Diễn biến vụ “phản đối xây dựng mới” ở Mê Linh, Hà Nội: Phụ huynh đã tước quyền được đi học của trẻ
Năm học mới đã diễn ra được hơn nửa tháng nhưng hầu hết trẻ em từ 2 – 5 tuổi tại thôn Bạch Trữ ( xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh, Hà Nội) không được đến trường bởi cha mẹ học sinh (CMHS) phản đối không cho con đi học trường mới.
Điểm trường thôn Bạch Trữ xuống cấp, không đảm bảo an toàn cho trẻ
Như Báo Giáo dục và Thời đại đã đưa tin, nhiều CMHS tại xã Tiến Thắng nhiều ngày nay không đưa con đến trường để phản đối việc xây trường mới tại thôn bên cạnh, cách trường cũ khoảng 2km, dù đây là trường học có cơ sở vật chất hiện đại, đạt chuẩn quốc gia.
Theo phản ánh của một số CMHS, địa điểm xây trường mới là bất hợp lí vì không phục vụ cho phần lớn học sinh xã Tiến Thắng. Dù có số học sinh đi học nhiều nhất xã Tiến Thắng nhưng người dân Bạch Trữ lại phải di chuyển một quãng đường khá xa, địa điểm xa nhất lên đến gần 4km. Họ còn cho rằng, việc xây trường mới không có sự bàn bạc, thỏa thuận từ trước với nhân dân địa phương.
Đến ngày 18/9, hầu hết người dân Bạch Trữ vẫn không cho con em mình đi học, nhiều người còn khẳng định sẽ cho con ở nhà chứ nhất quyết không cho con học tại địa điểm mới. Tại các phòng học mới của Trường Mầm non Tiến Thắng dành cho trẻ 2 – 4 tuổi thôn Bạch Trữ hầu như vắng bóng học sinh.
Được biết, xã Tiến Thắng có trường mầm non công lập là Trường Mầm non Tiến Thắng với 3 điểm trường: Trường khu trung tâm tại thôn Kim Giao, điểm trường thôn Bạch Trữ và điểm trường khu Thái Lai. Điểm trường thôn Bạch Trữ có 11 phòng học. Tuy nhiên, năm học 2019 – 2020 chỉ sử dụng được 5 phòng do 6 phòng học bên dãy nhà cũ xuống cấp, không an toàn cho trẻ.
Thời điểm hiện tại, huyện Mê Linh đã đầu tư xây dựng trường mầm non ở trung tâm xã Tiến Thắng tại thôn Kim Giao. Trường được xây để phục vụ học sinh của 3 thôn Kim Giao, Thái Lai, Diến Táo và học sinh của 6 lớp học đã bị xuống cấp của thôn Bạch Trữ.
Video đang HOT
Nhiều người tụ tập trước điểm trường thôn Bạch Trữ để phản đối việc đưa trẻ đến trường tại địa điểm mới
Ông Hoàng Anh Tuấn – Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh cho biết: Hiện nay 6 phòng học tại điểm trường lẻ thôn Bạch Trữ đã xuống cấp, không thể tiếp tục sử dụng được. Để có thể phục vụ nhu cầu tới lớp của các cháu từ 2 – 4 tuổi, chính quyền xã Tiến Thắng cũng như huyện Mê Linh đã vận động người dân địa phương đưa các cháu đến học tại điểm trường ở khu trung tâm.
Theo đề nghị của nhà trường, các cháu 5 tuổi ở thôn Bạch Trữ sẽ tiếp tục học tại 5 phòng học đủ điều kiện ở điểm trường thôn Bạch Trữ, các cháu từ 2 – 4 tuổi sẽ học tại trường trung tâm ở thôn Kim Giao. Việc các bậc phụ huynh không đưa con em đến trường làm ảnh hưởng đến quyền được đi học, chăm sóc, nuôi dưỡng của trẻ em.
Lí giải về việc không xây trường tại địa điểm cũ, ông Tuấn cho hay, điểm trường lẻ tại thôn Bạch Trữ hiện tại sẽ không thể tiếp tục đầu tư vì diện tích quá chật hẹp, không đủ tiêu chuẩn của một trường đạt chuẩn quốc gia. Địa điểm của trường cũng không phù hợp với một trường mầm non vì xung quanh trường là chợ và đình của thôn, làm ảnh hưởng tới việc đi học của các cháu.
Dự kiến đến năm 2025, số lượng học sinh mầm non tại xã Tiến Thắng sẽ tăng lên khoảng 1.200 cháu. Theo kế hoạch, vào thời điểm đó trên địa bàn xã Tiến Thắng, ngoài trường mầm non tại thôn Kim Giao (Trường Mầm non Tiến Thắng A), sẽ phải xây dựng thêm một trường mầm non nữa, theo quy hoạch sẽ nằm ở thôn Bạch Trữ (Trường Mầm non Tiến Thắng B), với diện tích trên 7.000m2.
Vân Anh
Theo GDTĐ
Phòng GD&ĐT: 'Gia đình trẻ bị gãy xương đùi không vẽ chuyện để ăn vạ'
Phó trưởng phòng phụ trách Phòng GD&ĐT huyện Mê Linh, Hà Nội, cho hay hiệu trưởng đã sai khi phụ huynh thông báo con bị gãy xương đùi lại bảo "hơi thừa".
Làm việc với báo chí ngày 30/8, bà Đỗ Thị Chăm - Hiệu trưởng trường Mầm non Tam Đồng (Mê Linh, Hà Nội) - người bị phụ huynh tố vô cảm khi học sinh 2 tuổi ngã gãy chân trong trường, khẳng định bà không sai.
Việc làm không được phép
Liên quan vụ việc, bà Trần Thị Lan - Phó trưởng phòng phụ trách Phòng GD&ĐT huyện Mê Linh - cho rằng đơn vị này đã bố trí đoàn công tác làm việc với trường và phụ huynh. Đồng thời, lãnh đạo huyện Mê Linh chỉ đạo Phòng GD&ĐT tiếp tục xác minh, điều tra, yêu cầu làm tờ trình về sự việc để báo cáo, tham mưu UBND huyện xử lý tiếp theo, nếu sự việc đúng như báo chí đăng tải.
Chiều qua, Hiệu trưởng Đỗ Thị Chăm, bà Trần Thị Lan và lãnh đạo UBND huyện đã tới thăm hỏi, động viên cháu bé 2 tuổi bị gãy xương đùi.
Theo bà Lan, cuộc gọi và tin nhắn của hiệu trưởng Đỗ Thị Chăm với phụ huynh là "việc làm không được phép".
Bà Trần Thị Lan - Phó trưởng phòng phụ trách Phòng GD&ĐT huyện Mê Linh, Hà Nội. Ảnh: Q.Q.
"Phòng GD&ĐT sẽ tham mưu với UBND huyện về quy tắc và thái độ, đạo đức nhà giáo trên địa bàn. Quyết định cuối cùng của UBND huyện là xử lý thái độ của hiệu trưởng theo quy định", bà Lan nói.
Trong buổi làm việc với lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Mê Linh, bà Đỗ Thị Chăm thanh minh rằng khi nói chuyện với phụ huynh, không nghe rõ có phải học sinh của mình hay không. Câu chuyện gây hiểu lầm nên mới có thái độ như vậy.
Trước đó, trả lời báo chí, bà Chăm cho hay đã cử giáo viên và hỏi thăm bác sĩ quen tại viện thì được biết cháu chỉ bị chệch khớp, vẫn ngồi dậy ăn. Vì vậy, gia đình không nên vẽ chuyện ra để ăn vạ người khác.
Khi được hỏi thông tin này, bà Trần Thị Lan nói hiệu trưởng chưa giải trình. Tuy nhiên, bà Lan khẳng định gia đình tuyệt đối không "vẽ chuyện ra để ăn vạ", vì cháu bé bị gãy xương đùi, phải băng bó tại bệnh viện.
Bà Lan nêu thông tin việc làm của hiệu trưởng chưa sát sao với chức năng nhiệm vụ, công tác điều hành của mình.
Có thể bị luân chuyển công tác
Chiều nay, UBND huyện tiếp tục làm việc với hiệu trưởng. Cũng theo bà Lan, hiện tại, hiệu trưởng đã có sự ăn năn, hối lỗi, xin lỗi gia đình. Đồng thời, hiệu trưởng cầu thị và mong gia đình chia sẻ, sẽ thay đổi lại tư duy khi suy nghĩ đang nóng vội.
"Tôi thật sự buồn khi sự việc xảy ra. Chức năng và nhiệm vụ của Phòng GD&ĐT là xác minh và tham mưu xử lý vụ việc cho đầy đủ từ phía các bên và cả người dân thuộc xã Tam Đồng.
Nếu trong thời gian công tác, hiệu trưởng có thái độ khiến nhân dân không hài lòng sẽ bị luân chuyển, đồng thời có những hình thức xử lý khác. Phòng GD&ĐT sẽ không bao che sai phạm, làm nghiêm", bà Lan thông tin.
Trường Mầm non Tam Đồng đạt chuẩn quốc gia một năm nay. Bà Đỗ Thị Chăm mới được chuyển từ trường Mầm non Quang Minh đến trường Tam Đồng.
Ông Kiều Quang Hùng, bố của em K.T.M.A. (2 tuổi, học sinh trường Mầm non Tam Đồng) gửi đơn kiến nghị tới Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Đoàn Văn Trọng và Phó trưởng phòng GD&ĐT Mê Linh Trần Thị Lan.
Theo nội dung đơn, chiều 28/8, cháu M.A. chơi trong sân trường, bị đu quay gạt vào chân. Gia đình đến đón, thấy con mặt mũi tái mét, dỗ thế nào cũng không nín. Sau đó, bé gái được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Phúc Yên (Vĩnh Phúc) khám, có cô giáo chủ nhiệm đi cùng.
Khi phụ huynh này gọi điện cho cô Đỗ Thị Chăm, Hiệu trưởng trường Mầm non Tam Đồng, để thông báo sự việc, nữ giáo viên nói: "Sao anh lại gọi điện cho tôi mà không thông báo cho cô giáo chủ nhiệm lớp cháu?". Người cha hỏi lại: "Vậy tôi gọi điện thông báo cho chị là sai à?". Cô Chăm đáp: "Không sai. Không đúng. Nhưng mà hơi thừa".
Theo Zing
PV GAS tài trợ xây dựng 3 trường, kịp đón năm học mới 2019 - 2020 Chào mừng năm học mới 2019 - 2020, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã phối hợp xây dựng những công trình học đường mới, hỗ trợ những vùng còn khó khăn, khuyến khích thầy và trò nỗ lực dạy tốt - học tốt. Sau thời gian đầu tư xây dựng, PV GAS cùng chính quyền xã Trung Đông, huyện Trực...