Diễn biến vụ cướp máy bay ở Tân Cương
Giây phút xảy ra vụ cướp máy bay ở Tân Cương hồi tuần trước vừa được công bố qua lời kể của các nhân chứng, bao gồm hành khách và phi hành đoàn trên chuyến bay mang số hiệu GS 7554.
Hành khách trên chuyến bay GS 7554 của hãng hàng không Thiên Tân hôm 3/7. Ảnh: ChinaDaily
Giống như mọi ngày, chiếc Embraer ERJ-190 của hãng hàng không Thiên Tân, lại cất cánh đưa du khách từ Hòa Điền (Hotan) tới Ô Lỗ Mộc Tề (Urumqi), thủ phủ khu tự trị Tân Cương, tây bắc Trung Quốc. Tuy nhiên, chỉ 10 phút sau khi cất cánh, những người có mặt trên chuyến bay đã nhanh chóng nhận ra bất ổn, khi thấy ba người đàn ông mặc đồ đen cố gắng đột nhập vào buồng lái bằng những chiếc gậy kim loại.
Cùng thời điểm đó, ba kẻ khác cũng đứng lên và trấn áp các hành khách và phi hành đoàn. Trên tay chúng cầm những thứ mà theo một số nhân chứng, rất giống với chất gây nổ. Những tên này yêu cầu các hành khách ở nguyên chỗ của mình và không được di chuyển.
Sau khi nhận ra không thể đột nhập vào buồng lái, một trong số 6 tên không tặc quyết định đốt vật liệu gây nổ bằng bật lửa, theo lời Liu Huijun, phó Giám đốc Cục Ngũ cốc Tân cương, một hành khách trên chuyến bay. “Tôi thấy hắn cố gắng đốt chất nổ được đựng trong một cái chai. Vậy là tôi quyết định đứng dậy và ném cái chai đi”, ông Liu, người bị thương khi cố gắng chống trả tên không tặc, nói.
Dou Ganggui, một hành khách ở khoang hạng nhất, người đã đến giúp đỡ ông Liu, cũng bị thương ở cổ tay. “Tôi không thể nhớ màu hay chất liệu của cái chai ấy. Tất cả xảy ra rất nhanh còn tình hình thì vô cùng hỗn loạn, nếu các bạn có thể tưởng tượng”, ông Liu nhớ lại.
Video đang HOT
“Tôi không nghĩ mình là một người dũng cảm. Bất cứ ai cũng sẽ làm thế khi bị rơi vào hoàn cảnh ấy. Làm sao có thể ngồi yên, xem những tên không tặc cho nổ tung máy bay và giết tất cả hành khách?”, ông nói.
Trong khi đó, vết bầm tím vẫn hiện rõ trên mặt Fu Huacheng, phó giám đốc phòng giáo dục của thị xã Lạc Phổ, Hòa Điền, khi ông nói về “trải nghiệm kinh hoàng trên máy bay”. Người đàn ông 44 tuổi cho biết ông đã cảm thấy có gì đó bất ổn khi bước chân lên máy bay. “Đôi mắt bọn chúng rực lửa khi tìm cách trấn áp chúng tôi. Đây là một cuộc chiến nhằm giành lại cuộc sống. Nếu chúng tôi quá sợ hãi và không dám chống lại, tất cả sẽ chết”, Fu nói.
“Tôi nghe thấy những kẻ đó hét: “Bất cứ ai đứng dậy sẽ chết”, và nhận ra bọn chúng là không tặc. Thế là tôi quyết định đứng dậy và chạy về phía những kẻ đó. Chúng ở cách tôi khoảng 4 tới 5 hàng ghế. Những người ở trước mặt tôi chỉ biết ngồi yên và im lặng. Điều đó khiến tôi lo sợ nên tôi quyết định nói với họ bằng tiếng Duy Ngô Nhĩ, “Thôi nào! Hãy đứng lên và chiến đấu với chúng. Nếu không, tất cả chúng ta sẽ chết!”. Sau khi nghe lời kêu gọi của tôi, hai người đàn ông nhanh chóng đứng lên và đi về phía những tên không tặc. Cả ba chúng tôi đã cùng chiến đấu với bọn chúng”, Fu nhớ lại.
Một hành khách khác, sĩ quan cảnh sát Turhong Ruzniaz từ thị xã Lạc Phổ, cho biết anh có trách nhiệm phải giải quyết tình hình. “Khoảng 10 phút sau khi máy bay cất cánh, tôi thấy một người đàn ông cao lớn, tóc dài, mặc áo đen đứng dậy và đánh một hành khách bằng chiếc gậy kim loại. Cùng lúc đó, một tên khác chạy về phía buồng lái với cái chai chứa thuốc nổ trên tay”, sĩ quan 34 tuổi kể lại. Anh đã tấn công một tên không tặc ở khoang hành khách và giữ chặt tên này dưới sàn cho tới lúc phi hành đoàn cho máy bay hạ cánh khẩn cấp xuống Sân bay Hòa Điền.
Khi trả lời phỏng vấn hôm thứ hai, tay phải anh đang bị băng bó. “Không sao cả. Nó không ảnh hưởng vào xương”, Turhong Ruzniaz cười.
Cho tới nay, các thành viên của phi hành đoàn vẫn chưa có bất cứ cuộc gặp gỡ chính thức nào trước báo giới. “Họ vẫn bị ảnh hưởng bởi vụ việc và tôi hy vọng mọi người sẽ hiểu được điều đó”, đại diện hãng hàng không cho hay. An ninh đã được thắt chặt ở Sân bay Hòa Điền ngay sau khi xảy ra vụ tấn công. Mọi hành lý đều phải ra soát hai lần. Giày và thắt lưng cũng phải được kiểm tra.
Vụ việc hôm 29/6 đã khiến ít nhất 8 người, bao gồm 6 hành khách và hai thành viên phi hành đoàn, bị thương, trong khi cố gắng ngăn chặn những tên không tặc. Các quan chức an ninh đã xác nhận rằng 6 kẻ tình nghi đều là người dân tộc Duy Ngô Nhĩ.
Hôm qua, chuyến bay có hành trình tương tự chuyến bị không tặc tấn công trước đó vẫn gần như kín chỗ như mọi lần. Yang Yong, một hành khách, cho biết anh không thấy lo lắng. “Tôi sẽ chiến đấu nếu ở trên chuyến bay đó, nhưng sự kiện này thực sự rất hiếm khi xảy ra”, doanh nhân 36 tuổi nói. “Tuy nhiên, cũng như nhiều người khác, câu hỏi của tôi là: những người đó đã làm thế nào để mang các thanh kim loại lên máy bay trong khi an ninh được kiểm soát rất chặt chẽ?”
Zhang Chunxian, Bí thư tỉnh ủy Tân Cương, nhấn mạnh tính nghiêm trọng của vụ việc. “Những tên không tặc dự định gây ra hai vụ nổ ở cả trước và sau máy bay. Nếu chúng thành công, chiếc máy bay sẽ nổ tung và khiến tất cả hành khách cũng như phi hành đoàn thiệt mạng”.
Chính quyền Tân Cương đã khen thưởng 10 người, bao gồm những thành viên phi hành đoàn và các quan chức cảnh sát, vì sự dũng cảm và nỗ lực ngăn chặn hành động khủng bố của họ. Mỗi người nhận được 100.000 tệ, trong khi phi hành đoàn nhận được 500.000 tệ.
“Thành công trong việc ngăn chặn bọn không tặc cho thấy việc duy trì sự ổn định và trật tự ở Tân Cương đã trở thành một mục tiêu chung của người dân tới từ mọi dân tộc. Chính nỗ lực không ngừng để duy trì sự ổn định ở Tân Cương đã mang tới thành công này”, Bí thư Zhang nói.
Theo VNExpress
"Không tặc" cướp máy bay Nga đi...câu cá?
Cảnh sát nghi ngờ rằng các hành khách trên chuyến bay đã say xỉn và định dùng chiếc An-2 này để đi câu cá.
Các cơ quan cứu hộ ở miền Trung nước Nga đang tổ chức tìm kiếm một chiếc máy bay nhỏ mất tích. Theo chính quyền, chiếc máy bay này đã cất cánh mà không được phép và trên đó có ít nhất 13 người.
Phát ngôn viên của Uỷ ban Điều Tra cho biết chiếc Antonov An-2 động cơ đơn đã cất cánh từ một đường băng nhỏ tại Serov, thị trấn mỏ ở Sverdlovsk Oblast vào khoảng 11h đêm ngày 11/6. Chiếc máy bay đã cất cánh mà không báo cáo với bộ phận kiểm soát đường không.
Chiếc máy bay này đã được thuê để giám sát các vụ cháy rừng trong khu vực và lúc cất cánh, phi công phụ lẫn kĩ thuật viên đều không có mặt trên máy bay. "Chính người phi công phụ và kĩ thuật viên đã phát hiện ra sự mất tích của chiếc máy bay sau khi họ trở về từ thị trấn Serov". Tuy nhiên, người phi công và bảo vệ đường băng có lẽ đã tham gia vào chuyến bay.
Nhận được tin báo sau khi tai nạn xảy ra được 9 tiếng đồng hồ, cảnh sát cho rằng có khoảng 13 người ở trên máy bay. Ba chiếc ô tô không người đã được tìm thấy gần nơi chiếc máy bay từng đỗ nhưng chủ nhân của chúng chưa được xác định.
Việc những hành khách trên máy bay không trả lời điện thoại càng làm gia tăng nỗi lo ngại rằng chiếc máy bay đã hạ cánh khẩn cấp hoặc bị rơi dù tính đến thời điểm này, người ta vẫn chưa phát hiện điểm rơi nào.
Khoảng 13 người đã mất tích cùng một chiếc máy bay An-2 tại miền Trung nước Nga.
Là máy bay động cơ đơn hạng nhẹ, Antonov An-2 thường được dùng cho công tác nông nghiệp.
Trong suốt ngày 12/6, các đội cứu hộ đã tìm kiếm khắp khu vực nhưng không hề thấy chút dấu vết nào của chiếc máy bay và nguyên do vì sao nó cất cánh vẫn còn là một điều bí ẩn.
Theo RIA, cảnh sát nghi ngờ rằng các hành khách trên chuyến bay đã say sưa và định "cướp" chiếc An-2 này để đi đâu đó chơi.
"Một giả thuyết của cảnh sát là nhóm người đó có thể đã đi câu cá", Valery Gorelykh, phát ngôn viên của cảnh sát khu vực nói với tờ Interfax, "Một giả thuyết khác là họ đã tới một nhà tắm xông hơi nào đó ở khu vực lân cận."
Theo Bee.net.vn
Ngắm tàu sân bay kiêm khách sạn xa hoa của Trung Quốc Sau khi được một công ty của Trung Quốc mua lại, lai dắt về Thiên Tân, tàu sân bay Kiev của Liên Xô được cải biến thành một khách sạn với những phòng ốc sang trọng. Tàu sân bay Kiev (thuộc lớp Kiev, project 1143) do Liên Xô chế tạo vào năm 1970. Năm 1998, một công ty của Trung Quốc mua lại...