Điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học: Các trường ĐH có phải ‘dồn toa’?
Việc điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học lần 2 vừa được Bộ GD&ĐT công bố có thể nói, các trường ĐH bắt đầu bị ảnh hưởng.
Lãnh đạo các trường ĐH cho biết, Bộ GD&ĐT quyết định lùi thời gian tổ chức kỳ thi THPT quốc gia qua đầu tháng 8 ảnh hưởng trực tiếp tới kế hoạch tuyển sinh của các trường. Vì như thế, khả năng đến tháng 10 các trường ĐH mới gọi được thí sinh trúng tuyển. Năm học mới 2020 – 2021 sẽ bắt đầu muộn hơn mọi năm.
Theo trưởng phòng đào tạo một trường ĐH tại Hà Nội, năm nay dù các trường tuyển sinh bằng nhiều phương thức khác nhau nhưng phần lớn chỉ tiêu vẫn dựa vào điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển của kỳ thi THPT quốc gia. Kể cả các phương thức xét tuyển khác, thí sinh muốn trúng tuyển đều phải trải qua kỳ thi này và được công nhận đỗ tốt nghiệp THPT. Do vậy, các trường sẽ phải dời thời gian xét tuyển các phương thức tiệm cận với thời gian lùi kỳ thi này.
Các trường ĐH hiện đang điều chỉnh lịch kế hoạch năm học theo lịch thi THPT quốc gia mới, điều chỉnh kế hoạch tổng thể, sắp xếp lại các hoạt động khác để tham gia coi thi, chấm thi. Phần lớn các trường ĐH cho biết năm nay không tổ chức học kỳ hè (học kỳ III) như mọi năm. Như vậy, không chỉ các trường phổ thông mà ngay cả các trường ĐH cũng phải “dồn toa” vì nghỉ học kéo dài do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
TS. Phạm Thu Hương, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương cho hay, trong bối cảnh hiện nay, các trường đều chia sẻ và chủ động xây dựng kế hoạch theo điều chỉnh của Bộ GD&ĐT. Trường ĐH Ngoại thương đã lên các kịch bản để khi dịch Covid-19 kéo dài vẫn sẽ chủ động được. Cụ thể tư vấn tuyển sinh trường sẽ chuyển sang làm online. Khi kỳ thi THPT quốc gia được lùi sang tháng 8 thì các kế hoạch tháng 3 và tháng 4 của trường sẽ được chuyển sang tháng 5 và tháng 6.
Ngoài ra, Bộ điều chỉnh thời gian kết thúc năm học sang 15/7 nên trường cũng điều chỉnh phương thức tuyển sinh dành cho trường sang tháng 7. Còn phương thức tuyển sinh dựa vào kết quả thi THPT quốc gia phụ thuộc vào lịch điều chỉnh của Bộ.
Video đang HOT
Trao đổi với Tiền Phong, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT cũng khẳng định, việc lùi thời gian tổ chức thi THPT quốc gia sẽ làm thay đổi kế hoạch học tập và tuyển sinh chính quy năm 2020. Nhưng nếu các trường chủ động kế hoạch tuyển sinh thì cũng không bị động.
Hằng năm Bộ GD&ĐT cũng chỉ ban hành kế hoạch tuyển sinh năm 2020 áp dụng chung với các trường tuyển sinh đợt 1 từ kết quả thi THPT quốc gia năm 2020. Trong điều kiện các trường có thể sử dụng quyền tuyển sinh nhiều đợt trong năm thì công tác tuyển sinh, các trường hoàn toàn chủ động.
Tuy vậy, với mốc thời gian diễn ra kỳ thi vừa điều chỉnh, lịch tuyển sinh đợt 1 sẽ tịnh tiến cùng với lịch thi THPT, lùi so với năm 2019 khoảng một tháng rưỡi. Các lịch cho thí sinh đăng ký xét tuyển, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển và các mốc thời gian khác quy định trong xét tuyển đợt 1 từ kết quả thi THPT quốc gia năm 2020 dự kiến cũng sẽ lùi lại, tịnh tiến tương đương với thời gian lùi lịch thi THPT quốc gia. Dù vậy, thời điểm kết thúc tuyển sinh của năm 2020 dự kiến thực hiện như các năm trước, tức là vào ngày 31/12/2020.
“Trong tình huống hiện nay, các trường cần chủ động hơn trong việc xác định và sớm công bố phương án tuyển sinh, theo hướng tuyển sinh nhiều đợt với nhiều phương thức khác nhau” – bà Phụng cho hay.
Theo tienphong.vn
Trường học yên tâm khi Bộ nói sẽ công bố đề thi minh họa
Việc Bộ GD&ĐT công bố đề thi minh họa THPT quốc gia năm 2020 sẽ giúp các trường chủ động trong việc dạy học.
Thông tin Bộ GD&ĐT sẽ công bố đề thi minh họa THPT quốc gia năm 2020 khiến các trường phần nào yên tâm về quá trình dạy học cho học sinh trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Liên quan đến vấn đề này, bà Vũ Thị Ngọc Dung, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân, TP.HCM, cho biết việc Bộ GD&ĐT công bố đề thi minh họa THPT sẽ giúp trường có kế hoạch chủ động trong việc dạy và học. Ngoài ra, học sinh cũng đỡ áp lực trong việc học.
"Có đề thi minh họa sớm sẽ giúp trường định hướng trong việc dạy và học cũng như ôn tập. Bên cạnh đó, học sinh cũng như phụ huynh yên tâm hơn. Trong thời gian qua, trường cũng triển khai việc dạy online cho học sinh các khối, trong đó tập trung dạy khối 12 vì sợ không kịp chương trình.
Công bố đề thi minh họa, giảm tải chương trình học cũng khiến các trường đỡ lo hơn trong tình hình học sinh nghỉ học kéo dài do dịch bệnh" - bà Dung nói thêm.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Đông, Hiệu trưởng Trường THPT Lý Thường Kiệt, tỉnh Bình Thuận, bày tỏ: "Năm nay do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, học sinh nghỉ học kéo dài, vì thế với việc có đề thi minh họa, nhà trường sẽ chủ động hơn, học sinh cũng không hoang mang và tránh được áp lực khi quay trở lại trường".
Cũng theo ông Đông, trong thời gian nghỉ học, nhà trường đã triển khai dạy online cho học sinh. Tuy nhiên, qua theo dõi, nắm bắt tình hình số lượng học sinh vào học khá ít.
"Ý thức tự học của học sinh hiện nay không nhiều, trừ những em có đam mê. Hơn nữa, điều kiện để học online không phải gia đình nào cũng có thể đáp ứng được. Ngoài ra, việc học trực tuyến, giáo viên cũng khó có thể kiểm soát học sinh. Tuy nhiên, nhà trường vẫn tiếp tục thực hiện với hy vọng giữ được nhịp độ học tập cho các em" - ông Đông nói thêm.
Trước việc một số chuyên gia giáo dục đề xuất cắt giảm môn thi THPT quốc gia 2020 do tình hình dịch, Bộ GD&ĐT quyết định kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 sẽ được tổ chức với phương thức ổn định như năm 2019. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch COVID-19, Bộ GD&ĐT sẽ có những điều chỉnh phù hợp với tình hình mới.
Bộ GD&ĐT sẽ nghiên cứu giảm tải chương trình để vừa đảm bảo mục tiêu giáo dục vừa phù hợp điều kiện dạy học của nhà trường trong điều kiện ảnh hưởng của dịch bệnh.
Bộ GD&ĐT sẽ xây dựng và công bố đề thi tham khảo cho kỳ thi THPT quốc gia 2020 phù hợp giảm tải chương trình, làm định hướng cho các nhà trường tổ chức dạy học, ôn tập. Vì vậy, giáo viên và học sinh không nên quá lo lắng.
Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục chủ động bám sát diễn biến của dịch COVID-19 để có các giải pháp phù hợp trong dạy học và thi theo tình hình thực tế diễn biến của dịch bệnh và theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.
Trước đó, ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Marie Curie, Hà Nội, đã viết thư đề nghị Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ xem xét và quyết định kỳ thi THPT quốc gia chỉ thi ba môn văn, toán, ngoại ngữ, bỏ các bài thi tổ hợp.
Năm nay, khi chưa xảy ra dịch bệnh COVID-19, Bộ GD&ĐT chủ trương không công bố đề thi minh họa của kỳ thi THPT quốc gia. Tuy nhiên, với tình hình phức tạp khiến học sinh nghỉ học kéo dài, ông Khang cho biết bộ nên cân nhắc, xây dựng, sớm ban hành đề thi minh họa các môn để nhà trường và học sinh yên tâm trong quá trình học.
Theo plo.vn
Không cần đợi điểm học kỳ 2, học sinh lớp 12 vẫn có thể xét tuyển đại học Bỏ qua nỗi lo khi lịch học, lịch thi THPT quốc gia liên tục bị thay đổi bởi dịch Covid-19, nhiều học sinh lại biết tận dụng khoảng thời gian nghỉ học này tìm hiểu kỹ về thông tin ngành nghề, phương thức xét tuyển để có thể ứng biến nhanh và sẵn sàng chinh phục cánh cửa đại học. Đáng chú ý,...