Điện thoại thông minh nhan nhản ở Triều Tiên
Các nhà kinh tế học ước tính có đến 6 triệu người Triều Tiên, tương đương 1/4 dân số nước này, đã có điện thoại di động, một công cụ quan trọng để gia nhật nền kinh tế phi chính thức – nguồn thu nhập chính của nhiều người.
Reuters cho biết họ đã nói chuyện với khoảng chục người Triều Tiên đào tẩu và chuyên gia về thiết bị di động, đánh giá về thông tin được báo chí chính thống Triều Tiên đăng tải và những quảng cáo về thiết bị di động, đồng thời sử dùng thử 2 chiếc điện thoại thông minh mang nhãn hiệu của Triều Tiên.
Kiểm tra những chiếc điện thoại đó cho thấy chúng sử dụng thiết bị bán dẫn của Đài Loan, pin sản xuất ở Trung Quốc và phiên bản hệ điều hành Android nguồn mở của Google.
Một người đàn ông ở Bình Nhưỡng đang sử dụng điện thoại. (Ảnh: Reuters)
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cho phép cung cấp các dịch vụ không dây, một số mạng được cho là được xây dựng với sự giúp đỡ của tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei, theo nội dung bài phát biểu của các hãng dịch vụ di động địa phương được đăng trên báo chí Triều Tiên.
Những chiếc điện thoại cơ bản ở Triều Tiên được bán với giá từ 100-400 USD tại các cửa hàng quốc doanh hoặc thị trường bên ngoài, các chuyên gia và người đào tẩu cho biết. Người dùng đăng ký dịch vụ mạng tại các cửa hàng viễn thông.
Các gói cước trả trước có giá 13 USD cho 100 phút gọi.
Mức giá đó tương đương hoặc cao hơn ở một số nước khác, trong khi thu nhập trung bình của người Triều Tiên chỉ khoảng 100 USD/tháng, tương đương 4% thu nhập bình quân của các nước xung quanh, theo số liệu của chính phủ Hàn Quốc.
Các thương hiệu quốc tế như Apple khong được bán công khai, nhưng các thương nhân và người giàu Triều Tiên có thể mua từ bên ngoài rồi lắp thẻ SIM địa phương vào, những người đào tẩu cho biết.
Video đang HOT
Điện thoại của Triều Tiên chỉ có thể dùng để gọi trong nước và được cài một số tính năng an ninh đặc biệt. Tải hoặc truyền file bị hạn chế nghiêm ngặt. Reuters nhận được một cảnh báo trên màn hình khi thử cài đặt một “chương trình chưa được xác định” trên chiếc điện thoại thông minh Pyongyang 2418: “Nếu bạn cài đặt các chương trình trái phép, điện thoại của bạn có thể gặp trục trặc hoặc dữ liệu sẽ biến mất”.
“Triều Tiên dùng các thuật toán và phần mềm trong điện thoại di động để ngăn chặn chuyển hoặc sao chép dữ liệu”, ông Lee Young-hwan, một chuyên gia về phần mềm Hàn Quốc chuyên nghiên cứu về điện thoại thông minh Triều Tiên, cho biết.
Những ứng dụng như bản đồ, game và từ điển tiếng Anh được phát triển bởi các kỹ sư Triều Tiên làm việc trong doanh nghiệp nhà nước hoặc trường đại học công lập.
Triều Tiên cũng phát triển công cụ giám sát nội địa để cài vào điện thoại di động, theo hãng an ninh mạng trụ sở tại Anh Hacker House.
Khi người dùng truy cập vào các trang báo không được phép, một cảnh báo sẽ hiện ra và lưu dữ liệu vào điện thoại. Phiên bản hệ điều hành Android cho phép giám sát và theo dấu người sử dụng, Hacker House cho biết.
Tuy nhiên, điện thoại di động vẫn là tài sản lớn trong nền kinh tế không chính thức của Triều Tiên – ra đời từ nạn đói khủng khiếp vào những năm 1990.
Một phụ nữ trẻ người Triều Tiên họ Choi nhớ lại chuyện đã bán 2 con lợn và thảo dược mua lậu từ Trung Quốc để có 1.300 tệ (khoảng 4,2 triệu đồng) để mua một chiếc điện thoại di động vào năm 2013.
Chị sử dụng chiếc điện thoại để phục vụ việc làm ăn của cửa hàng bán quần áo và dầu gội đầu nhập từ Trung Quốc.
“Hóa ra chúng tôi có thể kiếm được nhiều tiền hơn lương nhà nước”, Choi nói. Người phụ nữ này sau đó đã bỏ trốn sang Hàn Quốc.
Theo kết quả một cuộc khảo sát được tiến hành trong năm nay trong nhóm 126 người Triều Tiên đào tẩu từng sử dụng điện thoại đi động, hơn 90% cho biết điện thoại di động giúp cải thiện cuộc sống hàng ngày của họ và một nửa cho biết họ dùng điện thoại để buôn bán.
“Hàng triệu người đang dùng điện thoại di động vì cần chúng để kiếm sống hoặc thể hiện sự giàu có của bản thân”, Shin Mi-nyeo, giám đốc điều hành của Organization for One Korea, một tổ chức Hàn Quốc chuyên hỗ trợ người Triều Tiên đào tẩu, cho biết. “Rồi tiền thu phía sử dụng điện thoại mang lại nguồn thu lớn cho chính phủ”, Shin nói.
Kim Bong-sik, một nhà nghiên cứu tại Viện phát triển xã hội thông tin ở Hàn Quốc, nói rằng khó ước tính chính phủ Triều Tiên thu được bao nhiêu từ dịch vụ di động, nhưng có thể đây là một trong những nguồn thu chính.
Sản xuất ở Trung Quốc
Hai dòng điện thoại mang thương hiệu Bình Nhưỡng mà Reuters khảo sát chạy bằng chip của hãng MediaTek của Đài Loan và một phiên bản của hệ điều hành Android của Google, cùng với phần mềm an ninh của Triều Tiên. Các quảng cáo cho điện thoại mang thương hiệu Arirang cũng cho biết họ sử dụng chip của MediaTek.
Chiếc smartphone Pyongyang 2423 được sản xuất năm 2018 sử dụng bộ chip MT6737 của MediaTek. Số xê-ri trên thẻ nhớ cho thấy nó được sản xuất bởi hãng Toshiba của Nhật Bản.
Số nhận dạng của thiết bị cho thấy chiếc điện thoại được sản xuất bởi Gionee, nhà sản xuất điện thoại thông minh giá rẻ của Trung Quốc.
Google cho biết mất kỳ nhà sản xuất phần cứng nào cũng có thể sử dụng phần mềm Android nguồn mở của họ mà không phải trả phí, nghĩa là các điện thoại của Triều Tiên không vi phạm quy định nào về xuất khẩu. MediaTek cho biết họ không chuyển bất cứ lô hàng nào cho Triều Tiên và luôn tuân thủ các biện pháp trừng phạt. Toshiba khẳng định họ không có quan hệ làm ăn với Triều Tiên. Gionee chưa phản hồi đề nghị bình luận, Reuters cho biết.
Theo tiền phong
Kỷ nguyên smartphone ở Triều Tiên
Sự bùng nổ của điện thoại thông minh dẫn đến một số thay đổi lớn trong xã hội và cuộc sống của người dân CHDCND Triều Tiên.
Điện thoại thông minh (smartphone) hiện đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của một bộ phận người dân Triều Tiên. Dù mạng di động lần đầu tiên có mặt tại nước này từ năm 2002 nhưng mãi đến gần đây mới bắt đầu bùng nổ. AFP dẫn lời các chuyên gia Hàn Quốc nhận định đây là kết quả từ chính sách phát triển viễn thông và công nghệ của Chủ tịch Kim Jong-un. Ba nhà mạng di động ở Triều Tiên là Kang Song Net, Byol và Koryolink ước tính đang có tổng cộng 4 - 5 triệu khách hàng, tức khoảng 20% dân số nước này, chủ yếu tập trung ở thủ đô Bình Nhưỡng cùng các thành phố lớn.
Điện thoại Pyongyang 2423 - Ảnh: Chụp màn hình The Hankyoreh
Trong thời kỳ đầu, đa số smartphone được nhập khẩu từ Trung Quốc. Đến tháng 8.2013, chiếc điện thoại nội địa đầu tiên mang tên Arirang trình làng, theo Yonhap. Từ đó, người tiêu dùng dần dần chuyển sang dùng những sản phẩm trong nước bao gồm Pyongyang và Jindallae. Thông qua các kênh riêng, giới phóng viên Hàn Quốc đã mua được mẫu mới nhất Pyongyang 2423 mới tung ra thị trường hồi tháng 10.2018. Họ đánh giá Pyongyang 2423 không thua kém gì các dòng điện thoại Hàn Quốc, với nhiều ứng dụng, trò chơi, camera độ phân giải cao và dùng hệ điều hành Android. Điểm khác biệt của smartphone Triều Tiên là chỉ kết nối với mạng intranet do chính phủ quản lý, không thể truy cập internet toàn cầu. Kể từ năm 2013, Triều Tiên mới bắt đầu cho phép người nước ngoài truy cập internet bằng USIM quốc tế, theo tờ The Hankyoreh.
Một phụ nữ chụp ảnh bằng điện thoại thông minh - Ảnh: AFP
Sự phổ biến của smartphone tại Triều Tiên được cho là có tác dụng lớn trong việc làm ăn và cả bình ổn thị trường. "Trước đây, giá cả nhiều mặt hàng như gạo và bắp cao thấp khác nhau tại nhiều khu vực. Giờ thì khách hàng thường xuyên dùng điện thoại để kiểm tra giá cả và theo dõi những thông báo của chính phủ", chuyên gia Hong Min thuộc Viện Nghiên cứu Triều Tiên (Hàn Quốc) cho biết. Tuần san Chosun Shinbo mới đăng tải phóng sự phản ánh xu hướng phát triển thương mại điện tử ở Triều Tiên nhờ smartphone. Tờ báo mô tả chi tiết về ứng dụng Okryu giúp người dân mua sắm trực tuyến và cả đặt món ăn. Tuy nhiên, các mặt hàng hiện chỉ giới hạn ở sản phẩm nội địa như thực phẩm, mỹ phẩm, giày dép và túi xách.
Hai cô gái trẻ dùng smartphone ở thủ đô Bình Nhưỡng - Ảnh: Chụp màn hình Vice News
Bên cạnh đó, chiếc điện thoại thông minh giờ đây còn được xem là "thước đo" vị trí và đẳng cấp trong xã hội. "Không giống ở Hàn Quốc, mọi người có thể mua trả góp, người Triều Tiên muốn mua smartphone phải thanh toán một lần. Nhiều người nỗ lực làm việc và dành dụm để sắm điện thoại thời thượng", một người Triều Tiên đào tẩu sang Hàn Quốc kể. Theo CNN, mẫu Pyongyang 2423 có giá gần 500 USD (11,6 triệu đồng), còn Arirang là 350 USD. Chính phủ Triều Tiên quy định mỗi công dân chỉ được sử dụng 1 smartphone, nhưng nhiều người vẫn "lách luật" bằng cách nhờ bạn bè đăng ký hộ. Chụp ảnh selfie, dùng bluetooth kết nối chơi game với bạn bè, đăng tải hình ảnh, bình luận trên ứng dụng mạng xã hội riêng của nước này không còn là điều "không tưởng". Và cũng như tại nhiều nước khác, các bậc phụ huynh và giới hữu trách Triều Tiên đã bắt đầu lo ngại thanh thiếu niên đua đòi và nghiện smartphone.
Theo thanh niên
Toshiba Memory đổi thương hiệu thành Kioxia Bộ phận kinh doanh bộ nhớ Toshiba Memory đã theo bước nhiều doanh nghiệp khác phải đổi tên, sau khi Toshiba Corporation không còn làm chủ quản. Toshiba Memory sẽ bắt đầu đổi tên thành Kioxia kể từ ngày 1.10 - Ảnh: AFP Theo Neowin, nhiều doanh nghiệp của Toshiba đã hoạt động kém hiệu quả trong vài năm qua, đặc biệt là...