Điếng hồn trước con tôm “khủng” dài 1,8 m
Đại dương thời tiền sử chắc chắn… kinh dị hơn bây giờ nhiều, ví dụ bạn có thể gặp loài tôm sát thủ siêu khổng lồ lang thang vào khoảng 480 triệu năm trước.
Một loài chân khớp mới được phát hiện gần đây đã định nghĩa lại khái niệm “khổng lồ”. Có tên khoa học là Aegirocassis benmoulae, con vật này được nhận dạng thông qua các hóa thạch ở Morocco.
Với tấm thân nặng nề dài tới hơn 1,8 m, chúng “lê bước” qua các đại dương để hớt phiêu sinh vật. Theo các nhà nghiên cứu của Trường ĐH Yale (Mỹ), đây chính là loài chân khớp lớn nhất được tìm thấy từ trước tới giờ, đồng thời là loài ăn phiêu sinh vật “khủng” nhất được biết đến.
Tôm “khủng” Aegirocassis benmoulae được vẽ lại từ những hóa thạch mới tìm thấy. Ảnh: Marianne Collins, ArtofFact
Aegirocassis benmoulae nằm trong anomalocaridids – nhóm săn mồi xếp đầu chuỗi thức ăn của thời tiền sử. Những sinh vật này dài khoảng 0,6-1,8 m, có phần thân chia đốt và mọc gai. Hầu hết chúng dùng các cấu trúc giống chi trước để bắt và giết sâu biển cũng như các con mồi khác.
Video đang HOT
Động vật tiền sử này thống lĩnh đại dương trong khoảng thời gian cách đây 480-540 triệu năm. Aegirocassis benmoulae có một điểm khác biệt rất lớn so với anomalocaridid điển hình: Trong khi các động vật khác trong nhóm chủ động săn mồi, Aegirocassis benmoulae dường như sử dụng một bộ phận giống như cái rổ ở trên đầu để bắt phiêu sinh vật. Cái rổ này tương tự phần miệng lược phiêu sinh vật của loài cá voi không răng hiện đại.
Nguyên nhân khiến Aegirocassis benmoulae lớn vượt trội so với các anomalocaridid ăn phiêu sinh vật cổ xưa hơn có thể là vì nguồn thức ăn phong phú hơn. Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nature tháng này, các nhà khoa học tin rằng Aegirocassis benmoule là đại diện cuối cùng của loài mình và đó là tin khá tốt lành cho những người yêu thích bơi lội ngày nay.
Hình ảnh hóa thạch của Aegirocassis benmoulae. Ảnh: Peter Van Roy, Yale University
Hải Ngọc
Theo nld.com.vn/Discover Magazine
Phát hiện hiếm thấy về cách nuôi con của người cổ đại
Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra 3 chiếc bình có thể được người cổ đại dùng như bình sữa để cai sữa cho trẻ sơ sinh giống với con người hiện đại.
Các hiện vật được phát hiện. (Nguồn: nytimes.com)
Các nhà khảo cổ học đã phát hiện bằng chứng đầu tiên cho thấy người tiền sử tại châu Âu cai sữa cho trẻ sơ sinh rất giống với con người hiện đại, sử dụng các bình sữa dành riêng cho trẻ.
Đây là phát hiện hiếm thấy về cách nuôi con của người cổ đại mà giới chuyên gia nói rằng đã bị bỏ sót lâu nay.
Nghiên cứu được công bố ngày 26/9 trên tạp chí Nature tập trung vào ba chiếc bình được tìm thấy trong các ngôi mộ chôn cất thi thể trẻ em tại những khu nghĩa địa ở Bavaria ngày nay. Trong đó, hai ngôi mộ nằm trong khu nghĩa trang có từ 800-450 trước Công nguyên, và ngôi mộ còn lại từ khoảng 1200-800 trước Công nguyên.
Những chiếc bình có vòi bé và có chiếc giống hình con vật. Những chi tiết này khiến các nhà khảo cổ học cho rằng những vật dụng này khả năng được dùng như bình sữa cho trẻ.
Để kiểm chứng, các nhà khảo cổ đã lấy mẫu bên trong các bình và tiến hành phân tích hóa học. Kết quả cho thấy hai bình dường như chứa sữa của các động vật nhai lại như bò và chiếc bình còn lại có dấu vết sữa của các loài khác, có thể là từ con người hoặc lợn.
Dựa trên thông tin này cùng với vị trí tìm thấy những chiếc bình, các nhà nghiên cứu kết luận các vật dụng này được dùng như bình sữa của trẻ sơ sinh.
Công trình nghiên cứu trên đã hé lộ cách các gia đình thời tiền sử cai sữa và giải quyết những khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh vào giai đoạn vốn nhiều rủi ro trong quá trình phát triển. Cách người cổ đại chuyển từ giai đoạn cho con bú sữa mẹ sang ăn các loại thực phẩm khác có thể giải thích rõ hơn về cách nuôi con thời tiền sử cũng như sự phát triển của loài người.
Tuy nhiên, sử dụng sữa động vật để cai sữa cho trẻ sơ sinh có thể gây ra các rủi ro sức khỏe như nhiễm khuẩn, có thể làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh.
Các nhà khoa học cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu những dấu vết còn lại của người tiền sử để làm sáng tỏ xem sữa động vật có liên quan như thế nào đến tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh./.
Theo Vietnamplus.vn
Độc chiêu làm đẹp của phụ nữ Việt Nam thời tiền sử Làm đẹp bằng trang sức là nhu cầu thiết yếu của phụ nữ ở mọi châu lục, mọi thời đại. Phụ nữ Việt Nam thời tiền sử cũng không phải ngoại lệ. Phụ nữ Việt Nam thời tiền sử làm đẹp như thế nào? Lời giải đáp của câu hỏi này có thể được tìm thấy ở những mẫu trang sức phụ nữ...