Diễn đàn dạy học sinh trao đi để nhận lại yêu thương
Việc triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục sẽ góp phần nâng cao nhận thức, ngăn chặn các hành động bạo lực xâm nhập học đường.
Học sinh Trường Tiểu học Trần Phú (quận Hoàng Mai, Hà Nội)
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục
Vừa qua, Trường THCS Trần Phú (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã tổ chức diễn đàn “Trẻ em với vấn đề phòng chống bạo lực và xâm hại trẻ em” với sự tham dự của đông đảo giáo viên cùng hơn 700 em học sinh trong trường.
Tại diễn đàn, các em học sinh đã rất mạnh dạn, sôi nổi, tự tin trao đổi với nhau về cách phòng, chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục trẻ em. Các em đã có những câu hỏi cụ thể, thiết thực, sát với vấn đề bàn luận trong buổi ngoại khóa.
Thông qua việc hướng dẫn và trả lời các câu hỏi cô giáo Nguyễn Hà An- giáo viên Tổng phụ trách nhà trường đã hướng dẫn cho các em một số kĩ năng cần thiết ban đầu để các em nhận biết và biết cách phòng chống vấn đề bạo lực học đường và xâm hại tình dục ở trẻ em.
Cô Ngô Thị Thu Anh- Hiệu trưởng Trường THCS Trần Phú cho biết: Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, con người sống trong môi trường văn minh, hiện đại hơn. Nhưng kéo theo đó cũng có nhiều vấn đề nảy sinh làm ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống xã hội.
Một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay là tình trạng bạo lực học đường, bạo lực gia đình và xâm hại tình dục trẻ em đang xảy ra và diễn biến rất phức tạp. Hậu quả là gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác của các em. Sự quan tâm phòng chống bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan chức năng mà thuộc về mọi gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
Mục đích của “Diễn đàn trẻ em với vấn đề phòng chống bạo lực và xâm hại trẻ em” là nhằm giúp các em có kĩ năng tự bảo vệ mình, để cuộc sống ổn định trong môi trường an toàn, lành mạnh, có cơ hội phát triển tốt về thể chất, tinh thần, không còn nguy cơ bị bạo lực, xâm hại.
Việc tổ chức diễn đàn tuyên truyền, giáo dục kỹ năng phòng chống bạo lực và xâm hại tình dục trẻ em là một trong những hoạt động thiết thực trong nhà trường nhằm nâng cao hiểu biết và trang bị các kiến thức, kỹ năng để hướng dẫn các em chủ động phòng chống nạn bạo lực và xâm hại. Trường THCS Trần Phú quyết tâm xây dựng một môi trường học tập lành mạnh nói không với bạo lực học đường.
Nhằm tuyên truyền, giáo dục học sinh về cách phòng chống bạo lực học đường, Trường THCS Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai) đã tổ chức thành công diễn đàn “Trẻ em với vấn đề phòng chống bạo lực và xâm hại trẻ em”, để lại một ấn tượng sâu sắc đối với các thầy cô giáo, và các em học sinh. Qua diễn đàn, học sinh có thêm những kỹ năng cần thiết để biết cách phòng tránh, và tự bảo vệ mình.
Các thầy cô nhờ đó cũng quan tâm nhiều hơn đến giáo dục kĩ năng sống, diễn biến về tâm lý của các em, tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các bài học, những kiến thức trong cuộc sống hàng ngày. Đồng thời phối hợp tốt với gia đình, nhà trường, và xã hội để giáo dục, uốn nắn kịp thời những suy nghĩ cũng như hành động của các em.
Video đang HOT
Diễn đàn “Trẻ em với vấn đề phòng chống bạo lực và xâm hại trẻ em” tại Trường THCS Trần Phú
Cùng hành động để phòng chống bạo lực học đường
Cô Nguyễn Thị Minh Xuân- Hiệu trưởng Trường THCS Giáp Bát (quận Hoàng Mai) chia sẻ: Bạo lực học đường đã và đang là một hiện tượng nhức nhối trong môi trường giáo dục. Điều đáng nói là ở chỗ bạo lực học đường không chỉ dừng lại ở những vụ xích mích, bắt nạt đơn thuần mà tồn tại dưới nhiều hình thức phức tạp, gây nên những tổn thương về tinh thần và thể chất.
Hiểu được điều đó, ngay từ đầu năm học, Liên đội trường THCS Giáp Bát đã xây dựng Kế hoạch và phân công Chi đội 9A thực hiện tiết Sinh hoạt dưới cờ với chủ đề “Phòng chống bạo lực học đường” nhằm tuyên truyền sâu rộng cho học sinh có trách nhiệm và hành động trong việc phòng chống nạn bạo lực học đường.
Diễn đàn đã góp phần giúp học sinh biết học cách trao yêu thương để nhận lại thương yêu, xây dựng tình đoàn kết, kính thầy, yêu bạn, vui vẻ hòa nhã với bạn bè. Từ đó, học sinh biết rèn luyện và biết sống đúng với chuẩn mực đạo đức xã hội. Khi học sinh được giáo dục đầy đủ về kiến thức, kĩ năng, các em sẽ không phát sinh những hành động bạo lực và cùng chung tay để phòng chống bạo lực học đường.
“Xây dựng tình bạn đẹp – Nói không với bạo lực học đường” là diễn đàn do Liên đội Trường Tiểu học Trần Phú (quận Hoàng Mai) tổ chức nhằm góp phần giáo dục đạo đức lối sống, ngăn chặn tình trạng bạo lực trong học đường, định hướng xây dựng tình bạn đẹp cho học sinh, định hướng cho học sinh những giá trị, đạo đức tốt đẹp, nêu tấm gương người tốt, việc tốt để các bạn noi theo, đẩy lùi bạo lực học đường.
Theo cô Nguyễn Thị Kim Giang- Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Phú, đây là giải pháp thiết thực, hiệu quả của tổ chức Đội chung tay cùng ngành giáo dục và xã hội xây dựng văn hóa học đường và giải quyết tình trạng bạo lực học đường, thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của tổ chức Đội đối với công tác phòng chống bạo lực học đường trong thiếu nhi.
Trong diễn đàn, các học sinh toàn trường đã được nghe ý kiến, suy nghĩ của các bạn học sinh lớp 4A4 về vấn đề bạo lực học đường và xây dựng tình bạn đẹp qua tiểu phẩm “Bạo lực học đường – Tác hại khôn lường”. Học sinh toàn trường được chia sẻ ý kiến, suy nghĩ của mình về hành vi của các nhân vật và nêu được nguyên nhân, hậu quả của bạo lực học đường.
Tại diễn đàn, em Nguyễn Lê Kiều Như và em Trần Thị Minh Châu đã đại diện cho đội phát thanh măng non tuyên truyền về nguyên nhân xảy ra tình trạng bạo lực học đường; dấu hiệu nhận biết trẻ em bị bạo lực học đường; phương thức, thủ đoạn phạm tội và tác hại, hậu quả của tình trạng bạo lực học đường tới bản thân học sinh, nhà trường, gia đình và xã hội.
Em Phạm Tiến Đạt- học sinh lớp 4A4 -bày tỏ: Em thấy chương trình rất ý nghĩa và thiết thực. Qua đây em đã biết cách để nhận biết các hành vi bạo lực học đường và quan trọng hơn hết là kĩ năng phòng vệ bản thân để tránh những tác hại mà tình trạng này gây ra.
Theo bà Trương Thu Hà- Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàng Mai, trong những năm qua, công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống cho học sinh luôn được quận quan tâm chỉ đạo, triển khai trong các nhà trường. Trong đó, việc triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức, kỹ năng cho học sinh sẽ góp phần phòng ngừa, ngăn chặn các hành động bạo lực xâm nhập vào trường học.
Phát triển toàn diện nhân cách học sinh qua bài học giáo dục đạo đức
Là một phần của văn hóa học đường, giáo dục đạo đức, lối sống góp phần hiện thực hóa 'học để làm người' và được các trường tổ chức đa dạng sáng tạo.
Giáo dục đạo đức lối sống là một phần quan trọng trong các nhà trường. Ảnh minh họa.
Giáo dục chính trị, tư tưởng cho đoàn viên trẻ
Thầy giáo Lê Tuấn Anh, Phó Bí thư Đoàn trường THPT Khoái Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, cho biết: Thành lập từ năm 1962, đến nay, Trường THPT Khoái Châu đã tròn 60 năm tuổi. Trong những năm tháng qua, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác Đoàn trường THPT Khoái Châu chính là giáo dục chính trị, tư tưởng.
Nhiệm vụ này được tiến hành thường xuyên, sâu rộng ở tất cả các chi đoàn gắn với các ngày lễ kỷ niệm, các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước. Từ đó, các hoạt động đã thắp sáng niềm tin, lý tưởng cách mạng cho tuổi trẻ trong thời kỳ mới.
Cũng theo thầy Tuấn Anh, hàng năm, nhà trường tổ chức các nội dung giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức phong phú như giáo dục đạo đức, tác phong, giá trị sống và kỹ năng sống, giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn... Không chỉ đa dạng về nội dung, hình thức tổ chức cũng không kém phần phong phú như mít tinh, tọa đàm, gặp mặt truyền thống, hoạt động về nguồn...
Trong đó, nổi bật là các phong trào thi đua học tập của đoàn viên, thanh niên. Ban chấp hành Đoàn trường xác định 3 phong trào: "Thanh niên tình nguyện", "Tuổi trẻ sáng tạo", "Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc" cùng nhiều chương trình đồng hành với thanh niên như "Đồng hành với thanh niên trong học tập", "Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp", "Đồng hành với thanh niên rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa tinh thần".
"Với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách học sinh nên các phong trào hoạt động đã được Ban chấp hành Đoàn trường cụ thể hóa dưới nhiều hình thức tổ chức đa dạng, nội dung phong phú, phù hợp với sở thích, nguyện vọng của đông đảo đoàn viên thanh niên trong trường", Phó Bí thư Đoàn trường THPT Khoái Châu chia sẻ.
Học sinh Trường THPT Khoái Châu tham gia chương trình "Đổi sách lấy cây".
Đơn cử, Ban chấp hành Đoàn trường khuyến khích đoàn viên thanh niên tham gia các cuộc thi như "Thanh niên làm theo lời Bác", "Viết về thầy cô và mái trường", "Sức sống mới từ rác", "Ngày hội STEM", "Giai điệu tuổi hồng"... Hoặc lồng ghép giáo dục đức - trí - thể - mỹ thông qua các các hoạt động Thể dục thể thao, sinh hoạt các Câu lạc bộ: Bóng rổ, Nghệ thuật, Sách và hành động, Truyền thông, Hội họa... qua đó, rèn luyện, nâng cao giáo dục toàn diện cho học sinh.
"Để viết tiếp truyền thống vẻ vang của nhà trường 60 năm qua, đoàn viên thanh niên nguyện quyết tâm phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giữ vững thành tích đã đạt được, xây dựng tập thể đoàn kết, nhiệt tình, sáng tạo, sẵn sàng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao", thầy Tuấn Anh bày tỏ.
Học để làm người
Còn tại Trường THCS Nguyễn Hữu Tiến, xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng, song hành cùng giáo dục văn hóa.
Theo cô giáo Lê Thị Thúy Nga, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Hữu Tiến, hàng năm nhà trường đã thực hiện nhiều phong trào thi đua và đạt hiệu quả như "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", "Dạy tốt - học tốt", "Đền ơn đáp nghĩa"...
"Mỗi phong trào đều có kế hoạch thực hiện, triển khai cụ thể, sâu rộng, thiết thực; có sự kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời", cô Thúy Nga chia sẻ.
Bên cạnh đó, các hoạt động giáo dục đạo đức lối sống luôn gắn liền với tinh thần chất lượng cao về trí dục, chuẩn mực về nền nếp kỉ cương, thân thiện trong ứng xử, sáng tạo nhiệt tình trong công việc, nghiêm túc trong kiểm tra thi cử, hiện đại về cơ sở vật chất.
Theo chia sẻ của cô Thúy Nga, nhà trường luôn đảm bảo kỷ cương, nền nếp; đồng thời, nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo, chống tiêu cực trong thi cử. Nhà trường chú trọng tăng cường xây dựng môi trường sư phạm, giáo dục thái độ, hành vi ứng xử thân thiện trong đội ngũ nhà giáo, học sinh, phát huy vai trò tích cực của học sinh.
Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh qua nhiều hoạt động sáng tạo.
Tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh trong nhà trường cũng tích cực thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của ngành, của trường.
"Những năm qua, công tác giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh nói riêng đã có sự tham gia ngày càng rõ nét và phong phú của cha mẹ học sinh và cộng đồng. Việc kết hợp ba môi trường giáo dục, bao gồm nhà trường, gia đình và xã hội cũng thêm phần chặt chẽ, hiệu quả, từ đó, thúc đẩy chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường", cô Thúy Nga chia sẻ.
Theo PGS.TS Đào Duy Quát, Nguyên Phó trưởng Ban Thường trực, Ban tư tưởng - Văn hóa Trung ương, văn hóa học đường là một phần của văn hóa quốc gia dân tộc, tạo điều kiện môi trường để hiện thực hóa "Học để làm người" của giáo dục.
PGS.TS Đào Duy Quát nhấn mạnh, nhận thức văn hóa học đường là hệ thống các giá trị chuẩn mực được kiến tạo và không ngừng hoàn thiện qua quá trình tương tác ứng xử giữa nhà quản lý giáo dục, cán bộ giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên và các cộng đồng với nhau.
Qua đó, giáo dục, bồi dưỡng, xây dựng thế hệ trẻ trong các nhà trường phát triển toàn diện: nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật, tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước.
Xây dựng môi trường học đường thân thiện Thực hiện tốt xây dựng văn hóa học đường sẽ góp phần quan trọng trong việc đẩy lùi các vấn đề tiêu cực trong môi trường giáo dục cũng như tình trạng bạo lực học đường. Đây không chỉ là trách nhiệm của nhà trường mà cần có sự tham gia tích cực của xã hội, nhất là vai trò của gia đình....