cường độ cao, ví dụ như được sử dụng trong hàng triệu ca phẫu thuật chỉnh hình mắt mỗi năm.
Bà Strickland sẽ có một nửa giải thưởng trị giá 1,4 triệu USD cùng với nhà vật lý người Pháp Gérard Mourou.
Sinh ra ở Guelph, Ont. Vào năm 1959, tiến sĩ Strickland nhận bằng kỹ sư từ ĐH McMaster ở Hamilton vào năm 1981.
Bà đã bắt đầu tham gia nghiên cứu công trình mang lại giải Nobel năm nay từ khi vẫn là nghiên cứu sinh làm việc cùng tiến sĩ Mourou vào năm 1985 ở ĐH Rochester, New York.
Tiến sĩ Mourou, hiện 74 tuổi, đang là giám đốc Phòng thí nghiệm d'Optique Appliquée thuộc Viện Công nghệ Paris, Pháp.
Bà Strickland trả lời phỏng vấn qua điện thoại ngay sau khi giải thưởng được công bố
Tiến sĩ Strickland - người đứng đầu nhóm laser siêu nhanh ở ĐH Waterloo - cũng là người phụ nữ Canada đầu tiên giành giải Nobel Vật lý và là một trong 3 người phụ nữ trong lịch sử làm được điều này, trong đó Marie Curie là người đầu tiên vào năm 1903, tiếp đó là Goeppert-Mayer vào năm 1963.
"Tôi rất vinh dự khi là một trong những người phụ nữ đó" - Tiến sĩ Strickland chia sẻ với phóng viên trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại sau khi giải thưởng được công bố.
"Chúng ta cần chúc mừng các nhà vật lý nữ bởi vì chúng ta ở ngoài đó. Hi vọng theo thời gian, điều này sẽ bắt đầu diễn biến theo một tốc độ nhanh hơn".
Bà cũng cho biết, phản ứng đầu tiên của bà khi nhận được cuộc gọi lúc 5 giờ 30 phút từ Uỷ ban Nobel là không thể tin nổi.
Cùng với Tiến sĩ Mourou, Tiến sĩ Strickland nổi tiếng với sự phát triển một kỹ thuật được gọi là sự khuếch đại xung "chirp", liên quan đến việc kéo dài, khuếch đại, sau đó ép các chum ánh sang laser để tăng độ mạnh của chúng.
Vào thời điểm đó, bà cho biết, nhiều nhóm nghiên cứu đã suy nghĩ về việc làm thế nào để gia tang sức mạnh của các xung laser, nhưng bà và Tiến sĩ Mourou đã có một ý tưởng khác biệt.
"Phải suy nghĩ thoát ra khỏi tư duy thông thường để kéo dài nó trước, sau đó mới khuếch đại" - bà nói.
Phát kiến này mang đến một loạt các ứng dụng trong việc phẫu thuật mắt. Trong tương lai, nó còn có tiềm năng ứng dụng trong việc sử dụng xung laser như chất gia tốc hạt và điều trị bệnh ung thư.
Năm 2017, Viện Hàn lâm Khoa học hoàng gia Thuỵ Điển công bố các số liệu cho thấy kể từ khi được khởi xướng vào năm 1901, mới chỉ có 49 phụ nữ được trao giải trong số 923 cá nhân, đơn vị được trao tặng.
Năm ngoái, các thành viên của Viện này còn nói rằng họ "thất vọng khi nhìn vào viễn cảnh tỷ lệ phụ nữ được trao giải không tăng lên".
Ông Gran K. Hansson của Quỹ Nobel cho rằng một phần nguyên nhân là do họ thường nhìn lại thành tựu trong quá khứ để trao giải - một quá trình có thể mất nhiều thời gian để xác minh.
"Thậm chí còn có một sự thiên vị lớn hơn không có lợi cho phụ nữ. Nếu bạn nhìn lại 20-30 năm trước, thì càng có ít nhà khoa học nữ hơn. Nhưng tôi không chắc rằng đó là toàn bộ nguyên nhân".
Ông Hansson cũng cho biết, các uỷ ban xét giải cũng có nhiều thành viên là phụ nữ và họ đề nghị rằng sẽ không có bất cứ sự thiên vị nào trong uỷ ban. Tuy nhiên, giải thưởng Nobel đã có những nỗ lực đặc biệt để tìm kiếm các nhà khoa học nữ để đề cử cho giải thưởng.
Nguyễn Thảo
Theo vietnamnet
Nguồn cảm hứng cho nữ giới Nhà khoa học nữ ôn-na Xtrích-klen, người Ca-na-đa đã trở thành một trong ba chủ nhân của Giải Nô-ben Vật lý 2018. Như vậy, sau 55 năm, giải Nô-ben Vật lý lại được trao cho một nhà khoa học nữ. Bà .Xtrích-klen, 59 tuổi, là người phụ nữ thứ ba trong lịch sử giành Giải Nô-ben Vật lý (về phát triển xung la-de...