Điện thoại Android năm 2011 lên ngôi
Năm qua được xem là thời điểm smartphone Android và điện thoại hai sim của Nokia được chuộng. Ở chiều đối lập, thị trường chứng kiến sự đi xuống của Symbian và các thiết bị Việt.
Một chủ di động tại TP HCM nhận xét, sự thay đổi chóng mặt các xu hướng trong làng di động khiến việc đưa ra nhận định về sự lên xuống của các hãng điện thoại sẽ rất khó chính xác. Nếu như hai năm trước, smartphone Symbian ở tầm trung và cao cấp thống trị thị trường, trong khi điện thoại thương hiệu Việt chiếm lĩnh nhóm giá thấp, thì mọi chuyển đã trở nên khác biệt trong năm 2011. Đây là năm chứng kiến cuộc đổi ngôi cả trên hai nhóm cao cấp lẫn giá rẻ.
Android đang thắng thế tại Việt Nam. Ảnh: Quốc Huy.
Điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Android là đại diện sáng giá nhất ở nhóm cao cấp. Chỉ ba năm xuất hiện, smartphone sử dụng nền tảng Google đã trở nên thịnh hành bằng việc trình làng các siêu phẩm mạnh mẽ.
Nếu như năm ngoái, các cuộc đổ bộ nhỏ lẻ của Samsung, HTC, Sony Ericsson chỉ mang tính thăm dò, thì năm nay, số lượng smartphone có mặt ở Việt Nam nhiều và trải đều nhiều phân khúc. Tổng cộng, có trên 50 sản phẩm xuất hiện ở nhóm chính hãng, nhóm cao cấp còn thêm hàng loạt sản phẩm đến thị trường xách tay.
Android của Sony Ericsson đang có đông sản phẩm nhất. Đầu năm 2011, đại diện của hãng cho rằng, họ đã không nhìn nhận đúng sự đi lên của Android, vì vậy, đây là thời điểm mà liên minh Nhật Bản – Thụy Điển thể hiện quyết tâm mở rộng thị phần. Trên 10 smartphone của hãng tới Việt Nam trong năm, từ Arc, Arc S “đình đám” đến các sản phẩm trong dòng Xperia như Play, Mini, Mini Pro… đã phủ kín các mức giá 5 triệu đồng trở lên.
Tuy vậy, Samsung và HTC là những “người chiến thắng” trong nhóm này. Bằng với ra mắt Galaxy S II mùa hè và tới mùa thu là Galaxy Y, hãng điện tử Hàn Quốc trở thành thương hiệu thành công nhất về mặt doanh số. Trong khi đó, thiết bị của HTC bán tốt ở nhóm cao, hãng này đã có sự đa dạng sản phẩm, từ máy giải trí, chơi nhạc, dành cho giới nữ. Ngoài ra, HTC cũng đang tiến bước vào nhóm giá trung.
Video đang HOT
Di động hai sim của Nokia bán tốt. Ảnh: Quốc Huy.
Đây cũng là năm điện thoại hai sim của Nokia thắng thế ở nhóm giá thấp. Hãng này ra mắt chiếc điện thoại hỗ trợ dual sim đầu tiên mùa hè năm ngoái, tuy nhiên, cuộc đổ bộ chính thức diễn ra trong năm nay.
Một loạt các sản phẩm cho phép gọi điện từ hai số như Nokia 101, X1-01, C2 hai sim… nhanh chóng được xác lập vị thế. Không phải là thương hiệu đi trước trong trào lưu này, nhưng với thế mạnh về thương hiệu, chất lượng điện thoại tốt, pin khỏe, các thiết bị này trở thành một sản phẩm thứ hai cho người dùng đã có smartphone, hoặc sản phẩm được khách hàng bình dân lựa chọn.
Từ các máy hai sim dưới một triệu, Nokia đang dần nâng giá dòng này. C2-03, gần đây là Asha 200 và sắp tới còn có C2-06, bắt đầu phủ sóng nhóm hai sim của hãng từ 3 triệu đổ xuống. Đại diện của hãng cho biết, Nokia chưa có ý định ra mắt smartphone có hai sim, tuy nhiên, nhóm giá thấp, hướng vào giới trẻ với thiết kế màu sắc, hỗ trợ nghe nhạc, kết nối mạng xã hội như Facebook, chat.
Điện thoại cảm ứng giá rẻ, một trong hướng đi của thương hiệu Việt trong bối cảnh khó khăn. Ảnh:Quốc Huy.
Sự đi lên của Nokia hai sim giá rẻ khiến điện thoại thương hiệu Việt, các dòng máy hai sim xuất xứ từ Trung Quốc đang dần thất thế sau hơn 2 năm xuất hiện.
Theo anh Ngô Phú, một chủ bán di động tại TP HCM, từ các sản phẩm cơ bản đến dòng QWERTY, nhiều thương hiệu Việt đã ngủ quên trên chiến thắng mà không có sự thay đổi khác biệt. Từ Q-mobile, FPT đến các thiết bị của Mobiistar, Bluefone gần như không có khác biệt trong thiết kế. Người dùng dễ nhận ra các máy QWERTY giống BlackBerry, hỗ trợ hai sim với tính năng tương đương nhau.
Dòng hai sim của Nokia đã rẻ hơn, bản Asha 200 vừa ra mắt có kiểu dáng giống thiết bị thương hiệu Việt, nhưng được xem là tốt hơn có thể là “quả bom” đẩy hàng nội ra khỏi kệ.
Từ nửa cuối 2011, Q-mobile, Mobiistar… đang có những sự thay đổi mới. Dòng cảm ứng hai sim, giá trên dưới một triệu đồng bắt đầu có mặt. Nhóm sản phẩm đánh vào người dùng có túi tiền eo hẹp, thích các tính năng giống smartphone, thiết kế thời trang.
Năm 2012 được nhiều chủ hàng nhận định, điện thoại thương hiệu Việt và các sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc tiếp tục gặp khó. Không chỉ Nokia, Samsung cũng đang thể hiện quyết tâm gia nhập nhóm này sau thắng lợi trên phân khúc cao cấp.
E6, điện thoại Nokia Symbian tốt nhất gần đây, nhưng vẫn chưa cạnh tranh được so với Android. Ảnh: Quốc Huy.
Năm qua, Symbian cũng chứng kiến sự đi xuống, mặc dù Nokia đang có những nỗ lực lôi kéo người dùng. Chỉ một năm trước đây, smartphone E-series, N-series như E71, E72, N97… nổi bật trên thị trường, thì hiện Symbian bị Android cạnh tranh dữ dội.
Đầu năm, Nokia ra mắt chiếc E7. Với giá 15 triệu, thiết bị bán chậm và sau đó giảm mạnh. Nỗ lực lấy lại ảnh hưởng các bản E-series dưới 10 triệu, mẫu E6 xuất hiện, được đánh giá tốt khi có màn hình cảm ứng sắc nét, nhiều tính năng, nhưng E6 vẫn chưa vượt trội so với các mẫu Android cùng giá.
Bộ ba Symbian Belle gồm 700, 701 và 603 ra mắt cuối năm nay tiếp tục cho thấy nỗ lực của “gã khổng lồ” Phần Lan. Một loạt các cải tiến như giao diện mới, cảm ứng tốt và cấu hình mạnh, chip 1GHz. Tuy nhiên, nhiều chủ hàng vẫn cho rằng, ứng dụng và tính năng vẫn khó vượt được Android, Symbian đang dần tụt lại cuộc đua ở nhóm trung cấp.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Hành trình một năm của chip dual core
Bộ xử lý 2 nhân cho điện thoại di động đã có một năm phát triển rực rỡ với nhiều mẫu smartphone, nhưng sẽ sớm bị thay thế bởi các dòng chip 4 nhân.
Năm 2011 chứng kiến sự bùng nổ chưa từng có của ngành công nghiệp di động, đồng thời đánh dấu nhiều bước chuyển mình của các đơn vị sản xuất, cũng như nền tảng dành cho các thiết bị di động.
Việc Samsung vượt lên trên Nokia và Apple để trở thành nhà sản xuất điện thoại di động thông minh hàng đầu thế giới, hay sự phát triển ngày một lớn mạnh của hệ điều hành Android so với các đối thủ còn lại như iOS hay Windows Phone 7, Symbian... là những "cú huých" thực sự cho thị trường smartphone vốn đang sôi động hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, cuộc chạy đua cấu hình di động giữa các nhà sản xuất mới thực sự tạo nên một phong trào mới trong làng công nghệ cầm tay.
Những bộ xử lý 2 nhân sẽ sớm được thay thế bởi các dòng chip 4 nhân trong năm 2012.
Cuộc chạy đua nâng số lượng của lõi xử lý bắt đầu từ đầu năm 2011 do LG "khởi xướng" và nhanh chóng có được sự hưởng ứng của tất cả các nhà sản xuất di động khác. Sự kiện LG cho ra mắt mẫu LG Optimus 2X với bộ xử lý 2 nhân đầu tiên trên thiết bị di động đã tạo được nhiều tiếng vang. Ngay sau đó, lần lượt HTC, Samsung, Motorola và gần đây nhất là Apple bước chân vào cuộc đua tăng lõi xử lý cho điện thoại.
Hai đơn vị sản xuất nhiều mẫu smartphone hai nhân nhất có lẽ là HTC với HTC Sensation, Sensation XE, EVO 3D, Vivid, Rezound, và Samsung với những mẫu điện thoại thuộc dòng Galaxy như Galaxy S II, Galaxy Note, Galaxy Nexus, Galaxy R,...có thể thêm Galaxy S III như một số tin đồn xuất hiện trong thời gian gần đây, ngoài ra còn chiếc điện thoại 2 SIM, 2 màn hình dành riêng cho thị trường Trung Quốc có tên SCH-W999. LG tuy là người tiên phong nhưng sau đó lại không tạo được nhiều ấn tượng bằng hai đối thủ trên. Hãng cũng cho ra mắt được một số mẫu thuộc dòng Optimus như Optimus 2X, Optimus Black, Optimus 3D. Motorola cũng khá chậm chân trong cuộc đua này. Hiện model dùng chip 2 nhân được biết đến nhiều nhất của hãng là chiếc điện thoại siêu mỏng Droid Razr. Bên cạnh đó còn hai smartphone đáng chú ý khác là Atrix 4G và Photon 4G.
Apple là đơn vị nâng cấp số lõi xử lý cho di động chậm nhất ở thời điểm hiện tại, và có một đại diện là chiếc iPhone 4S. Đây cũng là smartphone chạy iOS duy nhất lúc này có bộ xử lý đa nhân, trong khi tất cả những smartphone đến từ các 4 hãng trên đều sử dụng hệ điều hành Android của Google.
Sony Ericsson và Nokia vẫn đứng ngoài "ngắm" cuộc đua khi không có bất kỳ mẫu điện thoại nào ra mắt với chip hai nhân. Tất cả các smartphone của hai hãng đến lúc này đều sử dụng chip đơn nhân với xung nhịp tầm 1GHz, riêng Nokia mãi gần đây mới sử dụng bộ xử lý có xung như vậy. Sony Ericsson chọn Android cho sản phẩm của mình, trong khi Nokia vẫn trung thành với Symbian và mới đây đã bắt tay với Microsoft để đưa Windows Phone lên các smartphone của mình. Trong lúc này, một hãng sản xuất điện thoại mới nổi trên trường quốc tế của Trung Quốc là Meizu cũng đã nâng cấp bộ xử lý cho smartphone của họ.
Tuy nhiên, một lần nữa những tiến bộ của công nghệ lại đẩy nhanh cuộc đua giữa các nhà sản xuất. Khi những mẫu smartphone hai nhân vẫn đang trên con đường thay thế các mẫu chạy đơn nhân hiện tại, thì những thông tin về bộ xử lý 4 nhân lại xuất hiện, từ cuối năm 2011. Theo những nguồn tin rò rỉ, ở thời điểm hiện tại HTC có hai mẫu smartphone 4 nhân là HTC Edge và HTC Zeta, dự kiến ra mắt trong năm 2012. Ngoài HTC, tin đồn về bản mẫu điện thoại có tên mã Bullet của Motorola với chip 4 nhân cũng xuất hiện trên mạng. Nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc Meizu thì khác, họ không chỉ dừng lại ở tin đồn mà đã chính thức xác nhận về mẫu Meizu MX với chip xử lý "khủng" của mình. Nếu ra mắt theo đúng lịch trình vào tháng 5/2012, Meizu sẽ trở thành nhà sản xuất điện thoại đầu tiên trên thế giới có smartphone dùng chip xử lý 4 nhân.
Một số chuyên gia dự đoán, việc tăng số lõi của bộ xử lý từ 2 lên thành 4 sẽ là xu hướng chủ đạo để các nhà sản xuất di động hướng tới trong năm 2012. Nếu điều này thành sự thực, và các đơn vị trên thi nhau trong cuộc đua mới thì số phận của bộ xử lý hai nhân sẽ sớm được quyết định, và có thể thay thế cho những mẫu smartphone đơn lõi hiện tại, trước khi các mẫu này được xếp vào các dòng máy trung cấp.
Theo Số Hóa
Vì sao Android, iOS thành công trong khi Windows Phone, WebOS thất bại? Hiện nay trên thị trường thiết bị di động như smartphone, tablet có tới dăm bảy HĐH cùng song hành tồn tại. Nhắm mắt tôi cũng có thể kể ra ít nhất 6 cái tên tương đối tiêu biểu là Android, iOS, Windows Phone, MeeGo, bada, WebOS. Danh sách này còn xu hướng kéo dài thêm vài dòng nữa nếu bạn kể đến...