Diên Khánh: Hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ nông dân
Sau 5 năm xây dựng, nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của huyện Diên Khánh ( Khánh Hòa) đã tăng gấp đôi. Nhờ dòng vốn này, hơn 900 lượt hội viên có nguồn lực để phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập.
Đáp ứng nhu cầu vốn cho hàng trăm hội viên
Được vay 50 triệu đồng từ Quỹ HTND vào đầu năm 2021, ông Bùi Thanh Lực (thôn Đá Mài, xã Diên Tân) đã đầu tư cải tạo vườn tạp để trồng hàng trăm gốc bưởi và cam. Hiện nay, cây trồng phát triển, sinh trưởng tốt. Ông Lực là 1 trong 10 thành viên của Tổ hợp tác trồng cây ăn quả xã Diên Tân. Dự án của tổ được Quỹ HTND cấp Trung ương cho vay 500 triệu đồng. Các thành viên trong tổ có diện tích sản xuất khoảng 16ha, có người đã trồng cây ăn quả nhiều năm, có người mới bắt đầu trồng. Nhờ nguồn vốn này, các thành viên thực hiện cải tạo vườn, mua cây giống, phân bón và đầu tư hệ thống tưới tự động.
Video đang HOT
Mô hình chăn nuôi gà của một hộ ở thôn An Ninh, xã Diên An từ nguồn vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân.
Dự án của Tổ hợp tác trồng cây ăn quả xã Diên Tân là dự án có số vốn vay cao nhất từ trước đến nay trên địa bàn huyện. Theo báo cáo của Hội Nông dân huyện, từ năm 2016 đến cuối tháng 5-2021, Quỹ HTND các cấp đã cho 95 dự án với 906 lượt hội viên vay vốn. Trong đó, vốn Trung ương có 8 dự án với dư nợ 3,1 tỷ đồng; vốn tỉnh có 11 dự án, dư nợ 5,4 tỷ đồng; vốn huyện 23 dự án, dư nợ 5,4 tỷ đồng; vốn cơ sở 52 dự án, dư nợ hơn 4,8 tỷ đồng. Hiện nay, nguồn vốn Quỹ HTND huyện quản lý hơn 10,4 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn cấp huyện hơn 6,4 tỷ đồng. So với năm 2015, nguồn vốn huyện đang quản lý đã tăng gấp đôi. Quỹ HTND đã góp phần thiết thực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở địa phương, ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao quy mô sản xuất và thúc đẩy sản xuất theo hướng thị trường. Nhờ đó, thu nhập của nông dân được cải thiện hơn, nâng cao mức sống. Một số mô hình sử dụng vốn cho hiệu quả kinh tế cao và đang được nhân rộng như: Mô hình trồng cây ngò gai tại xã Diên Phú cho lợi nhuận cao hơn 4 lần so với trồng lúa; trồng bưởi da xanh tại xã Diên Xuân, xã Diên Đồng; trồng nấm ở xã Bình Lộc; mô hình cây cảnh ở xã Suối Tiên; trồng mía tại xã Diên Phước; nuôi gà tại xã Diên An và xã Diên Lạc…
Nâng cao năng lực quản lý quỹ
Ông Nguyễn Dũng – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Diên Khánh cho biết, thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND”, từ năm 2016 đến nay, Quỹ HTND huyện quản lý đã có bước phát triển vượt bậc. Nguồn vốn Quỹ HTND cấp huyện tăng 100% so với trước năm 2016. Phương thức cho vay được đổi mới, từ theo hộ sang cho vay theo tổ liên kết và dần chuyển sang cho vay theo dự án gắn với xây dựng tổ hợp tác; quy mô đầu tư vốn cho một dự án cũng được nâng lên, từ 200 triệu đồng lên 500 triệu đồng. Nguồn vốn Quỹ HTND các cấp hội cho vay đúng đối tượng, sử dụng vốn đúng mục đích. Các hội viên nông dân được vay vốn của dự án đã phát huy tốt hiệu quả đồng vốn; nhiều mô hình khẳng định được hiệu quả, đem lại nguồn thu từ sản phẩm, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo.
Tuy nhiên, hoạt động của Quỹ HTND vẫn còn một số hạn chế như: Công tác xây dựng, phát triển quỹ chưa đều, chưa vững chắc; hoạt động vận động tăng nguồn vốn, xây dựng hệ thống Quỹ HTND chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế kinh tế của huyện và chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh của nông dân. Việc hỗ trợ vốn vay cho nông dân ở một số địa phương còn dàn trải nhỏ lẻ; quy mô vốn của nhiều cơ sở hội còn nhỏ…
Để phát triển quỹ trong thời gian tới, Hội Nông dân huyện đã chỉ đạo các cấp hội tiếp tục phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ HTND, mở rộng quy mô vốn, hỗ trợ có hiệu quả nhu cầu vốn của hội viên. Đặc biệt, hội sẽ chú trọng công tác quản lý tài chính và công tác kiểm tra, kiểm soát quỹ; thường xuyên quan tâm bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ hội trực tiếp tham gia quản lý Quỹ HTND. Đồng thời, hàng năm, tổ chức hoạt động tổng kết Quỹ HTND để rút kinh nghiệm và nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả từ nguồn vốn của quỹ.
Hà Giang: Đồng Văn bảo tồn, phát triển vùng chè Shan tuyết Lũng Phìn
Chè Shan Tuyết, xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn (Hà Giang) được biết đến là giống chè nổi tiếng, mang hương vị đặc trưng của vùng núi đá, có giá trị kinh tế cao.
Cán bộ phòng NN&PTNT huyện Đồng Văn hướng dẫn người dân chăm sóc chè. Ảnh tư liệu
Ông Nguyễn Thanh Viễn, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đồng Văn cho biết: Cây chè Shan tuyết Lũng Phìn được trồng ở độ cao trên 1.000 mét so với mực nước biển, được người dân chăm sóc, thu hái và chế biến thủ công, không sử dụng phân bón và thuốc hóa học. Theo đánh giá của Trung tâm Nghiên cứu và phát triển chè, Viện KH - KT nông nghiệp miền núi phía Bắc, chất lượng chè Lũng Phìn rất đặc biệt, có hàm lượng Axitamin trong chè cao từ 3 - 4%, cao nhất so với các vùng chè trên cả nước. Tuy nhiên thời gian qua sản phẩm chè chủ yếu thu hái, chế biến và kinh doanh tại địa phương, nên chưa mang lại kinh tế cho các hộ gia đình trồng chè.
Tuy nhiên, do tập quán canh tác còn nhỏ lẻ, thiếu sự chăm sóc, kỹ thuật chế biến còn lạc hậu, công tác bảo quản sản phẩm chè chưa đúng cách, nên giá trị kinh tế mang lại chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Những năm gần đây, huyện Đồng Văn đặc biệt quan tâm và triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn, phát triển diện tích, giúp người dân nâng cao thu nhập từ cây chè Shan tuyết.
Để khai thác có hiệu quả diện tích cây chè Shan tuyết của xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn đã có chính sách hỗ trợ giống và lương thực để nhân giống và nhân rộng diện tích giống chè Shan tuyết Lũng Phìn, hỗ trợ đầu tư dây truyền chế biến hiện đại, hướng dẫn kỹ thuật sao chè có chất lượng, đảm bảo hương vị. Đồng thời huyện giúp đỡ người dân xây dựng, quảng bá thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm cho các hộ gia đình, nhờ đó đến nay sản phẩm chè Shan tuyết Lũng Phìn, giữ được uy tín, từng bước nâng cao giá trị sản phẩm. Từ diện tích 3,6 ha cây chè cổ thụ, trên địa bàn 3 thôn, đến nay xã Lũng Phìn đã có hơn 83 ha chè, trên địa bàn 8 thôn và có 121 hộ gia đình tham gia trồng chè .Trong đó diện tích chè cho thu hoạch là 33 ha, năng suất 7,4 tạ/ha; sản lượng đạt hơn 24 tấn/năm.
Gia đình anh Sùng Nhẻ Mua, thôn Cán Pẩy Hở A, xã Lũng Phìn có khoảng 300 cây chè cổ thụ, những năm trước kia diện tích chè không được chăm sóc và thu hái thành sản phẩm có giá trị kinh tế, mà chủ yếu để phục vụ gia đình với sản lượng thấp. Từ năm 2016 đến nay, gia đình anh được tham gia tập huấn, hướng dẫn về kỹ thuật chăm sóc, cắt tỉa và liên kết trong khâu thu hái, chế biến sản phẩm, nhờ đó mỗi năm gia đình thu được từ 30 đến 40 triệu đồng từ diện tích chè, trở thành nguồn thu nhập chính của gia đình .
Với sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, các ngành trong huyện, đến nay cây chè cổ thụ xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn đã và đang được người dân bảo vệ, chăm sóc theo hướng hữu cơ; từng bước hoàn thiện quy trình công nghệ chế biến với thiết bị hiện đại, giúp người dân vùng chè ổn định thu nhập, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái theo hướng canh tác bền vững, tạo ra sản phẩm an toàn, tự nhiên đối với cây chè Shan tuyết của địa phương.
Nghị lực vươn lên của người đàn ông bị tai nạn mất 2 tay và 1 chân Anh Nguyễn Đình Tuấn, sinh năm 1977, khu dân cư Cầu Rồng, phường Cộng Hòa, thành phố Chí Linh tỉnh Hải Dương bị tai nạn mất 2 tay và một chân nhưng đã vượt qua mọi khó khăn để vươn lên phát triển kinh tế gia đình. Anh Nguyễn Đình Tuấn bên đàn gà đồi Chí Linh của gia đình. Anh Nguyễn Đình...