Điện Kremlin cảnh báo trả đũa nếu Phần Lan cấm du khách Nga
Điện Kremlin đã cảnh báo sẽ trả đũa nếu Phần Lan bắt đầu cấm du khách Nga sau cuộc xung đột ở Ukraine.
Cửa khẩu Imatra của Phần Lan với Nga. Ảnh: Reuters
Trang yahoonews ngày 27/7 dẫn thông tin của Interfax (Nga) cho biết Nga khẳng định sẽ phản ứng rất tiêu cực nếu Phần Lan từ chối cho công dân Nga nhập cảnh. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi ngày càng nhiều người ở Phần Lan ủng hộ điều này.
Thư ký báo chí Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết: “Tất cả các hành động như vậy chống lại công dân Nga sẽ cần có các biện pháp đối phó và đáp trả. Điều này là dễ hiểu và sẽ xảy ra”.
Trước đó ngày 25/7, một cuộc khảo sát của hãng thông tấn Phần Lan STT cho thấy quốc hội nước này đã ủng hộ mạnh mẽ việc ngừng cấp thị thực du lịch cho người Nga.
Quyền Thủ tướng Phần Lan Aki Lindén cho biết ông đồng ý thắt chặt thị thực cho khách du lịch Nga.
Video đang HOT
Trong khi đó, bà Christina Hietasaari, Giám đốc tổ chức Visit Finland, cho biết tháng trước, khách du lịch Nga chiếm 19% tổng số khách du lịch. Bà nói thêm rằng có những lo ngại Phần Lan có thể mất 600 triệu euro hàng năm do số lượng du khách Nga giảm.
Vào ngày 5/7, 30 thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) đã ký một nghị định thư cho phép hai nước Phần Lan và Thụy Điển gia nhập khối này.
Nghị định thư này có nghĩa là Phần Lan và Thụy Điển có thể tham gia các cuộc họp của NATO, có quyền tiếp cận thông tin tình báo nhiều hơn nhưng sẽ không được bảo vệ theo điều khoản phòng vệ cho tới khi được phê chuẩn. Quá trình phê chuẩn có thể mất đến một năm. Tới nay, Canada và Croatia đã phê chuẩn nghị định thư này.
Nga đã nhiều lần cảnh báo cả hai nước này không nên gia nhập NATO. Vào ngày 12/3, Bộ Ngoại giao Nga cho biết sẽ có những hậu quả nghiêm trọng về quân sự và chính trị.
Quốc hội Phần Lan cũng đã bỏ phiếu ủng hộ luật cho phép xây tường biên giới với Nga và cho phép đóng cửa biên giới dài 1.300 km nhằm ngăn người xin tị nạn trong trường hợp ngoại lệ.
Về phần mình, Phó Tổng thư ký NATO Mircea Geoana ngày 5/7 khẳng định liên minh quân sự này không có kế hoạch gửi quân đến Thụy Điển hay Phần Lan vì hiện các nước này đang có lực lượng quốc phòng vững chắc, đủ khả năng tự vệ. Bên cạnh đó, NATO cũng không có kế hoạch đặt căn cứ ở cả Thụy Điển và Phần Lan, bởi hai nước có năng lực quân sự và chiến lược cao.
Nga tiết lộ phản ứng nếu NATO mở căn cứ quân sự ở Phần Lan
Người phát ngôn Điện Kremlin cho biết phản ứng về động thái này sẽ do Bộ Quốc phòng đưa ra.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 5/7 cho biết, Nga có thể sẽ phản ứng bằng quân sự trước khả năng NATO mở căn cứ quân sự ở Phần Lan.
Tuyên bố được ông Peskov đưa ra khi trả lời về thông tin trên truyền thông Phần Lan, trong đó một thị trưởng của một thành phố gần biên giới với Nga bày tỏ muốn tăng cường sự hiện diện quân sự của phương Tây ở đó.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: Kremlin.ru
"Chúng tôi đã thảo luận nhiều lần rằng, chúng tôi có các kế hoạch tại Bộ Quốc phòng và việc này đang được tiến hành để đảm bảo an ninh quốc gia", ông Peskov nhấn mạnh.
Người phát ngôn Điện Kremlin cho biết thêm, thái độ của Nga đối với việc Phần Lan sắp gia nhập NATO không thay đổi.
Tuần trước, đài truyền hình Phần Lan Yle dẫn lời Thị trưởng Lappeenranta, ông Kimmo Jarva, nói rằng thành phố của ông và toàn bộ khu vực có thể được hưởng lợi từ dòng vốn đầu tư sau khi đất nước gia nhập NATO. Ông cho biết sân bay thành phố nói riêng có thể được sử dụng cho mục đích quân sự.
Lappeenranta, một thành phố với khoảng 70.000 cư dân, nằm ở vùng Nam Karelia, cách biên giới Nga 20 km.
Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga, Vyacheslav Volodin, cho rằng ông Jarva đã sai lầm khi tin rằng một căn cứ của NATO ở thành phố Lappeenranta sẽ giúp người dân an toàn hơn. Ngược lại, cơ sở hạ tầng quân sự sẽ là mục tiêu chính trong trường hợp có thể xảy ra xung đột.
Phần Lan và Thụy Điển nộp đơn gia nhập NATO giữa tháng 5 vừa qua phá vỡ truyền thống trung lập lâu đời của cả 2 quốc gia này.
Nga cho rằng 2 quốc gia Bắc Âu đã làm tổn hại đến sự an toàn của chính họ khi gia nhập NATO, liên minh quân sự mà Nga coi là thù địch và phục vụ lợi ích của Mỹ. Quân đội Nga sẽ đáp trả tương ứng với sự thay đổi cán cân quyền lực ở khu vực Baltic.
Nga hướng mục tiêu giành trọn Donbass Thành công tại Luhansk giúp Nga tiến thêm một bước đến mục tiêu giành quyền kiểm soát toàn bộ vùng Donbass và chiến sự được dự báo vẫn quyết liệt trong giai đoạn kế tiếp. Với việc kiểm soát phần lớn khu vực Donbass ở miền đông Ukraine, Nga có thể tập trung lực lượng để tiến sâu hơn về hướng tây và...