Điều chưa biết về 5 tỷ phú công nghệ Trung Quốc
Hàng loạt tỷ phú đang nổi lên tại Trung Quốc kèm theo những giai thoại về quá trình làm giàu của họ.
Robin Li – đồng sáng lập Baidu
Robin Li là một trong những doanh nhân Internet nổi tiếng nhất Trung Quốc. Ông là người đồng sáng lập Baidu và trở thành một trong những người giàu nhất nước này với khối tài sản khoảng 20 tỷ USD. Kể từ khi thành lập, Baidu đã được mở bán công khai ở sàn chứng khoán Nasdaq và hiện là website có lượng truy cập lớn thứ tư thế giới.
Robin Li tại hội thảo WAIC ở Thượng Hải năm 2018.
Li sinh năm 1968 ở thành phố nghèo khó ở tỉnh Thiểm Tây. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành khoa học thư viện ở Đại học Bắc Kinh, ông được nhận vào chương trình khoa học máy tính ở Đại học bang New York ở Mỹ. Li bắt đầu tham gia dự án trên phiên bản online của tờ Wall Street Journal sau đó.
Một cuộc gặp tình cờ với William Chang, Giám đốc công nghệ ở công ty Infoseen thuộc tập đoàn Disney, Li được thuê để phát triển hệ thống tìm kiếm cho công ty này. Đến năm 1999, Li tự thành lập công ty tìm kiếm cùng Eric Xu, tiến sĩ có nhiều liên hệ ở Thung lũng Silicon. Hai năm sau, Baidu ra mắt website riêng với nhiều nét tương tự Google.
Khi Baidu được mở bán công khai năm 2005, tài sản ròng từ cổ phiếu của Li đã đạt hơn 900 triệu USD.
Lei Jun – người sáng lập kiêm CEO Xiaomi
Lei Jun được coi là “câu trả lời của Trung Quốc với Steve Jobs” sau khi đưa thương hiệu này ra thế giới. Sau 20 năm lao động chăm chỉ, ông tuyên bố nghỉ hưu vào năm 2007 và trở thành một nhà đầu tư trước khi thành lập Xiaomi năm 2010. Xếp hạng năm 2020 của Trung Quốc cho thấy tài sản của Lei vào khoảng 25 tỷ USD.
Cách tiêu tiền của ông khiến nhiều người tò mò. Một trong những khoản chi xa hoa của Lei được hé lộ vào năm 2017 khi ông khoe chiếc Mercedes-Benz S600 trị giá 430.000 USD trên mạng xã hội Weibo, cùng thời điểm Xiaomi ra mắt điện thoại Redmi Note 5A.
Video đang HOT
Lei cũng chi 750 triệu USD cho kế hoạch xây dựng Khu công nghệ và khoa học Xiaomi ở quận Hải Điến, khu vực có dân cư đạt mức thu nhập đầu người cao nhất tại thủ đô Bắc Kinh. Sau khi công bố kế hoạch mua đất, Lei tuyên bố sẽ áp dụng khái niệm AI vạn vật (AIoT) để thay đổi ngành bất động sản.
Pony Ma thường tránh xuất hiện trước công chúng và hiếm người biết về cuộc sống cá nhân của ông, dù đây là một trong những tỷ phú hàng đầu Trung Quốc.
Pony Ma hồi năm 2018.
Ma sinh năm 1971 ở thành phố Sán Đầu, phía đông thành phố Thâm Quyến, nơi được coi là Thung lũng Silicon của Trung Quốc. Năm 1993, Ma tốt nghiệp Đại học Thâm Quyến với bằng cử nhân khoa học máy tính. Sau khi làm việc trong ngành máy nhắn tính, ông và một số người bạn quyết định phát triển doanh nghiệp riêng và thành lập Tencent năm 1998.
Sản phẩm đầu tiên của họ là QQ, ứng dụng chat trên máy tính sao chép nhiều sản phẩm của nước ngoài. Nó nhanh chóng nổi tiếng và biến Tencent thành hãng cung cấp dịch vụ nhắn tin lớn nhất ở Trung Quốc.
Năm 2010, Ma giao cho hai nhóm phát triển cạnh tranh nhau để cho ra mắt ứng dụng nhắn tin trên smartphone. Kết quả là WeChat, ứng dụng được ra mắt năm 2011 và đạt mốc 100 triệu người dùng sau một năm, nhanh chóng vượt mặt QQ.
Cao Ji – nhà sản xuất pin Li-ion
Smartphone, xe điện và tàu thăm dò Curiosity của NASA có điểm chung là đều sử dụng pin Li-ion. Loại pin này đã trở nên phổ biến kể từ khi Sony triển khai chúng trên máy quay vào năm 1991. Ngày nay, pin Li-ion xuất hiện trong gần như toàn bộ thiết bị điện tử tiêu dùng, cũng như xe điện và xe hybrid.
Nhà cung cấp pin Li-ion lớn nhất thế giới là Trung Quốc, chiếm hai phần ba sản lượng toàn cầu. Cao Ji là điểm chốt quan trọng của sản phẩm này, khi công ty Zhejiang Hangke Technology do ông thành lập cách đây 35 năm đảm nhận việc sản xuất thiết bị kiểm tra và nhiều sản phẩm khác cho những hãng chế tạo pin Li-ion.
Thử thách khi hoàn thiện pin Li-ion chính là loại pin này được ví như “khối thuốc nổ nằm im”. Lithium nhẹ và chứa đầy năng lượng, nhưng cũng rất kém ổn định và có thể gây ra những vụ nổ nghiêm trọng từng được ghi nhận trên dòng Galaxy Note 7.
Bước cuối trong quá trình chế tạo pin Li-ion chính là bảo đảm nó đủ an toàn để sử dụng, cũng như xác định sự khác biệt giữa những loại pin Li-ion có dung lượng khác nhau, đến từ nhiều nhà sản xuất khác biệt.
Alex Zhu – người tìm ra ý tưởng cho TikTok
TikTok là dự án sinh ra từ sự tuyệt vọng của Alex Zhu.
Mùa hè năm 2014, doanh nhân Alex Zhu và Louis Yang vẫn đang hồi phục sau thất bại với đứa con tâm huyết đầu tiên, một ứng dụng đào tạo kết hợp giữa các phần mềm giáo dục và Twitter. Tuy nhiên, họ nhanh chóng phát hiện người dùng không muốn sử dụng smartphone để học tập.
CEO TikTok Alex Zhu.
Chỉ còn một phần nhỏ trong số tiền đầu tư 250.000 USD, Zhu gặp ý tưởng cho ứng dụng tiếp theo khi đi tàu ở bang California của Mỹ. Ông thấy các thanh thiếu niên nghe nhạc, chụp ảnh và quay video tự sướng rồi cho nhau xem. Zhu nhận ra giới trẻ có thể yêu thích ứng dụng kết hợp toàn bộ các yếu tố này.
Kết quả là sự ra đời của Musical.ly, ứng dụng sau này trở thành TikTok.
Chỉ trong một năm sau khi phát hành, Musical.ly vươn lên đầu bảng xếp hạng App Store tại Mỹ, điều hiếm gặp với ứng dụng do Trung Quốc phát triển. Năm 2016, Mark Zuckerberg tìm đến Musical.ly. Hàng loạt dấu hiệu cho thấy Facebook khi đó coi ứng dụng Trung Quốc là đối thủ đe dọa.
Đến cuối năm 2017, ByteDance mua lại công ty của Zhu với giá một tỷ USD rồi sáp nhập nó với TikTok, phiên bản quốc tế của Douyin, ứng dụng có tính năng tương tự Musical.ly. Zhu hiện nay lãnh đạo TikTok và báo cáo trực tiếp với CEO ByteDance Zhang Yiming.
Tài sản tăng gấp đôi sau một năm, CEO Xiaomi kiếm và tiêu tiền thế nào?
Xuất thân từ một gia đình gia giáo, tỷ phú công nghệ Lei Jun lái chiếc Mercedes-Benz S600 trị giá 430.000 USD và đầu tư hơn 750 triệu USD vào Công viên Khoa học và Công nghệ Xiaomi rộng lớn, nằm bên cạnh các trụ sở của Lenovo và Baidu ở Bắc Kinh.
Lei Jun, người sáng lập và CEO của Xiaomi thường được ví von như "Steve Jobs của Trung Quốc". Lei sinh năm 1969 trong một gia đình gia giáo ở thành phố Xiantao, tỉnh Hồ Bắc. Vào những năm 1990, khi tỷ lệ đỗ đại học ở Trung Quốc vẫn còn thấp ở mức 27%, Lei đã tốt nghiệp đại học với bằng hạng ưu chuyên ngành khoa học máy tính và không lâu sau đó gia nhập Tập đoàn Kingsoft, đảm nhiệm vị trí nhân viên phát triển phần mềm.
Trong thời gian phát triển sự nghiệp và vươn tới vị trí giám đốc điều hành tại Kingsoft, ông cũng đồng thời điều hành Joyo.com, một công ty thương mại điện tử cho phép người dùng tải sách và tệp tin. Ông đã kiếm được một khoản tiền lớn khi bán trang web của mình cho Amazon vào năm 2004 với giá 75 triệu USD. Là một cổ đông lớn của Kingsoft (nắm giữ 14,9% cổ phần công ty), chính Lei là người giúp công ty này niêm yết thành công trên thị trường chứng khoán Hong Kong.
Sau 20 năm làm việc chăm chỉ, Lei "nghỉ hưu" vào năm 2007 và trở thành một nhà đầu tư thiên thần nổi tiếng ở Trung Quốc trước khi thành lập Xiaomi. Trong số các khoản đầu tư của ông hồi đó có Vancl.com - website bán lẻ quần áo trực tuyến hàng đầu ở Trung Quốc, UCWeb - công ty internet di động hàng đầu và Lakala - công ty thanh toán bên thứ ba.
Với một danh mục đầu tư ấn tượng như vậy, Lei có thể không cần phải làm việc nữa. Thay vào đó, ông để niềm đam mê "dẫn lối" và đến năm 2010, ở tuổi 40, Lei trở lại cuộc chơi. Lei Jun luôn hứng thú với việc sản xuất các sản phẩm điện thoại di động chất lượng cao ngay tại Trung Quốc. Giấc mơ kinh doanh của ông đã thành hiện thực sau khi phát hành MIUI, một hệ điều hành điện thoại thông minh dựa trên Android vào tháng 8 năm 2010. Trong thập kỷ tiếp theo, Xiaomi đã phát triển thành đế chế trị giá 46 tỷ USD với hơn 100 triệu người dùng.
Theo danh sách tỷ phú Hurun 2020 của Trung Quốc, Lei hiện đang sở hữu khối tài sản trị giá 25 tỷ USD. Tài sản của ông đã tăng hơn gấp đôi trong năm qua nhờ vào sự bùng nổ của công nghệ 5G.
Lei Jun, CEO Xiaomi. Ảnh: Bloomberg
Vậy, "Steve Jobs của Trung Quốc" đang sử dụng tài sản của mình như thế nào?
Một trong những lần hiếm hoi mọi người nhìn thấy Lei mua sắm xa hoa là vào năm 2017, khi ông khoe chiếc Mercedes-Benz S600 trị giá 430.000 USD của mình trên Weibo vào thời điểm công ty phát hành mẫu Redmi Note 5A mới.
Đặc biệt hơn cả là khoản đầu tư 750 triệu USD của ông vào Công viên Khoa học và Công nghệ Xiaomi. Khu đất rộng lớn ở Bắc Kinh này nằm bên cạnh các khu công nghiệp của Lenovo và Baidu ở quận Haidian - khu vực tập trung những cư dân có thu nhập khả dụng bình quân đầu người cao nhất thành phố.
Sau khi tuyên bố đã mua mảnh đất, Lei cho biết ông dự định áp dụng khái niệm Trí tuệ nhân tạo vạn vật (AIoT) để thay đổi ngành bất động sản. Thông qua quan hệ đối tác chiến lược với một nhóm các nhà phát triển bất động sản hàng đầu bao gồm China Resources Land và Frasers Property, Xiaomi đã có thể phát triển và triển khai hệ sinh thái nhà thông minh.
"Cuối cùng chúng tôi đã định cư ở Bắc Kinh sau 9 năm trôi dạt", Lei viết trên Weibo vào năm 2019. Ông đặt mục tiêu tận dụng mô hình kinh doanh "internet mới" nói trên để giảm giá nhà ở xuống một nửa hoặc một phần ba so với hiện nay. Nếu thành công, chắc chắn ông sẽ có thêm một lượng lớn người hâm mộ.
Tin đồn: Xiaomi sắp sản xuất ô tô, do đích thân CEO Lei Jun chỉ đạo Nhưng các chi tiết cũng như lộ trình của dự án này dường như vẫn chưa được quyết định. Ngành công nghiệp ô tô đang trở thành bến đỗ mới cho các hãng công nghệ. Sau khi hàng loạt cái tên đình đám như Apple, Alibaba, Baidu và Huawei cho thấy sự hiện diện của mình vào lĩnh vực này, một báo cáo...