Diện tích gieo trồng vụ Xuân của Ukraine tăng 10%
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Ukraine Taras Vysotskiy cho biết nông dân nước này gieo trồng ngũ cốc khoảng 400.000 hecta (ha) vụ Xuân, hơn khoảng 10% so với cùng kỳ niên vụ trước.
Diện tích gieo trồng vụ Xuân của Ukraine tăng 10% so với niên vụ trước. Ảnh minh họa: Reuters
Theo ông Vysotskiy, việc thiếu nhiên liệu không ảnh hưởng đến việc gieo trồng ngũ cốc. Ông nói: “Chúng tôi đang đàm phán với các nhà cung ứng để chiến dịch gieo trồng không ngừng”.
Trong tháng Ba, các quan chức nông nghiệp Ukraine cho hay diện tích gieo trồng ngũ cốc vụ Xuân 2022 có thể giảm hơn 1/2 so với năm ngoái, đạt khoảng 7 triệu ha, thấp hơn so với dự kiến 15 triệu ha trước khi diễn ra xung đột Nga-Ukraine.
Các quan chức Ukraine cho biết người nông dân có thể giảm diện tích gieo trồng hướng dương và ngô, nhưng tăng diện tích gieo trồng ngũ cốc như đậu, lúa mạch và yến mạch.
Kể từ khi xảy ra xung đột, Ukraine đã ngừng việc xuất khẩu lúa mạch đen, yến mạch, kê, kiều mạch, muối, đường, thịt và gia súc, song cấp giấy phép xuất khẩu lúa mỳ. Tuy nhiên, Chính phủ Ukraine cho biết sẽ cho phép xuất khẩu ngô và dầu hướng dương.
Cùng ngày, ông Vysotskiy cho biết Ukraine có 13 triệu tấn ngô và 3,8 triệu tấn lúa mỳ trong kho vào cuối tháng Ba.
Tuần trước, Bộ trưởng Nông nghiệp của Ukraine Mykola Solskyi cho biết dự trữ ngũ cốc cho xuất khẩu trị giá tới 7,5 tỷ USD. Ông nhấn mạnh giá lương thực toàn cầu sẽ tiếp tục tăng nếu cuộc khủng hoảng tại Ukraine chưa kết thúc./.
Thúc đẩy chuỗi dự án chăn nuôi gắn với chế biến phục vụ xuất khẩu
Ngày 26/3, tại Bình Dương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với lãnh đạo các ban ngành địa phương tổ chức "Hội nghị thúc đấy xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật".
Video đang HOT
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Huyền Trang - TTXVN
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, năm 2021, tăng trưởng giá trị sản xuất chăn nuôi bình quân đạt khoảng 5-6%, sản lượng thịt các loại khoảng 6,2 triệu tấn; trong đó, thịt lợn đạt khoảng 3,82 triệu tấn (tăng 6,1%), thịt gia cầm đạt khoảng 1,7 triệu tấn (tăng 5,8%), thịt gia súc ăn cỏ đạt khoảng 0,68 triệu tấn (tăng 6%), trứng khoảng 16 tỷ quả (tăng 7,5%), sữa 1,2 triệu tấn (tăng 11,5%).
Nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm nên những năm gần đây, ngành chăn nuôi Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ.
Nhiều địa phương thực hiện chuyển đổi nhanh cơ cấu từ chăn nuôi nhỏ lẻ phân tán sang chăn nuôi gia trại, trang trại công nghiệp; từng bước gắn với giết mổ, chế biến tập trung công nghệ, nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm.
Đặc biệt, sự hình thành, đầu tư của các doanh nghiệp lớn như Công ty CP Việt Nam, Công ty Japfa Comfeed, Công ty Dabaco, Công ty GreenFeed... đã góp phần tạo nền tảng phát triển bền vững cho chăn nuôi Việt Nam trong tương lai; tạo điều kiện cho chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển mạnh trong những năm qua.
Nhờ đó, bảo đảm cung cấp nguồn thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và mỗi năm xuất khẩu đạt gần 1 tỷ USD.
Hội nghị nhằm báo cáo, đánh giá những kết quả kết quả đạt được, chỉ ra khó khăn, vướng mắc trong thúc đẩy xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật thời gian qua; bàn giải pháp cụ thể để tổ chức triển khai hiệu quả xúc tiến thương mại xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật thời gian tới.
Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu. Ảnh: Huyền Trang - TTXVN
Đây cũng là diễn đàn cho các doanh nghiệp tiềm năng xây dựng chuỗi sản xuất sản phẩm gia súc, gia cầm xuất khẩu; đề xuất, kiến nghị để các địa phương, xem xét, tiếp thu.
Tại hội nghị, hầu hết các địa phương như Tây Ninh, Đồng Nai, Nghệ An, Bình Thuận, Nam Định, Thái Nguyên... đều chú trọng vào một số vấn đề như : phối hợp với Tổng cục thống kê trong xây dựng dữ liệu về tổng đàn vật nuôi sát thực tế để có độ chính xác cao làm cơ sở tính toán sản lượng thịt trung bình tiêu thụ trong nước.
Cùng đó là việc quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm chăn nuôi có thế mạnh để mở rộng thị trường xuất khẩu; đề nghị sửa đổi bổ sung Luật Thú y cho phép giết mổ động vật tại các cơ sở nhỏ lẻ; đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ có quy mô...
Tại hội nghị, ông Phạm Văn Bông - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương cho biết, hiện nay, tổng đàn heo trên địa bàn tỉnh Bình Dương khoảng 912 nghìn con; trong đó chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao chiếm trên 60%. Tổng đàn gia cầm khoảng 13,9 triệu con; trong đó chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao chiếm trên 70%...
Trong 2 tháng đầu của năm 2022, ngành chăn nuôi tỉnh Bình Dương đã cung ứng ra thị trường trên 500 nghìn con heo thịt và trên 3,9 triệu con gà thịt, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại địa phương, cung ứng một phần cho thị trường tiêu thụ khu vực Đông nam bộ và có khả năng hướng tới mục tiêu xuất khẩu.
Tuy nhiên, quá trình phát triển chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao của tỉnh vẫn chưa gắn với công nghiệp chế biến toàn diện, chưa hình thành được chuỗi dự án chăn nuôi gắn với giết mổ, chế biến. Cụ thể do vướng rào cản về đất đai.
Ông Mai Hùng Dũng, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Huyền Trang - TTXVN
Giá đất hiện tại ở địa phương tương đối cao nên hầu hết các công ty gặp khó khăn trong việc tiếp cận tìm quỹ đất nông nghiệp có diện tích lớn, ở vị trí thuận lợi và phù hợp để xây dựng nhà máy giết mổ, chế biến quy mô lớn với công nghệ tiên tiến, bảo vệ môi trường.
Mặc dù chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao đã sản xuất ra khối lượng sản phẩm tương đối lớn so với các địa phương khác nhưng thị trường tiêu thụ hiện chỉ phục vụ trong nước, xuất khẩu chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế về giao thông, địa lý.
Tỉnh Bình Dương đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét bổ sung 2 dự án của địa phương vào danh mục dự án kêu gọi FDI trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, giai đoạn 2021-2025; tiếp tục thực hiện và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu; cung cấp thông tin phân tích và dự báo, định hướng thị trường xuất khẩu cụ thể đối với từng mặt hàng động vật, sản phẩm động vật.
Tỉnh cũng đề xuất cơ quan chức năng sớm xây dựng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia trên cơ sở cập nhật, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế; sớm phê duyệt dự án "Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh động vật theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới" để làm cơ sở pháp lý cho các địa phương thực hiện mục tiêu sản xuất, xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật.
Tỉnh Bình Phước nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có cửa khẩu thông thương với Campuchia, có rất nhiều cơ hội đề phát triển thương mại, du lịch và xuất khẩu...
Ông Trần Văn Phương, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước cho biết, trong những năm qua, ngành chăn nuôi tại địa phương này liên tục phát triển và tăng trưởng tốt, đặc biệt là chăn nuôi lợn, gà theo hướng công nghiệp, ứng dụng công nghệ cáo và theo hướng chuỗi liên kết.
Hiện nay các doanh nghiệp đã đăng ký đầu tư khoảng trên 100 dự án chăn nuôi với quy mô trên l,3 triệu con lợn, 18 triệu gia cầm, 100% theo công nghệ hiện đại.
Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh một số công ty còn chưa có chiến lược phát triển hướng tới xuất khẩu, các trang trại chăn nuôi chưa được tổ chức sản xuất bài bản, khoa học, thiếu đồng nhất, ổn định. Cùng đó, chuyên môn nghiệp vụ về xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật của cán bộ quản lý, chuyên viên còn hạn chế, chưa có các lớp tập huấn chuyên đề về vấn đề xuất khâu động vật và sản phẩm động vật...
Do đó, Bình Phước đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ và thẩm định xây dựng chuỗi, vùng an toàn dịch bệnh cho các địa phương; tổ chức đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh và nghiệp vụ quản lý, thúc đẩy xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật; đề nghị Cục Chăn nuôi sớm xây dựng và triển khai phần mềm, ứng dụng công nghệ số trong quản lý chăn nuôi từ cơ sở đến cấp tỉnh, Trung ương tạo sự đồng bộ, thống nhất giữa các địa phương; hướng dẫn cụ thể cấp mã số cơ sở chăn nuôi...
Còn đại diện Công ty Trách nhiệm hữu hạn CPV FOOD cho biết, từ năm 2021, chuỗi sản xuất thịt gà an toàn của Công ty bắt đầu có những sản phẩm thịt gà chế biến xuất khẩu vào thị trường Hồng Kông (Trung Quốc) và Lào. Theo kế hoạch, năm 2022 công ty sẽ xuất khẩu thêm sang Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Philippines, Sri Lanka, Mông Cô, Trung Đông.
Bởi vậy doanh nghiệp mong Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông có thể mở rộng vùng quy hoạch chăn nuôi gà theo tiêu chuẩn Thú y thể giới (OIE) và đề xuất OIE công nhận theo yêu cầu các nước nhập khẩu cũng như thành lập hiệp hội xuất khẩu trứng, thịt gia cầm hoặc Hiệp hội xuất khẩu động vật và sản phẩm thịt động vật./.
Cơ cấu lại chuỗi chăn nuôi để giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh Tại hội nghị "Bàn giải pháp thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn và tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức sáng 18/3, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, trước việc phải nhập khẩu...