Điển hình về thành công của hợp tác Pháp – Việt
Trung tâm Pháp-Việt Đào tạo về Quản lý ( CFVG) được thành lập trên cơ sở văn bản ký kết ngày 11/04/1992 theo Thỏa thuận hợp tác giữa Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Nước Cộng hòa Pháp. Sau 20 năm phát triển, Trung tâm là điển hình về thành công của hợp tác Pháp-Việt.
Ban đầu CFVG chỉ có cơ sở ở Hà Nội, nằm trong Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Một năm sau, năm 1993, mở thêm chi nhánh CFVG ở TPHCM, nằm trong Trường Đại học Kinh tế TPHCM. Trong quá trình phát triển, CFVG dựa trên thỏa thuận hợp tác được sửa đổi bổ sung giữa hai Chính phủ. Ngày 25/11/2008 hai bên ký thỏa thuận mới, gọi là “Thỏa thuận giữa Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam và Chính phủ Nước Cộng hòa Pháp về việc Phát triển Trung tâm Pháp-Việt Đào tạo về Quản lý”, có hiệu lực 5 năm.
Các văn bản thoả thuận hoặc sửa đổi, cũng như các quyết định quan trọng khác về phát triển CFVG do một Uỷ ban Định hướng Pháp-Việt thông qua. Ủy ban định hướng này có số thành viên Việt Nam và Pháp ngang nhau, họp thường kỳ mỗi năm một lần, do Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Việt Nam và Đại sứ CH Pháp tại Việt Nam cùng làm Đồng Chủ tịch.
Cơ quan thực hiện dự án của phía Pháp là Phòng Thương mại và Công nghiệp Paris (CCIP), cấp trực tiếp quản lý các trường thương mại danh tiếng ở Pháp như Trường Quản lý Châu Âu ESCP Europe (đối tác chính của CFVG từ khi thành lập), Học viện Thương mại Cao cấp HEC, Trường Đào tạo Cán bộ Quản lý Novancia… Trải qua 20 năm phát triển, đến nay CFVG đã thiết lập được một mạng lưới đối tác gồm 10 trường đào tạo về quản trị kinh doanh hàng đầu ở Pháp và châu Âu.
Hội thảo nhân kỷ niệm 20 năm thành lập Trung tâm Pháp – Việt Đào tạo về Quản lý (CFVG).
Dấu ấn trong quan hệ hợp tác Việt – Pháp
Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, CFVG đã để lại một dấu ấn quan trọng trong quan hệ hợp tác Việt- Pháp về lĩnh vực đào tạo quản lý.
Video đang HOT
Trước hết, thành công của CFVG là các chương trình đào tạo chất lượng cao được quốc tế công nhận. Trải qua một quá trình phát triển, đến nay CFVG đã có 4 chương trình đào tạo cấp bằng sau đại học, bao gồm 3 chương trình liên kết đào tạo Thạc sỹ và 1 chương trình liên kết đào tạo Tiến sỹ.
Chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (Master of Business Administration – MBA), thời gian đào tạo 2 năm, bằng tiếng Pháp và bằng tiếng Anh, văn bằng do hai bên Pháp và Việt Nam đồng cấp.
Chương trình đào tạo Thạc sỹ Kinh tế Ngân hàng và Tài chính (Master in Economics of Banking and Finance – MEBF), bằng tiếng Anh, do hai trường danh tiếng của Pháp là Trường Quản lý Châu Âu ESCP Europe và Trường ĐH Tổng hợp Paris Dauphine đồng giảng dạy và cấp bằng.
Chương trình đào tạo Thạc sỹ Marketing Bán hàng và Dịch vụ (Master in Marketing Sales and Services – MMSS), bằng tiếng Anh, do hai trường danh tiếng của Pháp là Trường Quản lý Châu Âu ESCP Europe và Trường ĐH Tổng hợp Paris Sorbonne đồng giảng dạy và cấp bằng.
Chương trình đào tạo Tiến sỹ ngành Quản lý, được liên kết với 4 trường ở Pháp gồm Trường Quản lý Châu Âu ESCP Europe và các trường ĐH Tổng hợp: Paris Dauphine, Lille Nord de France và Strasbourg; thời gian đào tạo 4 năm (1 năm tại CFVG, Việt Nam 3 năm tại một trong 4 trường đối tác nói trên); bằng tiếng Pháp và tiếng Anh; văn bằng Tiến sỹ do trường đối tác Pháp (nơi NCS hoàn thành và bảo vệ luận án) cấp.
Chương trình liên kết đào tạo Tiến sỹ mới được mở tại CFVG theo Quyết định số 20/QĐ-BGDĐT ngày 5/1/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương trình này đã mở ra một hướng phát triển mới, đồng thời khẳng định thêm vị thế và tầm ảnh hưởng của CFVG trong đào tạo phát triển đội ngũ cán bộ quản lý có chất lượng cao cho Việt Nam. Tính đến chương trình đã nay đã tổ chức được 3 khóa, Khoá 1 gồm 13 Nghiên cứu sinh (NCS). Trong 20 năm phát triển các chương trình đào tạo, CFVG có hơn 2200 học viên tốt nghiệp được nhận bằng cao học về quản lý.
Thành công của CFVG còn được biết đến thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học. Trong những năm qua, các giảng viên của CFVG đã chủ trì và tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, trong đó có những đề tài liên quốc gia, thường xuyên có những công trình được công bố trên các tạp chí khoa học có uy tín trong và ngoài nước, biên soạn nhiều giáo trình và tài liệu giảng dạy. CFVG đã kết hợp với hai trường đại học chủ nhà Việt Nam là Trường ĐH Kinh tế Quốc dân và Trường ĐH Kinh tế TPHCM tổ chức thành công một số hội thảo khoa học quốc tế lớn.
Bên cạnh đó, đóng góp của CFVG trong quá trình phát triển là điển hình về thành công của hợp tác Pháp – Việt trong lĩnh vực đào tạo về quản lý, góp phần tích cực tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước và hai dân tộc nói chung. Hàng năm hai bên đã có sự trao đổi giảng viên và sinh viên, CFVG tại Việt Nam tiếp đón khoảng 60-70 tuần giảng viên và chuyên gia nước ngoài sang thỉnh giảng, chủ yếu đến từ các trường đối tác Pháp, nhất là Trường Quản lý Châu Âu ESCP Europe. Mỗi năm có trung bình từ 30-40 học viên CFVG sang Pháp học năm thứ hai theo chương trình trao đổi giữa CFVG với các trường đối tác Pháp.
Là dự án đầu tiên giữa Pháp và Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo về quản lý, CFVG đã chia sẻ kinh nghiệm của mình với các trường đại học Việt Nam trong việc triển khai các chương trình đào tạo hợp tác với Pháp, như chương trình liên kết đào tạo Thạc sỹ Luật Kinh doanh Quốc tế của Trường ĐH Ngoại thương với Trường ĐH Tổng hợp Tours… Nhiều học viên tốt nghiệp CFVG sau này trở thành nòng cốt trong những dự án đào tạo liên kết với các trường đối tác Pháp.
Sự thành công và phát triển của CFVG còn gắn liền với mối quan hệ đặc biệt giữa CFVG với hai trường chủ nhà Việt Nam là Trường ĐH Kinh tế Quốc dân và Trường ĐH Kinh tế TPHCM. Ngay từ ngày thành lập, CFVG đã được hai trường chủ nhà dành cho những điều kiện thuận lợi nhất về cơ sở hạ tầng (phòng học và phòng làm việc).
Đội ngũ giáo viên thỉnh giảng Việt Nam của CFVG chủ yếu là từ hai trường chủ nhà. Hai trường cũng là nguồn cung cấp đầu vào quan trọng cho các chương trình đào tạo của CFVG: Trung bình hàng năm có tới 1/3 số học viên mới tuyển vào CFVG là cựu sinh viên của hai trường. CFVG có được thương hiệu như ngày nay một phần là nhờ gắn với thương hiệu của hai trường đại học kinh tế, quản lý và kinh doanh hàng đầu của Việt Nam.
Lê Anh Tuấn
Theo dân trí
Ngày hội thông tin về các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh
Cùng với công tác tuyển sinh đại học hệ chính quy, Trường Đại học Kinh tế quốc dân (ĐH KTQD) đang khẩn trương triển khai một hoạt động rất có ý nghĩa với tên gọi "Ngày hội thông tin - Open Day" dự kiến diễn ra ngày 5/8/2012.
Đây là hoạt động hàng năm của Trường ĐHKTQD nhằm giới thiệu các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh tại trường.
Tham dự hoạt động, thí sinh và phụ huynh sẽ được cung cấp thông tin đầy đủ về các chương trình này, đồng thời được tư vấn trực tiếp để lựa chọn phương án học tập tốt nhất phù hợp với điều kiện của mình, cho dù thí sinh có thể đỗ hoặc chưa đỗ vào trường trong kỳ thi đại học năm nay.
Bắt đầu tuyển sinh chương trình đào tạo bằng tiếng Anh đầu tiên vào năm 2005 với chương trình Cử nhân Quốc tế ngành Quản trị kinh doanh, Trường ĐHKTQD là trường đi tiên phong trong việc cung cấp những chương trình đào tạo chất lượng cao, chuẩn quốc tế, chuyển tiếp trực tiếp được sang các trường đại học uy tín trên thế giới. Đến nay, Trường ĐHKTQD đã xây dựng và triển khai được một danh mục các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh phong phú và đa dạng, bao gồm 5 chương trình lấy bằng của nước ngoài và 4 chương trình do nhà trường cấp bằng. Đó là cụm Chương trình Cử nhân Quốc tế với các ngành: Quản trị kinh doanh - do ĐH Sunderland, Vương quốc Anh, cấp bằng Ngân hàng tài chính - do ĐH West of England, Vương quốc Anh, cấp bằng Thương mại và Quản trị - do ĐH Victoria Wellington, New Zealand, cấp bằng chương trình Định phí bảo hiểm và tài chính - do ĐH Claude Bernard Lyon 1, Pháp, cấp bằng chương trình liên kết đào tạo 2 2 - do Đại học bang California, San Bernardino, Hoa Kỳ, cấp bằng chương trình Tiên tiến, Chất lượng cao, Quản trị du lịch và khách sạn POHE, E-BBA - do Trường ĐHKTQD cấp bằng.
Với việc tổ chức "Open Day" riêng cho các chương tình đào tạo chuẩn và hướng chuẩn quốc tế, Trường ĐH KTQD thể hiện mục tiêu tăng cường các chương trình đào tạo chất lượng cao, tiến tới cạnh tranh với giáo dục nước ngoài trong việc thu hút đầu tư của xã hội dành cho giáo dục tại Viêt Nam. Mục đích cao hơn nữa của nhà trường trong tương lai là cùng với các trường đại học đầu ngành khác tạo ra môi trường giáo dục quốc tế ngay tại Việt Nam mà ở đó có thể thu hút cả sinh viên quốc tế sang học tập tại trường, theo mô hình phát triển giáo dục của các nước Malaysia, Thái Lan, Singapore...
Thông tin chi tiết về "Ngày hội thông tin về các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh: tại Trường ĐHKTQD:
- Thời gian: 8h30 Chủ nhật ngày 5/8/2012
- Địa điểm: Nhà Văn hóa, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Phố Trần Đại Nghĩa, Hà Nội
- Liên hệ: ĐT: 04 3869 6967, 0927 091 988, Email: info.ibd@neu.edu.vn,
Website: www.neu.edu.vn
Theo dân trí
Cậu bé gốc Việt là giáo viên thỉnh giảng trẻ nhất ở Mỹ Từầu năm 2011, cậu học sinh gốc Việt ng Khang vừa học xong lớp 6 ở Fairfax, Mỹ,ct trngại học bang Virginia mim giáo viên thỉ giảng. Khả năng của cậ gốc Việt khiến nhiều ng cũng phải bất ng. Theo Vũ Anh Hà Nội Mới