Diễn tập qui mô cả nước chống tấn công mạng có chủ đích
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) phôi hơp vơi Cục An toàn Thông tin của Bộ TT&TT đã tô chưc chương trình chương trình diên tâp ứng cưu sư cô an toan thông tin mang toàn quốc năm 2018 vơi chu đê “Phong chông tân công có chủ đích APT vao ha tâng thông tin quan trong”.
Với hơn 100 đội ứng cứu trên khắp toàn quốc tham gia diễn tập, chương trình diễn tập năm nay được cho là có quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Thời gian diễn tập kéo dài 3 ngày từ 18 – 21/12/2018 với phiên khai mạc và bế mạc tại 3 điểm cầu là Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM.
Cuộc diễn tập “Phong chông tân công có chủ đích APT vao hệ thống thông tin quan trong” năm nay có hình thức tổ chức hoàn toàn mới: diễn tập thực chiến (nghĩa là thực hiện các phòng thủ, tấn công trực tiếp vào hệ thống thông tin đang hoạt động) với các tương tác đối kháng giữa phòng thủ và tấn công. Trong đó, khối phòng thủ sẽ thực thi các kế hoạch về phòng, chống tấn công APT, còn khối tấn công sẽ sử dụng các công nghệ mã nguồn mở/đóng (như các công cụ khai thác lỗ hổng zero-day, one-day, tấn công thay đổi giao diện, hack hệ thống, tấn công ứng dụng web, v.v…) tùy vào khả năng và năng lực khai thác để thực hiện tấn công tổng hợp, lưu vết hoặc đưa ra các bằng chứng tấn công.
Phát biểu khai mạc chương trình diễn tập, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng cho rằng đây la cơ hôi để các cán bộ kỹ thuật đươc câp nhât tinh hinh, phương thưc phong chông tân công có chủ đích và thực hành các kỹ năng, kiến thức của mình vào giải quyết những tình huống cụ thể, đế sẵn sàng ứng cứu các sự cố gây ra đôi vơi ha tâng thông tin quan trong quôc gia.
Video đang HOT
Tấn công APT là loại tấn công mạng vô cùng nguy hiểm với các cuộc tấn công dai dẳng, phức tạp và tinh vi. Một trong những vụ tấn công có chủ đích APT điển hình nhất ở Việt Nam được ghi nhận là vụ tin tặc tấn công đồng loạt các sân bay tại Việt Nam chiều 29/7/2016 làm thay đổi nội dung màn hình hiển thị thông tin chuyến bay tại khu vực làm thủ tục chuyến bay của các Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Sân bay quốc tế Nội Bài.
Theo ông Nguyễn Khắc Lịch, Phó Giám đốc VNCERT, mô hình diễn tập dựa trên các tình huống mô phỏng đã được thực hiện qua nhiều năm cho thấy những hạn chế về hiệu quả. Vì vậy, đây là lần đầu tiên VNCERT với vai trò là cơ quan điều phối an ninh mạng quốc gia đã đưa ra mô hình diễn tập thực chiến hoàn toàn mới tại Việt Nam. Theo đó, các đội ứng cứu diễn tập phòng thủ, tấn công trực tiếp vào hệ thống thông tin đang hoạt động đã được khoanh vùng trước. Đồng thời, các đội tham gia cần thực hiện nghiêm ngặt các quy định như không được tấn công phá hủy, làm lộ lọt thông tin, làm ngưng trệ hệ thống…
Trong năm 2018, hệ thống giám sát an ninh mạng quốc gia của VNCERT ghi nhận được 9.344 sự cố an toàn thông tin, trong đó loại hình lừa đảo (phishing) là 2.499, tấn công thay đổi giao diện (deface) là 5.018 và mã độc (malware) là 1.764. Về các cuộc tấn công mạng, số liệu của VNCERT cũng ghi nhận 5 loại hình tấn công mạng nhiều nhất ở Việt Nam là tấn công thu thập thông tin (25,46%), tấn công leo thang đặc quyền (4,29%), tấn công từ chối dịch vụ (2,93%), tấn công chiếm quyền điều khiển (2,81%), tấn công mã độc (2,62%).
Theo VnReview
Nhận thức ATTT của nhiều người Việt chưa đủ bảo vệ mình trước những mối đe dọa tấn công mạng
Đại diện Cục ATTT, nhận thức về bảo đảm ATTT của nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người sử dụng trong cộng đồng hiện nay còn nhiều tồn tại, hạn chế, chưa đủ để tự bảo vệ mình trước những nguy cơ, mối đe dọa về ATTT trong thực tiễn.
Nhận thức ATTT của nhiều người Việt chưa đủ bảo vệ mình trước những mối đe dọa tấn công mạng
Theo đánh giá của ông Trần Đăng Khoa, đại diện Cục ATTT, nhận thức về bảo đảm ATTT của nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người sử dụng trong cộng đồng hiện nay còn nhiều tồn tại, hạn chế, chưa đủ để tự bảo vệ mình trước những nguy cơ, mối đe dọa về ATTT trong thực tiễn. Do đó, công tác đảm bảo an toàn chưa được triển khai tương xứng với yêu cầu đặt ra dẫn đến vẫn còn tình trạng bị tấn công mạng, lộ lọt thông tin mà người sử dụng không biết hoặc không thể xử lý được.
Theo đánh giá của các chuyên gia, nếu người sử dụng nhận thức đầy đủ và được trang bị các kỹ năng đảm bảo ATTT cơ bản thì có thể tự phòng tránh được tới hơn 80% các nguy cơ mất ATTT khi tham gia vào không gian mạng.
"Tôi cho rằng, vấn đề đáng lo ngại nhất là các cơ quan, doanh nghiệp và người sử dụng ngày càng ứng dụng CNTT và sử dụng các dịch vụ trên Internet nhiều hơn. Đây là một xu thế tất yếu. Nhưng việc không nhận thức đủ hoặc nhận thức được nhưng không triển khai các biện pháp đảm bảo ATTT tương ứng cho mình, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người sử dụng sẽ càng phải đối mặt nhiều hơn với các nguy cơ tấn công mạng dẫn đến thiệt hại về uy tín cũng như kinh tế", ông Khoa cho hay.
Một chuyên gia khác là ông Trần Minh Quảng, Trưởng phòng Nghiệp vụ, Trung tâm An ninh mạng Viettel cũng đồng tình rằng nguyên nhân chính là do người sử dụng Internet tại Việt Nam chưa thực sự chú ý đến việc đảm bảo an toàn thông tin, phòng tránh lây nhiễm mã độc cho máy tính của mình. Người dùng vẫn còn có nhiều hành vi sử dụng Internet không an toàn như sử dụng các phần mềm lậu, truy cập các trang web không uy tín, hoặc không sử dụng các phần mềm bảo vệ máy tính của mình.
Hà Nội và TP.HCM là 2 trung tâm phát tán mã độc nhiều nhất trong nước cũng là điều dễ hiểu bởi Hà Nội và TP.HCM là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp công nghệ thông tin, đồng thời cũng là nơi có lượng người dùng Internet thuộc Top nhiều nhất cả nước.
Cũng theo ông này, việc sử dụng các phần mềm lậu, các chương trình "crack" tiềm ẩn nhiều rủi ro mất an toàn thông tin. Các phần mềm này không được cung cấp bởi các công ty uy tín, và đôi khi được gắn kèm các phần mềm độc hại, cài đặt ngầm vào máy tính người sử dụng. Do đó, người dùng không nên sử dụng các phần mềm lậu, không rõ nguồn gốc để có thể bảo vệ một cách tốt nhất máy tính của mình.
Để hạn chế tình trạng này, đại diện Cục ATTT cho biết đơn vị này đang chủ trì tổ chức triển khai đề án 893 về tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và trách nhiệm đảm bảo ATTT đến năm 2020 với nhiều hoạt động để nâng cao nhận thức và hướng dẫn kỹ năng bảo đảm ATTT cho người sử dụng trong các cơ quan, tổ chức và cộng đồng. "Chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh tổ chức triển khai đề án này với nhiều hoạt động hơn nữa để nâng cao nhận thức và năng lực cho cộng đồng".
Dù vậy, vị này cũng nhấn mạnh: Nhận thức và kỹ năng là vấn đề rất quan trong hoạt động bảo đảm ATTT. Do đó, đây phải là hoạt động liên tục, thường xuyên. Các quốc gia mạnh về ATTT trên thế giới như: Mỹ, Nhật, Hàn Quốc,...cũng liên tục triển khai các chương trình nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng bảo đảm ATTT cho các cơ quan chính phủ và người sử dụng trong toàn cộng đồng do thực tế luôn xuất hiện những điểm yếu, lỗ hổng và hình thức tấn công mạng mới. Ngoài ra, việc trang bị kiến thức, kỹ năng bảo đảm ATTT cần được ưu tiên thực hiện với giới trẻ khi mới tham gia vào môi trường mạng.
Theo Báo Mới
Diễn tập an ninh mạng 2018: Tăng cường năng lực ứng phó sự cố Ngày 28/11/2018 tại TPHCM, Bộ TTTT đã phối hợp cùng trung tâm ứng cứu khẩn cấp VNCERT tổ chức cuộc diễn tập an ninh mạng với chủ đề 'Nâng cao kỹ năng phân tích, điều tra, ứng cứu và xử lý sự cố an toàn thông tin mạng'. Chương trình diễn tập "Nâng cao kỹ năng phân tích, điều tra, ứng cứu và...