Diễn giả quốc tế chia sẻ cách dạy tiếng Anh thời đại 4.0
Diễn giả đến từ tổ chức NEAS, Hội đồng Anh… tham dự VUS Tesol 2019 sẽ chia sẻ xu hướng dạy và học Anh ngữ hiệu quả.
Thời đại 4.0 đã mở ra sự chuyển đổi trong tất cả lĩnh vực khoa học và đời sống. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức của ngành giáo dục, đặc biệt là dạy và học tiếng Anh, đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu mới của thời đại.
“Giáo dục phải thoát ra khỏi vỏ bọc của mình để thích nghi với thời đại mới. Từ đó tạo ra thế hệ công dân toàn cầu đáp ứng những đòi hỏi tư duy sắc bén, kỹ năng giải quyết vấn đề và giao tiếp chung một hệ ngôn ngữ có tính quốc tế”, đại diện VUS Tesol nhận định.
Đại diện VUS và Bộ Giáo dục & Đào tạo tặng hoa cho các diễn giả tham gia VUS Tesol 2018.
Với mục đích ứng dụng các xu hướng giảng dạy tiếng Anh hiện đại trên thế giới phù hợp với bối cảnh giáo dục Việt Nam, VUS Tesol – sự kiện thường niên tổ chức bởi hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ VUS trở lại với chủ đề “Dạy và học tiếng Anh trong kỷ nguyên công nghệ 4.0″.
Theo đó, hội nghị là dịp để VUS hỗ trợ cung cấp kiến thức, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, cập nhật các phương pháp giảng dạy tiên tiến cho giáo viên Anh ngữ tại Việt Nam cũng như các nước trong khu vực.
Video đang HOT
VUS Tesol 2018 thu hút 2.725 người và nhiều diễn giả quốc tế tham dự.
Năm nay, VUS Tesol có sự tham dự và trình bày của các diễn giả đến từ tổ chức quốc tế đánh giá chất lượng giáo dục NEAS, Hội Đồng Anh và các trường đại học danh tiếng như CUNY – đối tác chiến lược của VUS, Đại học Melbourne, Canberra… cùng nhiều nhà xuất bản lớn như Oxford University Press, Cambridge University Press, Macmillan…
VUS Tesol tổ chức lần đầu tiên vào năm 2006 với 200 người tham dự. Năm 2018, hội nghị mang đến chủ đề “Bản địa hóa việc giảng dạy tiếng Anh trong xu thế toàn cầu: Khuynh hướng và ứng dụng”. Sự kiện diễn ra tại Trung tâm Hội nghị White Palace với sự tham gia của 2.725 giáo viên Anh ngữ khắp Việt Nam.
Thế Đan
Theo VNE
Nghệ An: Xây dựng kỹ năng giảng dạy tiếng Anh đáp ứng nhu cầu người học thời đại 4.0
Ngày 11/5, tại TP Vinh (Nghệ An) đã diễn Hội thảo về giảng dạy tiếng Anh với chuyên đề "Xây dựng những kỹ năng thiết thực cho tương lai", nhằm giúp các giáo viên tiếng Anh nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ giảng dạy và tiếp cận những phương pháp, tài liệu mới.
Chương trình hội thảo tiếng Anh thu hút hàng trăm giáo viên các trường học, trung tâm ngoại ngữ tham gia.
Chương trình do Sở GD&ĐT Nghệ An phối hợp với Tập đoàn Giáo dục Đại Trường Phát tổ chức, thu hút đông đảo giáo viên tiếng Anh ở khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình tham gia.
Với chuyên đề "Xây dựng những Kỹ năng Thiết thực cho Tương lai" (Building Practical Skills for the Future), hội thảo tập trung trao đổi các nội dung: Phương pháp giảng dạy giúp bài học dễ nhớ; Học tiếng Anh qua Toán thật lôi cuối với phương pháp CPA; Tối ưu hóa việc luyện tập tiếng Anh theo phương pháp 3XP...
Hiện nay, có rất nhiều cách thức để học tiếng Anh, không chỉ ở trên lớp với giáo viên, mà còn học qua Internet với nhiều người, đội nhóm ở khắp nơi.
Điều này đòi hỏi giáo viên tiếng Anh phải thật nỗ lực trong việc tìm tòi, cập nhật, kết hợp nhiều kiến thức, xu hướng để lồng ghép hoạt động xây dựng kỹ năng thiết thực vào việc truyền đạt từ vựng, ngữ pháp tiếng Anh.
Tiếp cận các tài liệu giảng dạy tiếng Anh.
Tại hội thảo, những giảng viên, diễn giả có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam và quốc tế về những phương pháp giảng dạy tiếng Anh mới, xu hướng và môi trường giảng dạy hiện đại.
Giúp giáo viên tiếng Anh tại các trường học, trung tâm Anh ngữ phát triển những giờ học truyền thống thành chương trình vừa cung cấp nền tảng kiến thức, ngôn ngữ, vừa phù hợp với khả năng tiếp nhận của người học.
Đây cũng là dịp để các thầy cô tiếp cận với những thiết bị, tài liệu, giáo trình giảng dạy cập nhật, nâng cao nghiệp vụ, trình độ chuyên môn của mình.
Trước đó, chương trình hội thảo đã được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ và Hà Nội.
Hồ Lài
Theo giaoducthoidai
Giáo viên thôi ý định bỏ nghề nhờ ứng dụng công nghệ Không truyền được cảm hứng cho học sinh, cô Lê từng rất chán nản và cảm thấy bất lực với công việc của mình. "Hơn 4 năm đi dạy, tôi rất chán nản, thậm chí muốn bỏ nghề vì cảm thấy việc đi dạy thật vô nghĩa. Thế rồi, mọi chuyện thay đổi khi tôi nhận ra sức mạnh lớn lao của công...