Diễn văn duyệt binh của Tập Cận Bình cho thấy điều gì về Biển Đông?
300 ngàn chỉ là sự điều chỉnh từ lục quân sang hải quân, không quân. Thậm chí sau khi “cắt gọt”, Trung Quốc sẽ còn leo thang mạnh hơn bây giờ trên Biển Đông.
Ông Tập Cận Bình đọc diễn văn kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới II tại Thiên An Môn. Ảnh: SCMP.
The Straits Times ngày 5/9 đưa tin, các nước láng giềng của Trung Quốc hoài nghi về “thông điệp hòa bình” trong bài diễn văn Tập Cận Bình đọc trong lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới II. Việc Trung Quốc cắt giảm quân số không làm giảm căng thẳng trên Biển Đông, các quan chức Philippines tin như vậy.
Các nhà phân tích Ấn Độ thì nhìn thấy cuộc duyệt binh này là một chương trình phô trương sức mạnh quân sự của Trung Quốc, họ kêu gọi New Delhi đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa quân sự của mình. Ngoài ra các nhà bình luận Nhật Bản cho rằng Trung Quốc đào bới quá khứ chỉ nhằm thổi bùng tình cảm chống Nhật nhằm đánh lạc hướng dư luận nước này khỏi những vấn đề nội bộ.
Phát biểu trong lễ duyệt binh hôm 3/9, ông Tập Cận Bình nói rằng Trung Quốc sẽ cắt giảm 300 ngàn quân trong đội quân 2,3 triệu người của nước này. Ông Bình tuyên bố: “Bài học chiến tranh khiến cho mọi người trân trọng hòa bình hòa bình. Bất kể trong tình huống nào Trung Quốc cũng sẽ không bao giờ theo đuổi bá quyền, bành trướng”.
Video đang HOT
Bình luận về phát biểu này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Chales Jose nhận xét: “Chúng tôi muốn thấy khoảng cách giữa những tuyên bô của Trung Quốc và những hành động thực tế trên thực địa”. Bắc Kinh đã ngày càng trở nên hung hăng hơn trong việc theo đuổi yêu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp) đối với hầu như toàn bộ Biển Đông và tiến hành bồi lấp, xây dựng, quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp.
Nhà phân tích quốc phòng Richard Javad Heydarian nhận định, việc Trung Quốc (tuyên bố) cắt giảm quân số 300 ngàn chỉ là sự điều chỉnh từ lục quân sang hải quân, không quân. Thậm chí sau khi “cắt gọt”, Trung Quốc sẽ còn leo thang mạnh hơn bây giờ trên Biển Đông.
Theo Giáo dục
Trung Quốc cắt giảm phần lớn sĩ quan, 2 quân khu
Trung Quốc sẽ cắt giảm phần lớn lực lượng sĩ quan có cấp bậc quân hàm cao trong kế hoạch cải tổ quân đội được Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra và giảm số lượng quân khu để thực hiện sách lược quân sự mới của Bắc Kinh, theo South China Morning Post hôm nay 5.9.
Hơn nửa số quân được cắt giảm trong kế hoạch cải tổ quân đội của Trung Quốc là sĩ quan có cấp bậc quân hàm cao - Ảnh minh họa: Reuters
Hôm 3.9 trong buổi duyệt binh mừng 70 năm đánh thắng Nhật và kết thúc Thế chiến 2, ông Tập tuyên bố kế hoạch cắt giảm 300.000 quân. Bắc Kinh dự kiến sẽ công bố chi tiết kế hoạch này vào giữa tháng 9.2015.
Tờ báo của Hồng Kông dẫn 2 nguồn tin từ quân đội Trung Quốc nói rằng ít nhất 170.000 sĩ quan có cấp bậc quân hàm cao từ thiếu úy đến đại úy của bộ binh sẽ bị cắt giảm. Cùng với sự cắt giảm này là 2 quân khu và 3 quân đoàn sẽ bị giải tán khỏi quân đội Trung Quốc.
Tuy nhiên chưa rõ 2 quân khu nào trong 7 quân khu đang hiện hữu sẽ bị giải tán. Quân đội Trung Quốc có 18 quân đoàn tập trung ở 7 quân khu gồm Bắc Kinh, Thẩm Dương, Lan Châu, Thành Đô, Tế Nam, Nam Kinh và Quảng Châu. Mỗi quân khu trọng yếu có từ 2 đến 3 quân đoàn với từ 30.000 đến 50.000 quân ở mỗi quân đoàn, theo South China Morning Post.
Yang Yujun, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Trung Quốc được tờ báo trích phát biểu, nói rằng mục đích của kế hoạch cắt giảm quân số được thực hiện đến năm 2017 để tạo điều kiện hiện đại hóa và cải tổ quân đội. Mục tiêu này cũng nhằm nâng cao sức mạnh cho không quân và hải quân.
Sau cải tổ, quân đội Trung Quốc sẽ chỉ còn lại 5 quân khu với 15 quân đoàn. Chuyên gia phân tích quân sự ở Bắc Kinh, ông Li Jie nói rằng việc cắt giảm xuống còn 5 quân khu "có ý nghĩa tương quan" khi so sánh với Nga.
Quân đội Trung Quốc cải tổ nhằm tăng sức mạnh cho không quân và hải quân - Ảnh: Reuters
"Trung Quốc và Nga là những nước lớn đối mặt với nhiều vấn đề an ninh ở nhiều hướng khác nhau từ lục địa", ông Li nói. "Tuy nhiên Nga trải dài trên 17 triệu km vuông lục địa nhưng tổ chức chỉ có 4 quân khu chiến lược, trong khi lãnh thổ của Trung Quốc chỉ trên 9,6 triệu km vuông lại có 7 quân khu như hiện nay", chuyên gia quân sự này nhận định.
Một nguồn tin khác ở Bắc Kinh cho biết quân đoàn Thẩm Dương có thể sẽ được chuyển thành đơn vị biệt động không quân, chắc chắn Trung Quốc sẽ phải thành lập quân đoàn bay cho khu vực này. Trong khi đó, cũng theo nguồn tin trên, 2 quân đoàn khác ở Nam Kinh và Tế Nam đang chỉ huy hạm đội Bắc Hải và Đông Hải sẽ trở thành những quân đoàn hải quân.
Đơn vị đồn trú Bắc Kinh đang được quản lý bởi Quân ủy Trung ương và bảo vệ thủ đô, cùng với tất cả các đơn vị đồn trú ở các tỉnh, thành sẽ bị giải tán cùng với 50.000 quân. Khoảng 100.000 quân nhân trong các đơn vị không trực tiếp chiến đấu như quân y, giao thông liên lạc, các lữ đoàn văn công cũng nằm trong kế hoạch cải tổ sẽ phải bị cắt giảm.
"Bộ binh là mục tiêu cắt giảm chính của kế hoạch cải tổ quân đội vì lực lượng này có nhiều quân nhân hơn không quân và hải quân cộng lại. Đó không phài là chiến lược của quân đội Trung Quốc", ông Xu Guangxu, cố vấn cao cấp của Hiệp hội Giải trừ quân bị và Kiểm soát vũ khí Trung Quốc nhận định.
Theo ông Xu, Bắc Kinh đang chuyển đổi sách lược quân sự từ "quốc phòng bờ biển" sang "bảo vệ bờ biển và vùng trời lãnh hải"
Minh Quang
Theo Thanhnien
"Không thể cợt nhả với ảnh hưởng của Giang Trạch Dân" Mặc dù tuổi cao có thể khiến Giang Trạch Dân bất lợi ít nhiều, nhưng ảnh hưởng của ông trong giới kinh tế Trung Quốc là "không thể cợt nhả". Ông Tập Cận Bình và người tiền nhiệm Giang Trạch Dân trên lễ đài duyệt binh tại Thiên An Môn ngày hôm qua. Tạp chí Nikkei Asia Review ngày 4/9 bình luận, sự...