Điều chỉnh chương trình đào tạo kỹ sư – hội nhập quốc tế sâu hơn
Theo quy định Luật GDĐH (sửa đổi), sinh viên đại học khối ngành kỹ thuật phải hoàn thành chương trình học từ 150 tín chỉ trở lên mới được cấp bằng kỹ sư.
Sinh viên khối ngành kỹ thuật của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM.
Quy định này buộc các trường phải chỉnh sửa và thay đổi mạnh chương trình đào tạo, cũng như kéo dài thời gian học tập.
Chủ động điều chỉnh
Đến nay, hàng loạt các trường đại học có đào tạo khối kỹ thuật ở khu vực phía Nam như ĐH Công nghiệp TPHCM, ĐH Giao thông Vận tải TPHCM, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, ĐH Bách khoa TPHCM đã hoàn thành những điều chỉnh về chương trình đào tạo sinh viên khối ngành kỹ thuật theo quy định trước khi tuyển sinh khóa mới 2020 – 2024 theo hướng tăng dần thời lượng và thời gian đào tạo.
Phương thức điều chỉnh số tín chỉ bị thiếu theo luật mới (so với chương trình đào tạo cũ) được các trường sắp xếp phần lớn ở việc bổ sung thêm ở khâu thực hiện khóa luận, tiếng Anh chuyên ngành.
Tại Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, ngay sau khi có hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, nhà trường đã điều chỉnh khối lượng chương trình đào tạo khối ngành kỹ thuật tăng thêm 10 tín chỉ tại 27 ngành đào tạo cấp bằng kỹ sư.
Theo TS Nguyễn Trung Nhân – Trưởng phòng Đào tạo, việc điều chỉnh chương trình và thời gian đào tạo cho sinh viên khối ngành kỹ thuật của trường không quá phức tạp. Bởi trước khi có Thông tư 27 của Bộ GD&ĐT và Nghị định 99/2019 của Chính phủ, tổng thời lượng đào tạo chương trình kỹ sư của trường là 146 tín chỉ. Vì vậy, việc gia tăng thêm 10 tín chỉ (3 tín chỉ cho khóa luận tốt nghiệp, 7 tín chỉ tăng cường cho cơ sở ngành), chỉ tăng thêm khoảng 6 tháng thời gian đào tạo (4 năm lên 4 năm rưỡi).
Video đang HOT
Tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM từ nhiều năm nay, chương trình đào tạo và thời lượng học của sinh viên khối ngành kỹ thuật vẫn cao hơn khối ngành khác rất nhiều (141 tín chỉ so với 120 tín chỉ các khối ngành khác). Theo PGS.TS Lê Hiếu Giang – Phó Hiệu trưởng nhà trường, trước kia sinh viên khối ngành kỹ thuật để lấy bằng kỹ sư phải học 220 tín chỉ (trong 5 năm), sau này giảm xuống 180 tín chỉ, rồi 141 tín chỉ sau Thông tư 07/2015 của Bộ GD&ĐT (quy định tối thiểu 120 tín chỉ với trình độ ĐH) nên việc thay đổi theo hướng gia tăng thêm số tín chỉ không phức tạp.
Tại Trường ĐH Bách khoa TPHCM, việc yêu cầu sinh viên khối ngành kỹ thuật (nhận bằng kỹ sư) phải có khối lượng học tập nhiều hơn, nặng hơn sinh viên khối ngành khác được nhà trường triển khai và thực hiện từ năm 2014 với tiêu chí: Chất lượng và thực nghề. PGS.TS Bùi Hoài Thắng – Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Bách khoa TPHCM cho biết: 6 năm trước, sinh viên khối ngành kỹ thuật trúng tuyển vào trường phải học 4, 5 năm với tổng số tín chỉ là 142 mới đủ điều kiện tốt nghiệp. Sau đó, từ năm 2016 – 2019, số tín chỉ trường yêu cầu sinh viên khối ngành kỹ thuật phải hoàn thành trong 4,5 – 5 năm học tăng dần đến nay khối lượng tín chỉ theo quy định với sinh viên ngành kỹ thuật đã là 163 tín chỉ. Vì vậy, các quy định và yêu cầu mới của Luật GDĐH (sửa đổi) không tác động nhiều đến chương trình đào tạo của nhà trường.
7 trường Đại học Kỹ thuật hàng đầu Việt Nam cùng nhau cam kết nâng cao chất lượng đào tạo kỹ sư.
Thước đo là chất lượng đào tạo
Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng – Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, điều quan trọng các trường cần làm là xây dựng được khung chương trình đào tạo chuẩn, với điều kiện thực học, thực địa, thực chiến một cách bài bản, chuẩn chỉ cho sinh viên thông qua việc áp dụng công nghệ, đầu tư máy móc, gia tăng thêm các tương tác cơ sở ngành sinh viên cần học với môi trường thực tế ảo, môi trường công xưởng, nhà máy… chứ không phải chỉ ở việc điều chỉnh số tín chỉ đơn thuần. Bởi các giá trị thực học, thực hành cho sinh viên sau điều chỉnh chương trình đào tạo mới là điều quan trọng.
Đồng quan điểm, PGS.TS Bùi Hoài Thắng cho rằng: Việc điều chỉnh nội dung và thời lượng chương trình đào tạo cần thực chất, gắn với thương hiệu nhà trường và lợi ích của người học hơn là việc kiếm tìm giải pháp khỏa lấp cho đủ số lượng tín chỉ theo quy định.
Thực tế, số tín chỉ đào tạo sinh viên khối ngành kỹ thuật của Trường ĐH Bách khoa TPHCM hiện ở con số 150. Tuy nhiên, để gia tăng chất lượng hệ kỹ sư – thạc sĩ một cách toàn diện theo luật mới, nhà trường vẫn xây dựng lại chương trình đào tạo hệ đại học theo 2 hướng.
“Theo đó, với chương trình cử nhân, sinh viên sẽ học trong 4 năm với 128 – 132 tín chỉ tùy ngành. Còn chương trình kỹ sư – thạc sĩ, sinh viên phải học 180 tín chỉ trong thời gian khoảng 5 – 5,5 năm. Đặc biệt, sinh viên trúng tuyển năm học 2020 – 2021 bắt đầu học theo chương trình cử nhân. Sau 2 năm, nếu sinh viên quyết định học tiếp 2 năm để lấy bằng cử nhân, hoặc học thêm 3 – 3,5 năm để hoàn thành chương trình kỹ sư – thạc sĩ đều được” – PGS.TS Bùi Hoài Thắng nói.
Thực tế, để bảo đảm chất lượng ngồn nhân lực kỹ sư đáp ứng được yêu cầu công việc trong bối cảnh mới, trực tiếp cạnh tranh một cách sòng phẳng với nguồn nhân lực kỹ thuật của các nước trong khu vực và trên thế giới, nhiều trường đại học có đào tạo khối ngành kỹ thuật ngoài việc chuẩn hóa chương trình đào tạo còn mở rộng liên kết hợp tác với các trường khác, để tạo thành một hệ thống trường kỹ thuật cùng nhau đẩy mạnh mô hình đại học sẻ chia (chia sẻ nguồn lực, giáo trình, cơ sở vật chất).
Mới đây, 7 trường ĐH kỹ thuật hàng đầu Việt Nam đã cùng ký kết thống nhất phát triển chương trình đào tạo kỹ sư, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo, phù hợp với chuẩn quốc tế. Theo đó, các chương trình đào tạo kỹ sư sẽ được xây dựng theo hướng chuyên sâu nghề nghiệp chuẩn chương trình về đầu vào, đầu ra và khối lượng kiến thức, tương đương với trình độ thạc sĩ và đạt bậc 7 theo khung trình độ quốc gia. Với khối lượng kiến thức toàn khoá tối thiểu là 180 tín chỉ và chất lượng đào tạo được chuẩn hoá, người tốt nghiệp có thể học chuyển đổi kiến thức giữa văn bằng kỹ sư và thạc sĩ.
Trước sự chuyển dịch và cam kết trong chất lượng đào tạo nguồn lực kỹ sư của các trường khối kỹ thuật, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy – Vụ trưởng Vụ GD Đại học, Bộ GD&ĐT nhìn nhận: Việc xây dựng tiêu chuẩn chung cho các chương trình đào tạo kỹ sư không chỉ có ý nghĩa trong nước, mà còn quan trọng đối với Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế, khi giá trị văn bằng kỹ sư truyền thống được chuẩn hoá và nâng cao.
Trường nghề và những tín hiệu khả quan từ số lượng nguồn tuyển
Trong khi các trường ĐH đang phải chờ thí sinh nhập học, và nhiều trường tuyển sinh đợt 1 với số lượng "ảo" khá nhiều thì khối giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đã có tín hiệu khá khởi sắc.
Theo bà Nguyễn Thị Việt Hương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, mặc dù chịu tác động bởi dịch Covid-19 nhưng đến thời điểm này, tuyển sinh của hệ thống GDNN đã đạt được hơn 90% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thực tế là khối GDNN cũng chịu tác động không nhỏ của diễn biến dịch bệnh do Covid-19 gây ra. Nhất là ở khâu tuyển sinh, đặc thù của tuyển sinh GDNN thì thường là cơ sở GDNN phải tự đến với người học. Cách làm của các trường đa phần là tuyển sinh trực tiếp, đó là lan tỏa, đi tiếp cận với trường phổ thông và đối tượng người học. Tuy dịch bệnh đã làm gián đoạn một phần công tác này.
Học sinh đang ngày càng chú ý và lựa chọn nhiều hơn vào khối GDNN vì đầu ra đảm bảo. Ảnh: P.Thủy
Với tình hình mới, Tổng cục GDNN đã chỉ đạo quyết liệt các cơ sở GDNN là phải thay đổi phương thức tuyển sinh từ trực tiếp sang trực tuyến, đẩy mạnh phát triển các trang web, các hình thức truyền thông của nhà trường để không phải chỉ có một mục đích là tuyển sinh, mà mục đích cao hơn nữa là lan tỏa vai trò, ý nghĩa của GDNN đối với việc lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ.
Và thực tế là hiện nay, nhiều trường nghề đã không còn lo lắng về nguồn tuyển nữa. Mặc dù tuyển sinh năm nay đến thời điểm này có giảm chút so với cùng kỳ năm ngoái nhưng dự kiến từ giờ cho tới 3 tháng cuối năm, khối GDNN sẽ hoàn thành được các chỉ tiêu tuyển sinh đặt ra từ đầu năm.
Năm 2020, hệ thống GDNN tuyển hơn 2,2 triệu chỉ tiêu, trong đó tuyển sinh trình độ cao đẳng và trung cấp là hơn 580 nghìn, tuyển sinh trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác là hơn 1,6 triệu người.
Sở dĩ vài năm gần đây, nguồn tuyển của khối GDNN, số lượng học sinh theo học nghề đã có nhiều khởi sắc hơn là bởi nhiều nguyên nhân. Trước hết là công tác hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông đã có kết quả bước đầu. Thêm vào đó, theo Tổng cục GDNN, năm 2019 có hơn 80% học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Ở phía các trường ĐH, khi lượng thí sinh xác nhận nhập học vào các trường ĐH bằng các phương thức không xét điểm thi tốt nghiệp THPT khá thấp so với dự kiến, TS Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Công nghiệp TP HCM lý giải: "Rất có thể một bộ phận TS đã đăng ký xét tuyển ĐH các phương thức trước đó nhưng lại quyết định bỏ nhập học để theo học các trường nghề. Đến thời điểm này, một số trường cao đẳng và trung cấp nghề được nhiều TS quan tâm, đã tuyển đủ chỉ tiêu".
Mấy năm trở lại đây, số lượng thí sinh chỉ thi để xét tốt nghiệp THPT tăng. Năm nay cả nước có gần 29% thí sinh dự thi với mục đích chỉ để xét tốt nghiệp, tăng so với năm ngoái; trong khi thí sinh dự thi để vừa xét tốt nghiệp vừa xét tuyển ĐH giảm, dù chỉ tiêu ĐH năm nay tăng.
Theo số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT, trong tổng số 900.152 thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, có tới 257.030 TS dự thi chỉ để xét tốt nghiệp (chiếm gần 29%). Năm trước, trong số 887.104 thí sinh đăng ký dự thi, có 223.976 thí sinh thi chỉ để xét tốt nghiệp (chiếm tỷ lệ 25,2%). Việc các thí sinh cân nhắc về đầu ra, không đổ xô vào các trường ĐH, tìm hiểu kỹ về giáo dục nghề nghiệp sẽ giúp cân bằng các loại hình đào tạo, cân bằng nguồn lực lao động.
Dẫu vậy, không phải tất cả các trường nghề đều "đắt hàng". Thực tế vẫn có một số trường nghề "sống lay lắt". Bộ LĐ-TB&XH nói chung và Tổng cục GDNN đã đề ra nhiều giải pháp để hút thí sinh cho các cơ sở GDNN nhưng sự chủ động xây dựng thương hiệu từ chương trình đào tạo, mối liên kết với các DN trong đào tạo và tìm đầu ra cho người học của mỗi trường mới là yếu tố quan trọng để thí sinh tìm đến với nhà trường.
Chính khối GDNN phải thay đổi phương thức đào tạo, tìm hiểu thị trường và có dự báo lao động theo nhóm ngành tốt để mở ngành đào tạo hợp xu hướng, đảm bảo đầu ra tốt. Có như thế, GDNN mới giải quyết được dứt điểm bài toán tuyển sinh và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo cho phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực dùng chung trong khối ASEAN và xa hơn là toàn cầu.
Áp dụng công nghệ để ngăn bằng giả Bằng cấp giả ngày càng tràn lan, đến ngay cả bằng bác sĩ, dược sĩ, vốn liên quan đến tính mạng con người cũng dễ dàng mua được. Có thể hạn chế bằng cấp giả bằng việc số hóa bằng cấp để công khai thông tin - ĐÀO NGỌC THẠCH Việc áp dụng công nghệ để cấp và quản lý bằng tốt nghiệp...