Điện thoại và linh kiện là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
Trong 2 tháng đầu năm 2021, trị giá xuất khẩu của nhóm hàng điện thoại và linh kiện ước tính đạt 9,3 tỷ USD, chiếm 19,2% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng cao ở mức 22,8% so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường xuất khẩu lớn của nhóm hàng này là chủ yếu vẫn là EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc. Ảnh: Q.H
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm có 9 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 73,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Điện thoại và linh kiện tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong khi nhiều ngành sản xuất công nghiệp và xuất khẩu khác gặp khó khăn do dịch Covid-19 chưa được kiểm soát trên toàn cầu.
Nếu như năm 2010, xuất khẩu điện thoại và linh kiện mới chỉ chiếm 3,2% tổng kim ngạch xuất khẩu thì đến năm 2016 chiếm 19,5%, gấp 6 lần tỷ trọng của năm 2010 và luôn duy trì mức trên dưới 20% từ đó đến nay (năm 2017 chiếm 21,2%; năm 2018 chiếm 20,3%; sơ bộ năm 2019 chiếm 19,4%, ước tính năm 2020 chiếm 18,1%).
Video đang HOT
Đóng góp vào tốc độ tăng cao này chủ yếu do chỉ số sản xuất ngành sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng khá 21,2%, trong đó ngành sản xuất thiết bị truyền thông (chiếm phần lớn là sản phẩm điện thoại và linh kiện) tăng 22,9%.
Cụ thể, sản lượng điện thoại di động đạt 35 triệu chiếc, tăng 1,2%; sản xuất linh kiện điện thoại đạt 95,4 nghìn tỷ đồng, tăng 55,7%. Thị trường xuất khẩu lớn của nhóm hàng này là chủ yếu vẫn là EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc. Trong đó xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2021 đạt gần 2,5 tỷ USD, tăng cao 103,9% so với cùng kỳ năm trước.
Trong thời gian gần đây, đặc biệt do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, ngành sản xuất điện tử, điện thoại có nhiều cơ hội đón làn sóng đầu tư từ các tập đoàn công nghệ lớn dịch chuyển sang Việt Nam. Hiện nay Samsung là tập đoàn sản xuất điện tử, điện thoại lớn nhất của nước ta. Doanh thu và sản lượng toàn cầu của Samsung giảm mạnh trong năm 2020 và dự báo tiếp tục giảm trong năm 2021 do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 đến kinh tế thế giới, trong đó có ngành điện tử.
Dù vậy, ngành sản xuất điện tử, điện thoại của Việt Nam vẫn giữ được sự ổn định và từng bước phục hồi. Đây là những tín hiệu đáng mừng, dự báo một năm tăng trưởng mạnh mẽ của ngành điện tử và đem lại nhiều đóng góp lớn cho quá trình khôi phục và đạt mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2021.
Giải mã các trụ cột giúp Việt Nam xuất siêu gần 1,3 tỷ USD
Bất chấp những khó khăn của tình hình kinh tế thế giới, xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục ghi thêm dấu ấn khi chỉ sau 2 tháng đầu năm đã đạt kim ngạch 48,55 tỷ USD, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng mức xuất siêu trong hai tháng đạt tới 1,3 tỷ USD.
Nhóm hàng dệt may tiếp tục ghi dấu ấn thời COVID-19 khi kim ngạch đạt tới 4,76 tỷ USD, tương đương cùng kỳ năm ngoái.
Số liệu mới nhất vừa được Bộ Công Thương công bố cho thấy, tính chung 2 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 48,55 tỷ USD, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 11,48 tỷ USD, tăng 4,4%, chiếm 23,6% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 37,07 tỷ USD, tăng 30,5%, chiếm 76,4%.
Đáng chú ý, trong 2 tháng đầu năm có 9 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 73,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Dẫn đầu nhóm này vẫn là điện thoại và linh kiện với kim ngạch xuất khẩu đạt 9,3 tỷ USD, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm trước.
Xếp ở vị trí thứ hai là nhóm điện tử, máy tính và linh kiện đạt 6,9 tỷ USD, tăng 27,3%. Kế đến là máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 5,5 tỷ USD, tăng 72,6%.
Nhóm hàng dệt may tiếp tục ghi dấu ấn thời COVID-19 khi kim ngạch đạt tới 4,76 tỷ USD, tương đương cùng kỳ năm ngoái.
Các mặt hàng đạt kim ngạch khủng tiếp theo là giày dép với 3,2 tỷ USD (tăng 15,4%); gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,4 tỷ USD (tăng 51%); phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 1,6 tỷ USD (tăng 11,6%); sắt thép đạt 1,1 tỷ USD, tăng (71,9%) và thủy sản đạt 1,01 tỷ USD (tăng 0,7%).
Nhóm nông, lâm, thuỷ sản cũng được coi là điểm sáng sau 2 tháng đạt kim ngạch xuất khẩu ước đạt 3,78 tỷ USD, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 1,01 tỷ USD. Kế đến mặt hàng rau quả đạt 610 triệu USD (tăng 14,6%). Kim ngạch xuất khẩu hạt điều cũng tăng 21,5% trong khi sắn và các sản phẩm từ sắn tăng mạnh tới 78,2%.
Đặc biệt, xuất khẩu cao su tăng mạnh 89,9% về lượng và tăng 109,7% về trị giá so với 2 tháng đầu năm trước, đạt 320 nghìn tấn, trị giá 516 triệu USD.
Theo Bộ Công Thương, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm nay với kim ngạch đạt 13,78 tỷ USD, tăng 34,3% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 8,2 tỷ USD (tăng 50,5%). Thị trường EU đạt 6,1 tỷ USD (tăng 18,4%). Thị trường ASEAN đạt 4,1 tỷ USD (tăng 3,4%). Hàn Quốc đạt 3,35 tỷ USD (tăng 13,4%). Nhật Bản đạt 3,15 tỷ USD.
Đặc biệt, ngay sau khi Hiệp định UKVFTA có hiệu lực, tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam - Anh trong 2 tháng đầu năm 2021 đã tăng 29,2% so với cùng kỳ năm 2020, ước đạt 1,1 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Anh đã tăng 33% so với cùng kỳ, đạt 998 triệu USD. Đây là mức tăng ấn tượng khi dịch COVID-19 vẫn đang gây tác động lớn đến hoạt động thương mại, đồng thời cho thấy Hiệp định Thương mại tự do Việt - Anh vừa có hiệu lực rất hứa hẹn, giúp thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu. Trong đó, ngành hàng được hưởng lợi lớn từ hiệp định này là thủy hải sản, gạo, dệt may, da giày, gỗ, rau quả...
Xuất khẩu nông lâm thủy sản 2 tháng đầu năm đạt trên 6,17 tỷ USD Lũy kế 2 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt trên 6,17 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ. Trong đó, nhiều mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao hơn so với cùng kỳ như: cao su, chè, hạt điều, rau quả,... Cao su là mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng trong 2...