Điện Biên tập huấn dạy chương trình mới cho gần 600 giáo viên Tiếng Anh
Ngành Giáo dục Điện Biên vừa tập huấn triển khai Chương trình mới đối với môn Tiếng Anh cho gần 600 giáo viên Tiểu học, THCS và THPT.
Điểm cầu tập huấn tại Trường Tiểu học số 1 thị trấn Tuần Giáo. Ảnh: Sở GD&ĐT Điện Biên.
Vừa qua, Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên tổ chức tập huấn đại trà Module 1, 4 triển khai Chương trình GDPT năm 2018 đối với môn tiếng Anh cho giáo viên cấp Tiểu học, THCS và THPT địa phương.
Video đang HOT
Khóa tập huấn được tổ chức trực tuyến qua Msteams, với sự tham gia của 583 giáo viên tiếng Anh các cấp ở 330 điểm cầu. Trong đó có 167 điểm cầu cấp Tiểu học, 130 điểm cấp THCS và 33 điểm cấp THPT (bao gồm cả cán bộ quản lý và giáo viên bộ môn Tiếng Anh).
Nội dung tập huấn tập trung vào việc phổ biến kiến thức tổng quan Chương trình GDPT 2018 môn tiếng Anh ở 3 cấp; Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh phổ thông. Bên cạnh đó còn đề cập đến việc xây dựng Kế hoạch giáo dục của Tổ chuyên môn; Kế hoạch bài dạy; Kế hoạch tự học và hỗ trợ đồng nghiệp trong xây dựng, tổ chức, thực hiện Kế hoạch giáo dục.
Tại đợt tập huấn này, giáo viên tiếng Anh các đơn vị cũng đưa ra một số vướng mắc trong việc triển khai nhiều nội dung chuyên môn. Các thầy cô cũng chia sẻ kế hoạch của đơn vị đã xây dựng, đồng thời thống nhất một số nội dung cốt lõi của kế hoạch để có sự đồng nhất trong toàn tỉnh.
Tổ chức tập huấn toàn diện các mô đun 6,7,8 cho cán bộ quản lý, giáo viên
Trong tháng 10, 11/2022, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục tổ chức tập huấn bồi dưỡng cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV), GV Tổng phụ trách đội cấp tiểu học các mô đun 6,7,8 theo Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới.
Hoạt động bồi dưỡng hướng đến chủ đề xây dựng văn hóa nhà trường, trường học an toàn, phòng, chống bạo lực học đường.
Cán bộ quản lý, giáo viên Trường Tiểu học Thông Bình 2, huyện Tân Hồng tham gia tập huấn mô đun 6,7,8
Đối với cấp tiểu học, trong năm học 2022-2023, Chương trình GDPT mới có tổng cộng 9 mô đun, từ đầu năm đến nay, Sở GD&ĐT đã tổ chức, hoàn thành và đang bồi dưỡng mô đun 6,7,8. Theo đó, tất cả CBQL, GV các trường sẽ được bồi dưỡng trực tiếp theo mô hình 7-2-7, mỗi mô đun bồi dưỡng, học viên tự học trên hệ thống học tập trực tuyến 7 ngày, 2 ngày dự học trực tiếp, 7 ngày tự học và hoàn thành các bài tập trên hệ thống học tập trực tuyến. Cùng với mô hình 7-2-7, GV tham dự học trực tiếp qua lớp học ảo, mỗi trường sẽ mở 1 điểm cầu để GV tham gia học tập trực tiếp, trực tuyến qua hệ thống, tự học. Mỗi GV được cấp tài khoản và thực hiện theo link hướng dẫn, GV cốt cán phải tham gia xuyên suốt các ngày diễn ra tập huấn để hỗ trợ các GV đồng nghiệp. Không chỉ học trực tiếp, trực tuyến qua hệ thống, tự học, các đơn vị trường còn tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, trao đổi, thảo luận các nội dung bồi dưỡng để ứng dụng vào quá trình giảng dạy tại lớp.
Ngoài nội dung liên quan đến chuyên môn, công tác giảng dạy, CBQL, GV sẽ được trang bị các mô đun liên quan đến việc xây dựng, phát triển văn hóa trường học, xây dựng trường học an toàn; kỹ năng thiết kế, ghép các kế hoạch xây dựng văn hóa trường học vào chương trình môn học, hoạt động giáo dục... Bà Ngô Thúy Anh - Trưởng Phòng Giáo dục Mầm non - Tiểu học cho biết: "Ngoài 6 mô đun mà CBQL, GV được bồi dưỡng, 3 mô đun 6,7,8 có nội dung vô cùng quan trọng trong việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong nhà trường. Các nội dung gắn với xây dựng văn hóa nhà trường, quảng bá giá trị cốt lõi của nhà trường, cách tổ chức các hoạt động góp phần phát triển toàn diện từ học sinh, GV, CBQL theo hướng đổi mới mà Chương trình GDPT mới hướng đến. Ngoài việc xây dựng văn hóa nhà trường, nội dung các mô đun còn bồi dưỡng kỹ năng xây dựng trường học an toàn, phòng, chống bạo lực học đường và việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh...". Cùng với các báo cáo viên tập huấn, tại các điểm cầu trực tuyến cấp tỉnh, huyện, thành phố và điểm trường. Các GV, CBQL còn tích cực tương tác chia sẻ kinh nghiệm, chuyên môn, tham gia thảo luận nhóm, trình bày tại các điểm cầu để các đồng nghiệp góp ý, chia sẻ kinh nghiệm. Theo Sở GD&ĐT, chỉ riêng mô đun 6, toàn tỉnh có hơn 6.500 GV dạy tiểu học tham gia bồi dưỡng, tham dự kiểm tra khảo sát sau khi hoàn thành chương trình.
Để đảm bảo thời gian và chất lượng học tập, bồi dưỡng cho GV, CBQL, Sở GD&ĐT phối hợp với các đơn vị liên quan cấp tài khoản online, mở lớp học ảo, hướng dẫn sử dụng phần mềm, hỗ trợ kỹ thuật xuyên suốt trong quá trình GV, CBQL tham gia tập huấn. 100% GV, GV cốt cán, CBQL tại các điểm trường tiểu học trong toàn tỉnh đều tham gia học tập nghiêm túc. Tại huyện Hồng Ngự, các hoạt động bồi dưỡng mô đun được CBQL, GV tại các trường tham gia đầy đủ, nhiều đơn vị trường, GV, CBQL chủ động, tích cực tương tác, đặt câu hỏi với báo cáo viên trong suốt thời gian tập huấn.
Trong tháng 10, 11, các lớp bồi dưỡng mô đun theo Chương trình GDPT mới tiếp tục được Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, đơn vị trường phối hợp thực hiện theo lộ trình và thời gian quy định của Bộ GD&ĐT. Các nội dung góp phần hoàn thiện kỹ năng, phương pháp giảng dạy theo chương trình mới, cập nhật phương pháp tư duy mới gồm giá trị hữu hình, vô hình, xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, hệ giá trị trong trường học, giáo dục học sinh... Qua đó, định hướng nền tảng, áp dụng phương pháp giảng dạy, kỹ năng quản lý trong đơn vị trường học, xây dựng kế hoạch và đưa vào thực tiễn chương trình môn để giảng dạy và hướng dẫn học sinh cấp tiểu học tham gia. Đồng thời, GV, CBQL sau tập huấn sẽ cụ thể hóa, đa dạng việc tổ chức các mô hình, loại hình sinh hoạt trong trường học dành cho học sinh, hướng các em đến các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, phòng, ngừa bạo lực học đường; xây dựng mô hình, câu lạc bộ gắn với các hoạt động sinh hoạt lành mạnh, an toàn, phù hợp với mỗi đơn vị trường trong suốt năm học.
Đồng hành cùng giáo viên đổi mới Triển khai Chương trình GDPT mới, đội ngũ nhà giáo phải vượt lên chính mình, nỗ lực trong bồi dưỡng, tự nghiên cứu, học tập. Trong giờ học tại Trường Tiểu học Gia Viễn (Ninh Bình). Ảnh: Đức Trí Tuy nhiên, các nhà trường không để người thầy độc hành trong đổi mới, mà luôn quan tâm hỗ trợ mọi mặt, tích cực...