Diễn đàn M&A Việt Nam 2020: Nhà đầu tư ẩn mình chờ thời
Theo các chuyên gia tại Diễn đàn M&A Việt Nam tổ chức ngày 24/11, thị trường mua bán – sáp nhập (M&A) Việt Nam thời gian tới sẽ hồi phục mạnh mẽ do nhà đầu tư đang trong giai đoạn “ẩn mình” để chờ một số điều kiện và tiền đề cần thiết.
Triển vọng tích cực
Theo Báo cáo thị trường M&A Việt Nam 2019 – 2020, trong giai đoạn 6/2019 – 10/2020, các ngành chủ yếu thu hút thương vụ M&A là bất động sản, tài chính – ngân hàng, công nghiệp, bán lẻ, logistics, nông nghiệp, dược phẩm – y tế, xây dựng. Điểm sáng đáng chú ý trong thời gian qua là việc các tập đoàn kinh tế tư nhân của Việt Nam tiến hành tái cấu trúc, mở rộng hợp tác kinh doanh với các đối tác trong và ngoài nước. Hàng loạt thương vụ được thực hiện bởi các tập đoàn Việt Nam như: Masan, Vingroup, Vinamilk, Gelex, REE, Thaco, PAN Group… Tuy vậy, sự thiếu vắng các thương vụ đình đám khiến giá trị thị trường M&A Việt Nam năm 2020 đang giảm đáng kể so với năm trước. Theo dự báo của Diễn đàn M&A Việt Nam, năm nay thị trường M&A nội địa chỉ có thể đạt khoảng 3,5 tỷ USD.
Theo Tổng Biên tập báo Đầu tư Lê Trọng Minh – Trưởng ban tổ chức Diễn đàn M&A Việt Nam 2020, triển vọng của Việt Nam được đánh giá là rất tích cực, nhờ những nỗ lực cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, hiệu quả kiểm soát dịch bệnh và khả năng tranh thủ thời cơ thu hút dòng vốn đầu tư quốc tế đang dịch chuyển.
Dây chuyền sản xuất ghế ô tô tại nhà máy Thaco Chu Lai. Ảnh: Việt Dũng
Cùng chung nhận định trên, ông Đặng Xuân Minh – thành viên nhóm nghiên cứu Diễn đàn M&A dự báo, hoạt động M&A có thể tăng trở lại từ giữa năm 2021, khi kinh tế phục hồi và dòng vốn đầu tư toàn cầu dịch chuyển mạnh mẽ hơn. Quy mô thị trường có thể sớm trở lại mức 5 tỷ USD. Cũng theo ông Đặng Xuân Minh, Việt Nam đang nổi lên là một địa điểm được các tập đoàn DN ưu tiên lựa chọn để định vị lại chuỗi sản xuất của mình.
Khảo sát của Ban tổ chức Diễn đàn M&A Việt Nam 2020 ghi nhận, hiện rất nhiều tổ chức, cá nhân với tư cách là các nhà tư vấn, bên mua và bên bán đều đang trải qua thời gian khá bận rộn để đưa các thương vụ đến điểm chốt, bất chấp những bất tiện nhất định về giao tiếp và gặp gỡ. Vì vậy, một sự trỗi dậy về quy mô và giá trị thương vụ M&A tại thị trường Việt Nam dường như đang được rất nhiều người chờ đón trong thời gian tới, chỉ còn chờ một số điều kiện và tiền đề cần thiết.
Sự trỗi dậy trong trạng thái bình thường mới
Video đang HOT
Cũng tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2020, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương nhận định, hoạt động M&A tại Việt Nam có thể hồi phục từ giữa năm 2021 nhờ nhiều chính sách quan trọng của Chính phủ. Trong năm 2020, Bộ KH&ĐT đã chủ trì soạn thảo và trình Chính phủ, Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) với nhiều cải cách trong thủ tục gia nhập thị trường; tạo điều kiện thuận lợi cho DN đầu tư, kinh doanh, trong đó có hoạt động M&A.
Đáng chú ý, lần đầu tiên, danh mục ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài sẽ được Chính phủ ban hành theo nguyên tắc chọn – bỏ. Đây là cải cách quan trọng, giúp nhà đầu tư nước ngoài được quyền tiếp cận thị trường tương tự như nhà đầu tư trong nước đối với toàn bộ ngành nghề, lĩnh vực không có tên trong danh sách trên. Kỳ vọng vào các hiệp định thương mại mới được ký kết, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương nhìn nhận, RCEP cùng với EVFTA hay CPTPP chắc chắn sẽ tạo thêm động lực cho tự do hóa thương mại và đầu tư khu vực cũng như toàn cầu. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi các hoạt động thương mại, đầu tư bị gián đoạn do đại dịch Covid-19.
Theo Viện Nghiên cứu đầu tư và mua bán sáp nhập (CMAC), thị trường M&A Việt Nam sẽ hồi phục theo mô hình chữ V trong giai đoạn 2021 – 2022. Các lĩnh vực hàng tiêu dùng, bán lẻ và bất động sản, công nghiệp vẫn sẽ là tâm điểm thu hút M&A trong năm 2021. Tuy vậy, cùng với các ngành truyền thống, dòng vốn M&A sẽ phân nhánh đổ vào các ngành, lĩnh vực mới nổi như viễn thông – công nghệ, hạ tầng, dược phẩm, giáo dục…
"Điểm sáng" cuối năm của nhà đầu tư
Đà tăng thời gian qua quả thực là một cơn mưa vàng giữa mùa hạn hán của thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, sự bất ổn có thể trở lại bất cứ lúc nào. Vì vậy, giải pháp đầu tư tiết kiệm là giải pháp hàng đầu cho thời điểm này.
Những tin tức tích cực từ thế giới liên tục đổ về. Sau Pfizer và BioNTech, mới đây Moderna cho biết vắc-xin Covid-19 của họ đã có hiệu quả 94,5% trên người.
Như vậy, "cuộc săn lùng" tìm ra vắc-xin của các nhà khoa học cùng công ty dược phẩm đang đạt được thành công, nhờ nhiều công cụ mới có thể giúp kiểm soát diễn biến của đại dịch.
Niềm tin của thị trường chứng khoán Việt
Nếu tạm coi ngày 30/3/2020 là "đáy" của thị trường chứng khoán thời Covid-19 khi VN-Index chạm mốc 662 điểm thì kể từ đó đến nay thị trường chứng khoán Việt Nam đang đi vào giai đoạn phục hồi.
Dù có những giai đoạn ngắn thị trường đi vào điều chỉnh, nhưng con số 990 điểm mà chỉ số VN-Index đạt được vào thời điểm kết thúc phiên giao dịch hôm thứ Sáu tuần trước cũng đã cho thấy sự phục hồi hoàn toàn của thị trường kể từ khi đại dịch diễn ra.
Các công ty chứng khoán đều có chung một nhận định, VN-Index sẽ vẫn tiếp tục hướng tới ngưỡng cản tâm lý 1.000 điểm và nhiều khả năng sẽ vượt qua mức cản này để chinh phục đỉnh cao mới trong năm nay.
Trong những phiên gần đây, thanh khoản thị trường vẫn ở mức cao và dòng tiền chưa có dấu hiệu rút ra khỏi thị trường mà chỉ luân chuyển giữa các nhóm ngành.
Trong quá trình đi lên, thị trường sẽ có những phiên rung lắc và đây là cơ hội để nhà đầu tư mở vị thế ngắn hạn.
Ngoài ra, nhà đầu tư cũng nên quan tâm tới việc sàng lọc và tích lũy những cổ phiếu/nhóm ngành có điểm rơi lợi nhuận trong quý cuối năm cũng như có triển vọng kinh doanh tích cực hơn trong năm 2021.
Bên cạnh tin tốt về vắc xin ngừa Covid, niềm tin thị trường tiếp tục phục hồi mạnh còn được tiếp sức bởi những chính sách hỗ trợ kinh tế của Chính phủ.
Tuy nhiên, lợi nhuận lớn đi kèm rủi ro tương ứng. Giải pháp đầu tư tiết kiệm được nhiều nhà đầu tư đánh giá cao và sẽ phát huy hiệu quả trong thời điểm hiện tại cũng như tương lai.
Giải pháp đầu tư tiết kiệm
Phí giao dịch, thuế, lãi suất vay margin là những khoản chi phí chính của một nhà đầu tư chứng khoán.
Lấy ví dụ, nhà đầu tư đang phải chi trả phí giao dịch 0,2% (bao gồm phí cho công ty chứng khoán và phí trả Sở Giao dịch chứng khoán), thuế, sử dụng dịch vụ cho vay margin với lãi suất 12%/năm. Nếu giao dịch liên tục, khoản chi phí có thể sẽ chiếm đến 20% trên tổng số vốn.
Trường hợp không sử dụng đòn bẩy tài chính, tức không sử dụng dịch vụ vay margin, chi phí sẽ chiếm gần 10% vốn của nhà đầu tư.
Đây là một con số không hề nhỏ nhưng vì mua bán liên tục khiến nhiều người không hề chú ý đến.
Giải pháp để giải quyết vấn đề này là chuyển sang sử dụng dịch vụ của những công ty chứng khoán thu phí thấp hoặc không thu phí. Cùng với đó là lãi suất vay margin dưới 10%/năm.
Nhờ việc này, nhà đầu tư có thể giảm chi phí đầu tư từ mức trên 20% xuống còn trên 10%. Nếu chỉ giao dịch bằng vốn tự có và không sử dụng margin, khoản chi phí đầu tư còn lại là vô cùng thấp.
Những nhà đầu tư còn đang đau đầu vì vấn đề chi phí, đặc biệt là những nhà đầu tư mới, hạn chế về vốn, có thể sử dụng giải pháp này trong thời điểm hiện nay cũng như trong tương lai.
Tại Việt Nam, AIS là công ty chứng khoán được biết đến nhiều nhất với chương trình ưu đãi dài hạn dành cho các nhà đầu tư. Nhà đầu tư mở tài khoản tại AIS được miễn phí giao dịch chứng khoán cơ sở và vay ký quỹ dài hạn cũng như hưởng mức lãi suất vay margin chỉ từ 9%/năm.
Vốn ngoại săn tìm công ty tài chính qua M&A Làn sóng mua-bán (M&A) công ty tài chính bị gián đoạn do Covid-19. Song, với tiềm năng tăng trưởng tốt, khả năng sinh lời cao, các công ty tài chính vẫn lạc quan trong việc tìm kiếm đối tác M&A. Tài chính tiêu dùng vẫn là miếng bánh ngon trong mắt nhiều nhà đầu tư. Tài chính tiêu dùng Việt Nam vẫn hấp...