Điết ít biết về nam phó giáo sư 31 tuổi: Lớn lên nhờ hủ tiếu, tháng lương đầu tiên 4 triệu đồng
Ông Lý Kim Hà, 31 tuổi, vừa được Hội đồng giáo sư nhà nước công nhận đạt chuẩn Phó giáo sư năm 2019. Đáng chú ý, ông Lý Kim Hà là phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam ở thời điểm hiện tại.
Ông Lý Kim Hà trở thành Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam. Ảnh: Vietnamnet.
Đầu tháng 12 vừa qua, Hội đồng Giáo sư nhà nước công bố có thêm 73 giáo sư, 349 phó giáo sư. Đáng chú ý trong danh sách này là Phó giáo sư Lý Kim Hà. Tính đến thời điểm hiện tại, ông Lý Kim Hà trở thành Phó giáo sư trẻ 31 tuổi trẻ nhất Việt Nam.
Về con đường sự nghiệp, Phó giáo sư Lý Kim Hà từng tốt nghiệp trường THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM).
Sau đó ông theo học ngành Toán – Tin tại trường đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM. Chia sẻ về quyết định này ông Hà cho biết lựa chọn thời điểm đó đơn giản chỉ là học để sau này có công việc để thoát cơ cực.
Tuy nhiên khi học tới năm 2, khi được các thầy cô định hướng, ông Hà mới manh nha đi theo con đường toán học và có tham vọng học xong đại học sẽ tiến xa hơn.
Cầm tấm bằng giỏi trên tay, ông Lý Kim Hà nhận được suất học bổng toàn phần học thẳng nghiên cứu sinh. Với chương trình đại học dài 210 tín chỉ, ông Hà đã được chứng nhận tương đương học chuyển tiếp chương trình nghiên cứu sinh tại đại học Nghiên cứu Padova (Ý).
Chia sẻ trên Vietnamnet, vị phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam nói: “Có lẽ người mình biết ơn nhất là anh Trần Vũ Khanh. Nhờ anh ấy mà mình có được một suất học bổng 3 năm ở Ý khi kết thúc đại học và có được ngày hôm nay”.
Video đang HOT
Sau khi tốt nghiệp nghiên cứu sinh ở Ý, ông Hà quyết định về Việt Nam làm việc và chọn ngôi trường mình từng theo học để đầu quân.
Phó giáo sư Hà kể: “Cầm tháng lương đầu tiên 4 triệu đồng cùng với hơn 400 ngàn phụ cấp, thú thực vợ chồng mình rất hụt hẫng. Tất nhiên, gom cả tiền giảng dạy thì cũng được gần 10 triệu và đó là tất cả thu nhập của một tiến sĩ. Lúc này vợ đang mang bầu và mình đã phải tính toán chi li để cho các khoản từ bỉm sữa cho con”.
Ông Hà Hà chia sẻ thêm, lúc đó gia đình anh sống bằng tiền dư thừa của học bổng. Số tiền dư thừa này giúp ông và vợ sống qua những tháng đầu tiên đồng lương ít ỏi.
Nói về mức lương này, nhà khoa học trẻ phân tích: “Với người làm nghiên cứu, nếu muốn nhận được mức lương cao sẽ đồng nghĩa với áp lực và những ràng buộc nhất định. Còn ở đây, mình đi dạy và làm nghiên cứu theo đúng tinh thần tự do học thuật, không bị áp lực thì phải chấp nhận mức lương thấp”.
Cũng theo tân Phó giáo sư, nhà khoa học nếu tham gia vào thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu vẫn có thể ổn định được cuộc sống.
Hiện tại, cuộc sống của anh Hà đã ổn định hơn nhờ khoản thu nhập từ việc nghiên cứu khoa học cơ bản của đại học Quốc gia TP.HCM, Quỹ Nafosted và Viện VIASM.
Ông Lý Kim Hà (bên trái) chụp ảnh cùng các đồng nghiệp. Ảnh: Thanh Niên.
Được biết dù đã lập gia đình nhưng Phó giáo sư Hà vẫn sống cùng bố mẹ. Ngoài những giờ dạy trên giảng đường và làm nghiên cứu, anh Hà được biết đến với hình ảnh một người bưng bê phục vụ trong quán hủ tiếu của gia đình.
Bộc bạch trên báo Thanh Niên, Phó giáo sư 31 tuổi chia sẻ: “Những khi có thể, mình vẫn phụ giúp gia đình các việc trong quán ăn. Thu nhập từ quán hủ tiếu này đã nuôi lớn mình, giờ đây còn hỗ trợ một phần nuôi cả con trai mình”.
Trong quá khứ, ông Hà thường dạy sớm bê hủ tiếu cho bố mẹ. Có những đêm bê hủ tiếu tới tận 10-11h mới nghỉ. “Nhưng tôi biết ơn vì điều đó” – ông Hà cười và nói.
Nói về những thành công của ngày hôm này, vị Phó giáo sư trẻ cho biết, một trong những nguyên tắc lớn nhất trong sự nghiệp của ông chính là chính xác thời gian, không “cao su” nên mọi chuyện đều hoàn thành đúng tiến độ.
Điều đặc biệt, ông Hà cho biết không dùng smart phone vào ban ngày vì cho rằng nó chiếm mất thời gian quý giá. Nguyên tắc của anh là chỉ dùng smart phone sau 20h hàng ngày.
Tân Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam cũng đùa rằng, dù mình đã đánh mất nghề gia truyền 3 đời bán hủ tiếu nhưng vẫn vui vì đã thoát được một nghề cơ cực.
Thanh Tùng
Theo ĐS&PL
Xét công nhận chức danh GS, PGS: Không có chuyện "bẻ lái" vào giờ chót
PGS.TS Trần Anh Tuấn, Chánh Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước khẳng định, việc xét công nhận chức danh giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) năm nay được làm chặt chẽ, nghiêm túc và công khai, minh bạch.
Ảnh minh họa/ INT
Quan điểm của Hội đồng Giáo sư Nhà nước(GSNN ) là nhất quán ngay từ đầu và thể hiện xuyên suốt trong một quá trình xét công nhận đạt tiêu chuẩn GS, PGS qua hội đồng các cấp, không thể nói là đến giờ chót thì "bẻ lái".
Năm nay là năm đầu tiên thực hiện xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS theo Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg (Quyết định 37). Hội đồng GSNN đã tổ chức tập huấn cho ứng viên, thành viên HĐGS cơ sở và HĐGS ngành, liên ngành về các nội dung của Quyết định 37 và ra các nghị quyết quán triệt hội đồng các cấp thực hiện nghiêm các quy định tại Quyết định 37; đồng thời gắn kết chặt chẽ với việc nâng cao chất lượng đội ngũ GS, PGS.
Năm nay cũng là năm đầu tiên Hội đồng GSNN tổ chức phiên họp thứ 2 trước khi các hội đồng GS ngành, liên ngành xét duyệt hồ sơ, nhằm quán triệt Chủ tịch Hội đồng GS ngành, liên ngành những điểm lưu ý thực hiện; trong đó có nội dung cho phép ứng viên được bù tiêu chuẩn thiếu trong Quyết định 37.
Tại phiên họp, Chủ tịch Hội đồng GSNN có yêu cầu cần nâng cao chất lượng đội ngũ GS, PGS nên vận dụng theo hướng vận dụng "tiệm cận trên". Tất cả các chủ tịch hội đồng ngành, liên ngành đều đồng thuận hướng nâng cao chất lượng ứng viên nên vận dụng ở mức cao hơn. Và trên thực tế, 25 trong số 28 HĐGS ngành, liên ngành đã tuân chủ rất nghiêm túc; trừ 3 Hội đồng GS Vật lý, Cơ khí - Động lực, Y học vận dụng theo hướng "tiệm cận dưới", dẫn đến một số trường hợp ứng viên bị loại trong vòng xét của Hội đồng GSNN.
"Tôi có thể khẳng định năm nay các hội đồng làm việc rất nghiêm túc, công khai, minh bạch, được các nhà giáo và các nhà khoa học đánh giá cao. Đâu đó nảy sinh một số trường hợp có thắc mắc, chúng tôi đều đã có giải thích và sẵn sàng đối thoại trực tiếp với ứng viên (nếu ứng viên có yêu cầu) để làm rõ lý do ứng viên chưa được xét năm nay" - PGS Trần Anh Tuấn cho hay.
Hiếu Nguyễn
Theo GDTĐ
Tranh luận xét giáo sư, phó giáo sư: Hội đồng ngành sai hay Hội đồng giáo sư nhà nước sai? Việc Hội đồng giáo sư nhà nước "loại" 16 ứng viên giáo sư, phó giáo sư đã gây tranh luận gay gắt trong giới khoa học. Nhiều ứng viên được Hội đồng cơ sở đến Hội đồng ngành bỏ phiếu 100% đạt nhưng đến Hội đồng giáo sư nhà nước thì bị loại, vậy Hội đồng ngành sai hay Hội đồng giáo sư...