Điện mặt trời giảm sức hấp dẫn
Mức giá bán điện mặt trời theo cơ chế mới tuy đã giảm so với mức giá cũ, nhưng còn nhiều vấn đề khác khiến nhà đầu tư lĩnh vực này băn khoăn.
Theo Quyết định 13 ban hành đầu tháng 4/2020 về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, giá bán điện mặt trời ưu đãi cố định (FIT) mới cho hệ thống điện mặt trời mái nhà giảm xuống còn 8,38 cent/kWh (tương đương 1.943 VND/kWh), giá của dự án điện mặt trời mặt đất là 7,09 cent/kWh (tương đương 1.644 VND/kwh) và dự án điện mặt trời nổi là 7,69 cent/kWh (tương đương 1.783 VND/kwh), đều thấp hơn so với mức giá 9,35 US cent/kWh tại Quyết định 11 ban hành tháng 4/2017. Thời hạn hiệu lực từ 22/5 – 31/12/2020.
Theo phân tích của các chuyên gia năng lượng, trong các điều kiện thuận lợi nhất về đấu nối, những dự án điện mặt trời với suất đầu tư ước tính trên 1.000 USD/kWh phải nằm ở vùng có bức xạ cao mới có thể đạt mức chi phí hoàn vốn ở mức 6,1-6,8 US cent/kWh, còn các dự án tại vùng bức xa thấp hơn thì sẽ khó có thể hoàn được vốn ở mức chi phí này.
ể đạt mức chi phí hoàn vốn và có lợi nhuận thì tỷ suất đầu tư phải giảm xuống còn khoảng 800 USD/kW.
Trong khi đó, suất đầu tư của dự án điện mặt trời nổi theo tính toán cao hơn điện mặt trời trên mặt đất khoảng 16%, trong khi giá FIT mới chỉ cao hơn 8,5%.
Do đó, cơ chế giá này được nhận định là chưa thực sự hỗ trợ cho loại hình điện mặt trời nổi với nhiều ưu điểm hơn so với dự án trên mặt đất.
Từ góc nhìn của nhà đầu tư, ông Huỳnh ình Hiệp, cán bộ phân tích cấp cao Quỹ đầu tư Dragon Capital cho rằng, giá điện mặt trời theo giá FIT nếu so với giá điện bán lẻ thì cao hơn, nhưng tính toán giá ở mức cao nhất thì vẫn thấp hơn đáng kể so với tổn thất của truyền tải.
Video đang HOT
Giá điện mặt trời có thể thấp hơn nữa khi Bộ Công thương tiếp tục trình dự thảo cơ chế giá FIT mới sau khi biểu giá theo Quyết định 13 hết hiệu lực.
Mức giá ngày càng giảm trong điều kiện giá điện trung bình của Việt Nam đã giảm thấp sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận của nhà đầu tư.
Theo chuyên gia của Dragon Capital, khó khăn lớn nhất đối với phần lớn nhà đầu tư dự án điện mặt trời nói riêng và năng lượng tái tạo nói chung chủ yếu liên quan tới vấn đề vốn.
Hiện nay, hơn 90% dự án điện mặt trời đang triển khai tại Việt Nam đều vay vốn tại ngân hàng trong nước với lãi suất từ 9,5-11%/năm. Việc chi phí lãi vay cao sẽ bào mòn lợi nhuận của nhà đầu tư.
“Về nguyên lý, chi phí phát triển dự án và cấu phần của đầu tư dự án là cố định nên khi chi phí càng cao, công phát sinh dòng tiền thì phải dùng tiền đó để trả lãi và vốn vay, cùng với các chi phí khác sẽ làm giảm lợi nhuận của nhà đầu tư”, ông Hiệp lý giải.
ánh giá việc đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, chuyên gia của Dragon Capital cho rằng, đối với nhà đầu tư tài chính, ngoài yếu tố môi trường xã hội, thì cần tính tới lợi nhuận và chi phí cơ hội của dự án đầu tư, nếu lãi vay cao và rủi ro đầu tư cao thì sẽ không còn hấp dẫn.
Cũng theo vị này, nếu có thể khắc phục các vướng mắc về hợp đồng mua bán điện, áp dụng tiêu chuẩn quốc tế trong vấn đề về truyền tải, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và giải quyết tranh chấp… thì sẽ giúp nhà đầu tư tiếp cận được dòng vốn rẻ từ các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới, qua đó giải quyết được vấn đề vốn.
“Chính phủ cần sớm cải thiện cơ chế, chính sách trong lĩnh vực năng lượng tái tạo để giúp khơi thông dòng vốn, tạo điều kiện cho nhà đầu tư tiếp cận dòng vốn rẻ từ nước ngoài để vừa giảm chi phí vay và giá thành, vừa đảm bảo lợi nhuận cho nhà đầu tư”, ông Hiệp nói.
Nhìn nhận mức giá FIT 2 tại Quyết định 13 tuy tạo điều kiện hỗ trợ cho hàng chục dự án điện mặt trời chưa kịp hưởng mức giá FIT1, song thời hạn áp dụng quá ngắn trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp khiến nhiều dự án khó có thể đáp ứng về tiến độ thi công, đại diện Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam tại TP.HCM cho rằng, cần gia hạn thêm thời gian áp dụng mức giá FIT2 cho điện mặt trời áp mái, đồng thời cần có chính sách dài hạn hơn với thời hạn cần được công bố sớm trước khi thời hạn áp dụng giá FIT2 hết hiệu lực.
Bộ Xây dựng lý giải đề xuất Sông Đà tham gia cao tốc Bắc-Nam
Lãnh đạo Bộ Xây dựng cho rằng, việc Bộ này giới thiệu Tổng Cty Sông Đà tham gia xây dựng cao tốc Bắc-Nam với hình thức chỉ định thầu "cũng chỉ là một trong những phương thức thầu và phải kèm theo nhiều điều kiện khác".
Nợ lớn, Tổng Cty Sông Đà vẫn được Bộ Xây dựng giới thiệu tham gia xây dựng cao tốc Bắc Nam.
Trao đổi với Tiền Phong hôm nay, một lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết, nếu chỉ định thầu cao tốc Bắc-Nam, sẽ giải quyết được cho Tổng Cty Sông Đà trong bối cảnh khó khăn như hiện nay.
Theo vị lãnh đạo này, về công nghệ xây dựng, công nghệ làm đường ở Việt Nam, không chỉ Sông Đà mà còn rất nhiều đơn vị khác làm được. Nhưng về mặt kinh tế xã hội, đây là doanh nghiệp có truyền thống nên ủng hộ.
Trong văn bản gửi Thủ tướng mới đây, Bộ Xây dựng đề nghị xem xét, chỉ định thầu Tổng công ty Sông Đà thi công một số đoạn đường bộ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
Đề xuất được Bộ Xây dựng đưa ra sau khi Chính phủ có chủ trương chuyển một số dự án đầu tư cao tốc Bắc - Nam từ đầu tư PPP (hợp tác nhà nước và tư nhân) sang đầu tư công.
Trước đó, Tổng công ty Sông Đà đã có văn bản gửi Bộ Xây dựng bày tỏ mong muốn được chỉ định thầu làm một số dự án trên cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
Bộ Xây dựng lý giải, trong quá trình thực hiện các dự án trọng điểm, nhất là thuỷ điện, Tổng Cty huy động số lượng lao động lớn, đầu tư nhiều thiết bị. Tuy nhiên, sau khi công trình hoàn thành, Tổng Cty gặp nhiều khó khăn, áp lực để duy trì việc làm, đảm bảo đời sống lao động và thiết bị đã đầu tư.
Tổng công ty Sông Đà đang nợ ADB khoảng 114,8 triệu USD nhưng không có khả năng trả nợ gốc và lãi vay đến hạn. Trong đó, công ty mẹ vay 73,9 triệu USD, Công ty CP xi măng Hạ Long vay 25,59 triệu USD, Công ty CP thủy điện Cần Đơn vay 5 triệu USD, Công ty CP Sông Đà 4 vay 3 triệu USD...
Riêng nợ gốc, lãi vay, phí cho vay lại đến hạn của tổng công ty tạm tính khoảng 6,1 triệu USD.
"Khi chỉ định thì có điều kiện của chỉ định chứ không phải chỉ định một cái là xong. Chỉ định thầu là cũng là một phương thức thầu và có các điều kiện của nó", vị lãnh đạo nói.
Vị lãnh đạo này cũng lấy ví dụ: ở cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, phần của Việt Nam thi công thì "không có vấn đề gì".
"Còn gói thầu của nhà thầu Trung Quốc, họ đi thuê lại các thầu phụ Việt Nam. Mấy thầu phụ không có tên tuổi, lại làm bằng bất cứ giá nào nên chất lượng mới như vậy. Còn các doanh nghiệp Việt Nam, các Tổng công ty làm vẫn tốt.
"Rất nhiều người lo năng lực của Tổng công ty (Sông Đà-PV) nhưng tôi cho rằng không phải lo. Vấn đề có dám tin để giao không. Tại sao không khơi dậy những điều đó. Dựa trên tiêu chuẩn kỹ thuật mình giao. Chưa chắc đấu thầu đã tốt bởi còn "quân xanh, quân đỏ" nữa. Chỉ định thầu cũng là một phương thức thầu", vị lãnh đạo Bộ Xây dựng nói.
Ngành sản xuất nhiên liệu hóa thạch đang 'rơi xuống đáy' Sự cạnh tranh của các công nghệ năng lượng sạch cùng với những chính sách của chính phủ các nước nhằm đạt được các mục tiêu về khí hậu đang đẩy ngành sản xuất nhiên liệu hóa thạch "rơi xuống đáy." Ảnh minh họa. (Nguồn: thediplomat.com) Các nhà phân tích năng lượng ngày 4/6 cảnh báo nhu cầu nhiên liệu hóa thạch đang...