Điện thoại Trung Quốc đang lặng lẽ ‘nuốt gọn’ cả châu Âu
Các hãng điện thoại Trung Quốc chiếm đến 1/3 thị trường di động ở châu Âu. Trong đó chỉ riêng Huawei đã chiếm 1/5 thị trường. Con số này đại diện cho mức tăng 27% của các thương hiệu Trung Quốc so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi iPhone của Apple đang gặp khó tại Trung Quốc và một số thị trường châu Âu, thì các hãng điện thoại đến từ xứ sở gấu trúc lại chẳng gặp chút khó khăn nào trong kế hoạch này.
Điển hình như Huawei, mặc dù hầu như không được có mặt tại Mỹ vì lệnh cấm vận, song hãng sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu Trung Quốc đang làm rất tốt ở các thị trường trọng điểm. Theo một báo cáo gần đây, Huawei hiện đang dẫn đầu về thị phần trên toàn châu Âu, nơi cũng có rất nhiều khách hàng mua điện thoại thông minh xuất xứ từ Trung Quốc trong năm 2018.
Cụ thể theo Canalys, các hãng Trung Quốc chiếm đến 1/3 thị trường di động ở châu Âu. Trong đó chỉ riêng Huawei đã chiếm 1/5 thị trường. Con số này đại diện cho mức tăng 27% của các thương hiệu Trung Quốc so với cùng kỳ năm trước.
Đi kèm với đó, cổ phiếu của Huawei đã tăng 54% trong năm 2018 và doanh thu tăng 23,6% trong quý cuối cùng của năm.
Samsung và Apple giữ 2 vị trí tiếp theo trong bảng xếp hạng khu vực, khi lần lượt bán được 61,6 triệu và 42,8 triệu smartphone. Dẫu vậy, hai “ông lớn” này đều đánh mất thị phần với lần lượt hơn 10% và 6%.
Những cái tên còn lại trong top 5 là nhà sản xuất thiết bị Xiaomi và Nokia (sở hữu bởi HMD), cũng đều có trụ sở tại Trung Quốc. Bên ngoài top 5, các công ty như Oppo, OnePlus,… dù không được đề cập đến, nhưng vẫn đang phát triển mạnh mẽ và được cho là sẽ tăng thêm sự hiện diện của mình ở khu vực châu Âu.
Các nhà phân tích cho biết, hiện đang có một sự đổi mới về tư duy sử dụng smartphone cao cấp (flag-ship) diễn ra tại châu Âu, đặc biệt là tại các thị trường như Anh, Đức và các quốc gia Bắc Âu, đã lôi kéo rất nhiều khách hàng tới việc nâng cấp thiết bị của họ.
Video đang HOT
Yếu tố then chốt ở đây chính là “giá”, khi các nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc luôn mang đến những sự lựa chọn tối ưu hơn so với các đối thủ của mình, đặc biệt là những nhà sản xuất nổi tiếng như Apple.
Với cùng một số tiền mà trước đây chỉ mua được một smartphone tầm trung, giờ đây người dùng có thể sở hữu một flag-ship với đầy đủ những thiết kế tạm gọi là trào lưu của năm 2018, như màn hình “tai thỏ”, camera kép, mặt lưng kính,… Bên cạnh đó, smartphone trong phân khúc giá từ 200 – 350 USD cũng tăng mạnh trên 20% tại khu vực Tây Âu trong năm 2018.
Trước sự chuyển đổi đầy tích cực, Canalys kỳ vọng các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng trên tất cả các phân khúc giá trong năm 2019.
Theo Dân trí
Cả thị trường smartphone đang cố thoát khỏi "cái bóng tai thỏ", ai sẽ thành công?
Sau một năm 2018 tràn ngập tai thỏ, bước đột phá mới về thiết kế smartphone đang đến trong đầu năm 2019.
Canh bạc thắng lớn của Apple đối với thiết kế màn hình iPhone X đã tạo nên một cái bóng quá lớn cho các đối thủ Android. Từ một vết khuyết trên màn hình do những giới hạn của công nghệ hiện tại, thiết kế tai thỏ trở thành một đặc trưng không thể nhầm lẫn của iPhone X. Đặc trưng nổi bật đó đã đẩy các nhà sản xuất smartphone Android một lựa chọn khó khăn.
Họ phải lựa chọn giữa việc sao chép một cách lộ liễu đặc trưng thiết kế của iPhone X để sống sót hoặc chấp nhận rủi ro tự phát triển một con đường khác. Và đa số đã chọn cho mình cách làm đầu tiên.
Năm 2018 đã chứng kiến một cơn lũ các smartphone tai thỏ. Theo thống kê của BGR, chỉ tính đến giữa năm 2018, đã có hơn 20 mẫu smartphone tai thỏ đang được bày bán, và đó mới chỉ là tính trong các hãng có tên tuổi trên thị trường. Không chỉ các thiết bị tầm trung, ngay cả các flagship của năm như Google Pixel 3 XL hay Huawei Mate 20 Pro - với nhiều công nghệ đặc trưng do hãng tự phát triển - cũng phải sao chép lại đặc trưng của iPhone X.
Nỗ lực không thành để thoát khỏi cái bóng của tai thỏ
Nhưng đến năm 2019 các nhà sản xuất nhận ra rằng, trong bối cảnh thị trường smartphone đang dần trở nên bão hòa, sao chép không phải cách hay để có thể sống sót. Vì vậy, các công ty đều nỗ lực tìm cho mình một hướng đi riêng để hoàn thiện hơn trải nghiệm màn hình trên và thoát khỏi cái bóng của iPhone X.
Những người đầu tiên của nỗ lực này là Vivo Nex S và Oppo Find X. Khi không thể tìm ra công nghệ khả dĩ nào để giấu đi tai thỏ - nơi đặt camera selfie, họ đã chọn cách giấu chính camera này đi. Sử dụng các giải pháp cơ khí, camera selfie của hai thiết bị này có thể ẩn hiện sau tấm nền màn hình. Ý tưởng dùng cơ cấu trượt này sau đó còn được Xiaomi Mi Mix 3 áp dụng.
Oppo Find X và Vivo Nex S.
Các giải pháp này đã chứng tỏ hiệu quả của mình trong việc đánh bóng tên tuổi các thương hiệu Trung Quốc này trên quốc tế. Nhưng bất chấp các cam kết của nhà sản xuất về độ bền của các cơ cấu thò thụt camera này, những vấn đề đi kèm với chúng như bám bụi hay tiếng động phát ra mỗi khi sử dụng gần như không thể khắc phục. Đó là còn chưa kể đến khả năng chống nước cũng như ốp lưng cho loại thiết kế như vậy.
Mới đây nhất là Meizu Zero và Vivo Apex 2019 khi đưa ra thiết kế hoàn toàn "không lỗ" - không màng loa ngoài, không jack cắm tai nghe, không nút bấm vật lý, không khe SIM, không cổng sạc, thậm chí Vivo Apex 2019 còn không cả camera trước. Mặc dù khả thi về mặt thiết kế, nhưng dường như hai thiết bị này được tạo ra chỉ để gây tiếng vang cho công ty, hơn là một flagship killer có giá trị sử dụng thật sự.
Vivo Apex 2019 và Meizu Zero.
Vivo Apex 2019 chỉ là thiết bị concept và chưa được thương mại hóa. Meizu Zero nỗ lực hơn trong việc thương mại hóa thiết bị này khi đưa nó lên trang gây quỹ cộng đồng Indiegogo. Tuy nhiên, với mức giá tới 1.299 USD và chỉ đặt mục tiêu huy động số vốn khiêm tốn 100.000 USD, có lẽ ngay bản thân nhà sản xuất cũng không kỳ vọng nhiều vào doanh số thiết bị này.
Cho đến nay có lẽ giải pháp khả thi nhất là thiết kế "nốt ruồi" của Samsung và Huawei với Galaxy A8s (hay A9 Pro tại thị trường Hàn Quốc) và Nova 4. Thay vì cắt gọt một phần màn hình để đặt vào đó các camera và cảm biến khác nhau, giờ đây chỉ còn một lỗ tròn nhỏ để đặt camera selfie.
Hình ảnh Samsung Galaxy A8s với nốt ruồi khá lớn và cái cằm dày.
Tuy thoát khỏi cái bóng của thiết kế iPhone X, nhưng các thiết bị hiện tại vẫn có có kích thước lỗ tròn camera khá lớn, cùng tấm nền LCD và thiếu nhiều tính năng cao cấp kết hợp với thiết kế trên. Chưa kể các thiết bị mang thiết kế này chưa có doanh số đủ lớn để tạo thay đổi trên thị trường. Do vậy, dù có giải pháp thiết kế hợp lý hơn, nhưng chúng cũng khó tạo nên ảnh hưởng lớn tới thị trường.
Bước đột phá trong năm 2019
Nhưng với Samsung Galaxy S10, mọi chuyện sẽ thay đổi. Các hình ảnh và thông tin rò rỉ đã cho thấy thiết kế nốt ruồi sẽ được sử dụng trên chiếc flagship này. Không phải thiết bị tầm trung như A8s hay Nova 4, nhiều khả năng Galaxy S10 sẽ là thiết bị flagship đầu tiên sử dụng thiết kế nốt ruồi.
Ngoài ra nhiều khả năng Samsung vẫn sẽ tiếp tục trang bị màn hình OLED cho dòng flagship Galaxy S10 của họ. Nếu vậy nhiều khả năng Galaxy S10 sẽ là thiết bị đầu tiên có màn hình OLED đục lỗ. Sử dụng màn hình OLED cũng cho phép thu nhỏ đến mức tối đa viền dưới màn hình, khi nó chỉ còn mỏng ngang viền iPhone X.
Ngay cả nốt ruồi hình thoi trên Galaxy S10 Plus cũng chỉ chiếm một phần nhỏ diện tích màn hình.
Trong khi "nốt ruồi" này có kích thước khá lớn trên màn hình Galaxy A8s, các hình ảnh thực tế rò rỉ cho thấy có lẽ Samsung đã tìm ra cách thu nhỏ đến mức đáng kể lỗ tròn camera trên màn hình. So với kích thước màn hình, việc thu nhỏ diện tích lỗ tròn này làm nốt ruồi chỉ chiếm một phần nhỏ trên màn hình.
Thu nhỏ kích thước nốt ruồi còn mang lại một lợi ích đáng kể khác. Nó cho phép Samsung Galaxy S10 có thể đặt thêm nốt ruồi lên màn hình mà không làm ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm người dùng. Các hình ảnh rò rỉ cũng cho thấy Galaxy S10 Plus - phiên bản cao cấp nhất của series này - có nốt ruồi hình thoi, cho phép đặt đến 2 camera trước, có thể sử dụng cho công nghệ quét gương mặt 3D.
Thu nhỏ đến mức tối đa các cạnh viền, loại bỏ được cái tai thỏ vướng víu và thô kệch, nhưng không loại bỏ đi nhiều tính năng quan trọng, và quan trọng hơn cả là không kéo theo các vấn đề trong sử dụng thực tế, Samsung Galaxy S10 đang tạo nên một bước đột phá về thiết kế, hứa hẹn mang đến một làn gió thay đổi đối với cả ngành công nghiệp này.
Theo Genk
Đây là những smartphone đã sở hữu khóa vân tay nhúng màn hình cảm ứng Công nghệ khóa vân tay nằm trong màn hình cảm ứng là công nghệ hiện đại, mang tới người dùng nhiều tiện lợi. Thiết kế smartphone màn hình tràn viền mang tới cho người dùng một không gian sử dụng thoải mái đồng thời vẻ đẹp hiện đại cho điện thoại. Và để thay thế khóa vân tay vật lý truyền thống Apple...