Điều cha mẹ không nên làm khi phát hiện con yêu sớm
Cha mẹ thường cuống lên khi phát hiện con yêu sớm, thậm chí là “sốc” rồi ra sức ngăn cản.
Khi con bước vào độ tuổi dậy thì, cha mẹ cũng cần tăng hiểu biết của con về pháp luật. Chuyên gia cho rằng, càng rối, càng bộc lộ sự thất vọng, cáu giận, con càng giấu chuyện tình cảm.
Đừng nói rằng “ tình yêu của con là con nít”
Nhiều bậc cha mẹ luôn nghĩ rằng con quá nhỏ với tuổi yêu hoặc “trẻ con lắm, chưa biết gì đâu”. Nhưng chuyên gia cho rằng, cha mẹ đừng quên, tuổi dậy thì của con là 13 – 14 chứ không phải 24.
Dậy thì xong đương nhiên con cũng sẽ có nhu cầu tình cảm và t.ình d.ục. Đó là chưa kể chuyện tiếp xúc với bạn khác giới hàng ngày cũng rất dễ khiến con nảy sinh tình cảm. Vì vậy, các cha mẹ đừng cuống lên nếu một ngày nọ phát hiện ra con đã có người yêu.
Xã hội phát triển, việc các con dậy thì sớm, có cảm xúc với bạn khác giới hoặc yêu sớm không phải lạ. Tuy nhiên khi đối mặt với việc con yêu sớm, phản ứng của phụ huynh cũng khác nhau. Người bình tĩnh, người chấp nhận và không ít cha mẹ “sốc tâm lý”.
Khi phát hiện con mình có tình cảm với người khác giới, lập tức bố mẹ sẽ tìm các biện pháp ngăn cản, giảng giải đủ bài về tác hại của việc yêu sớm, vừa đánh vừa xoa, mềm có, rắn có. Nhưng các bố mẹ đâu biết rằng nếu họ quan tâm con cái mình hơn, chú ý quan sát, chuyện trò, tâm sự cùng con từ rất sớm, chưa chắc đã sốc và căng thẳng như vậy.
Việc quen nhau qua mạng xã hội hiện nay cũng khá phổ biến. Bên cạnh những mặt tích cực, thực tiễn cho thấy, các mối quan hệ từ mạng xã hội khá phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro, hậu quả khó lường, nhất là với các mối quan hệ yêu đương của trẻ chưa thành niên.
Đặc điểm tuổi mới lớn như thân thể phát triển nhanh, rất nhạy với cái mới lạ. Thêm vào đó là lượng thông tin về tình cảm đôi lứa và giới tính tràn lan chưa được định hướng… càng thúc đẩy trẻ thích khám phá, thích tò mò tìm hiểu đặc điểm về sự phát triển của cơ thể bản thân, tình cảm đối với bạn khác giới.
Ngoài ra, sự thiếu hụt về kỹ năng sống, kiến thức giới tính, sức khỏe sinh sản… càng làm cho không ít trẻ ngộ nhận rung động giới tính là tình yêu, tình yêu phải đi kèm t.ình dục… Môi trường sống trong gia đình trẻ, áp lực việc học tập cũng góp phần trẻ yêu sớm, quan hệ tình dục sớm.
ThS Trần Phương Lan – Giảng viên Học viện Thanh thiếu niên cho biết, khi đối mặt với tình huống này, trước hết bố mẹ phải hết sức bình tĩnh và nhận ra rằng trong chuyện đó bản thân bố mẹ cũng có lỗi. Bởi bản thân đã ít sát sao, không nắm bắt được tâm tư của con. Phải khi nhận thức được việc mình có lỗi thì bậc làm cha mẹ mới bình tĩnh để đối mặt với chuyện này.
Nếu bố mẹ càng rối, càng bộc lộ sự thất vọng, cáu giận với con, con càng giấu chuyện tình cảm. Kinh nghiệm từ thực tiễn cho thấy, các con đang tuổi bồng bột.
Nếu người lớn bộc lộ quan điểm cho rằng “tình yêu của các con là con nít, là không có tương lai”… điều đó chỉ khiến các con cố gắng minh chứng cho bố mẹ rằng tình yêu của con là chín chắn hơn mà thôi. Và như vậy trẻ càng gắn bó với nhau hơn.
Video đang HOT
Theo ThS Trần Phương Lan, trong những trường hợp có con yêu sớm, bố mẹ hãy tỏ ra hòa nhập, nhẹ nhàng chấp nhận tình cảm đó. Đừng vội cuống lên và thực hiện việc cấm đoán. Người lớn sẽ phải chấp nhận tình cảm của con như một phần thiết yếu trong quá trình trưởng thành của trẻ.
“Cha mẹ hãy thật sự tĩnh tâm trước khi làm gì tiếp theo và đừng giày vò con rồi tạo vết hằn tâm lí cho chúng”, cô Lan nói.
Hãy nhớ lại thời chính mình còn non nớt như các con bây giờ, chắc chắn cũng rất nhiều người có cảm xúc rung động. Như vậy, có thể thấy tình cảm học trò không phải là điều gì xấu xa. Và nó lại càng không phải là biểu hiện của sự hư hỏng và nổi loạn. Hãy khéo léo tìm hiểu về tình cảm đó đang ở mức độ nào, sau đó chọn thời cơ thích hợp để giúp con hiểu rõ vấn đề.
Cha mẹ và con nếu muốn thân thiết thì hãy luôn duy trì mối tương tác hai chiều tốt đẹp. Phụ huynh có thể tâm sự với con về chính những mối tình thời trẻ của mình. Bằng hành động đó, bạn sẽ giúp con bỏ đi nỗi lo bị phản đối, cảm thấy an tâm hơn khi cha mẹ mình cũng mở lòng với những chuyện này.
Và ngược lại, hãy quan tâm và lắng nghe con khi con chia sẻ về chuyện tình yêu của mình. Điều này khiến chúng thấy rằng phụ huynh thật sự quan tâm và nghiêm túc với nỗi lòng của con. Có vậy, con cái mới dễ dàng tin tưởng những lời khuyên của bạn khi chúng cần.
Theo ThS Trần Phương Lan, không ít những câu chuyện tuổi học trò bền vững cho đến lúc trưởng thành và có một kết quả đẹp. Cha mẹ nên tỏ ý sẵn sàng gặp gỡ và thái độ trân trọng với người bạn của trẻ. Hãy động viên chúng trở thành người đồng hành tốt và cùng phấn đấu với con của mình.
Trong trường hợp, nếu thấy con chọn một người không phù hợp khiến chúng đi xuống, cha mẹ cũng nên nói cho con hiểu về giá trị của những người đến với cuộc sống của mình và định hướng con cách nhìn nhận về một người đồng hành tốt hơn.
Giảng viên Học viện Thanh thiếu niên cũng lưu ý việc giáo dục giới tính luôn là quan trọng và cần được bắt đầu từ rất sớm. Khi biết con đã có những rung động, điều cha mẹ lo lắng nhất chính lũ trẻ sẽ có những hành động vượt quá giới hạn. Bởi vậy, cha mẹ cần dạy con những vấn đề về giới tính để trẻ hiểu và có ý thức chủ động bảo vệ mình. Từ đó giúp con tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp.
Ngoài ra, khi con bước vào độ tuổi dậy thì, cha mẹ cũng cần tăng hiểu biết của con về pháp luật. Có kiến thức và sự chuẩn bị mới là sức mạnh thay thế cho sự ngăn cản, can thiệp hay kè kè bên cạnh để quản lý, cấm đoán.
“Cha mẹ nên cho trẻ biết những quy định của pháp luật và hậu quả nếu con làm điều gì dại dột. Chẳng hạn như độ tuổi nào là hợp pháp để bắt đầu quan hệ tình dục, những hình phạt khi giao phối với trẻ vị thành niên, độ tuổi kết hôn hợp pháp… Như vậy để con làm gì cũng nhớ và ý thức được sự nghiêm trọng của vấn đề và không thể có những quyết định bồng bột làm hủy hoại tương lai mình”, cô Lan nhấn mạnh.
9 cái bẫy nguy hiểm trong cuộc sống nhiều người mắc phải nhưng không ai cảnh báo
Đừng để bị lừa, cuộc sống đầy cạm bẫy và chúng luôn sẵn sàng để bắt lấy bạn!
Cuộc đời là một chuyến đi dài. Và trên hầu hết các cuộc hành trình đều sẽ có những cạm bẫy, thử thách, những khó khăn mà chúng ta không lường trước được.
Một trong những nguy hiểm của cạm bẫy chính là ở việc chúng không thể nhìn thấy. Chúng ẩn giấu một cách khá kín đáo. Vào thời điểm bạn phát hiện ra những cái bẫy thì đã quá muộn.
Tất cả chúng ta đều bước vào những cạm bẫy trong cuộc sống. Đôi khi chúng ta có thể thoát ra, những lúc khác chúng ta lại bị mắc kẹt. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có thể được cảnh báo về những cạm bẫy trên đường đời của mình? Hãy xem những lưu ý dưới đây chính là lời cảnh báo ấy!
Tin rằng "cách dễ dàng" là "cách tốt nhất"
Dễ dàng không có nghĩa là tốt hơn. Thay vì mải mê lựa chọn những con đường dễ dàng, hãy dừng lại một chút, suy nghĩ và tìm kiếm ra con đường đúng.
Cuộc sống đầy rẫy những cạm bẫy chi phối suy nghĩ và hành động của bạn.
Đưa ra các giả định
Thay vì giả định điều gì đó về một người hoặc một tình huống, hãy đặt câu hỏi và tìm hiểu sự thật trước. Các giả định thường có thể dẫn đến kết luận không đầy đủ.
Suy nghĩ quá nhiều
Suy nghĩ quá nhiều ngăn cản việc hành động. Hãy cho bản thân một khoảng thời gian nhất định để suy nghĩ, sau đó sử dụng kỷ luật để hành động.
Dùng vật chất để che đậy nhu cầu tình cảm
Cố gắng lấp đầy nhu cầu tình cảm bằng những thứ vật chất sẽ tạo ra một chu kỳ thất vọng. Nhận biết nhu cầu của bạn, đáp ứng chúng theo những cách bền vững và tích cực là lựa chọn sáng suốt.
Tin rằng chúng ta "an toàn"
Cuộc sống là vô định, vì vậy phải luôn ở trong tư thế chuẩn bị.
Cuộc sống không thể đoán trước được. Không ai có thể thoát khỏi những thực tế nhất định của cuộc sống. Tất cả chúng ta đều dễ bị tổn thương. Chuẩn bị tinh thần, tâm trí và cơ thể của bạn cho bất cứ điều gì. Hãy bảo vệ bản thân và những người xung quanh tốt nhất có thể. Bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc sống, hãy thuận theo nó và chuẩn bị ứng phó.
Mong chờ rằng cuộc sống luôn công bằng
Không ai nợ bạn bất cứ điều gì. Với mọi thứ mà bạn muốn có, bạn phải nỗ lực để đạt được. Ngay cả khi như vậy, cũng không có gì đảm bảo thành công và mong muốn của bạn sẽ trở thành hiện thực.
Hãy loại bỏ sự kỳ vọng của bản thân, tập trung vào quá trình. Nếu kết quả không đến, hãy đánh giá lại và điều chỉnh. Đừng kỳ vọng rằng cuộc sống sẽ đền đáp lại nỗ lực của bạn một cách công bằng. Cuộc sống không bắt buộc phải thực hiện ước mơ của bạn.
"Lạm phát" lối sống
Nhiều người đang mắc phải cái bẫy của vòng lặp "kiếm tiền để trả tiền".
Khi chúng ta kiếm được nhiều tiền hơn, chúng ta tiêu nhiều tiền hơn. Thật không may, điều này khiến nhiều người duy trì lối sống "kiếm tiền để trả tiền". Một giải pháp thay thế để tránh cái bẫy vòng lặp này đó là: tiết kiệm và sau đó đầu tư để đạt được tự do tài chính.
Tin rằng mình phải luôn giành phần thắng
Chúng ta có thể trình bày rõ quan điểm của mình về các vấn đề khác nhau và bảo vệ chúng bằng các lập luận rõ ràng, chặt chẽ và hợp lý. Nhưng chúng ta không cần phải thắng trong mọi cuộc tranh cãi.
Bạn có thể học được nhiều điều bằng cách lắng nghe một cuộc tranh luận mà không cần phải thắng cuộc tranh luận.
Khi bạn tranh luận với mục đích giành chiến thắng thay vì học hỏi, bạn có thể phải đánh đổi bằng những mối quan hệ. Nó không phải là một "giao dịch" tốt. Tránh cái bẫy của việc phải thắng trong mọi cuộc tranh cãi. Bạn sẽ nhận được nhiều hơn là mất.
Tin tưởng vào trí nhớ của mình
Trí nhớ của con người nổi tiếng là tệ. Những thứ như Hiệu ứng Mandela cho thấy hàng triệu người có thể nhớ một điều chưa từng xảy ra như thế nào. Vì vậy, chỉ vì bạn và tất cả bạn bè của bạn thề rằng điều gì đó đã xảy ra... thì cũng không có gì chắc chắn cho điều đó cả.
Về cơ bản, chỉ vì bạn nhớ chắc một điều gì đó, bạn rất có thể đã nhầm hoàn toàn theo nhiều cách mà bạn không ngờ đến.
Cận kề ngày Tết, bà nội đuổi mẹ tôi ra khỏi nhà trước mặt tất cả họ hàng Cái Tết năm đó có lẽ là cái Tết khiến lòng tôi trĩu nặng nhất... Bố tôi vẫn luôn là niềm tự hào của bà nội. Với bà nội, bố là đứa con vàng con bạc mà bà cưng chiều như trứng mỏng. Quả thật thì so với mặt bằng chung ở dòng họ bên nội của tôi, bố tôi là người xuất...