Diễn biến mới vụ cô giáo tự tử
Phòng GD&ĐT quận Thủ Đức đề nghị cô Liên viết đơn xin được ở lại trường Đặng Văn Bất dạy, và cô Liên đã đồng ý song sau một cuộc điện thoại thì thay đổi ý kiến.
Chiều 24/8, Phó Trưởng phòng GD&ĐT quận Thủ Đức Nguyễn Thị Tốt, Trưởng phòng Nội vụ Lê Thị Trong đã làm việc với cô Lý Kim Liên – giáo viên trường tiểu học Đặng Văn Bất xung quanh các ý định chuyển trường của cô.
Sau buổi gặp này, cô Liên thông tin: Ban đầu, cô Liên đã đồng ý viết đơn xin được dạy lại tại trường cũ (trường Đặng Văn Bất) theo đề nghị của lãnh đạo quận, và mang lá đơn ấy lên nộp cho cô Tốt và cô Trong vào đầu buổi làm việc.
Thế nhưng, trong khi đang làm việc, theo lời kể của cô Liên, bất ngờ cô Trong nhận được cuộc điện thoại từ một vị lãnh đạo quận Thủ Đức. Lúc ấy cô Trong lại nói không nhận đơn xin ở lại trường Đặng Văn Bất của cô Liên nữa, mà sẽ đưa cho cô Liên quyết định điều chuyển cô sang trường Nguyễn Văn Banh. Đây là ý của lãnh đạo quận Thủ Đức.
Trường tiểu học Đặng Văn Bất, ngôi trường mà cô Liên đã gắn bó nhiều năm nay.
Lý do của việc này là lãnh đạo quận Thủ Đức liên tục đọc các thông tin trên báo chí do cô Liên cung cấp. Những người có trách nhiệm của quận Thủ Đức đã nói với cô Liên rằng, sự việc không có gì nhưng cô Liên cứ thông tin suốt cho báo chí, làm lớn chuyện.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cô Liên khẳng định rằng mình chỉ cung cấp toàn bộ sự thật, không hề giấu giếm hay nói sai trái điều gì. Song song đó, cô Liên vẫn đề nghị cô Tốt và cô Trong nhận đơn xin dạy lại ở trường Đặng Văn Bất của mình, rồi trình lên lãnh đạo UBND quận Thủ Đức xem xét kĩ càng, trả lời lại cho cô Liên trong ngày thứ 2 tuần tới.
Sau đó, cô Tốt và cô Trong cũng đã đồng ý với phương án nói trên.
Trong một diễn biến khác có liên quan đến vụ việc này, chia sẻ ý kiến cá nhân của mình qua điện thoại vào chiều 24/8, Phó GĐ Sở GD&ĐT TP.HCM ông Nguyễn Tiến Đạt nói: Hiện Sở GD&ĐT TP.HCM đã nhận được báo cáo vụ việc từ Phòng GD&ĐT quận Thủ Đức.
Bên cạnh đó, thầy Đạt cho rằng sau sự việc này, có thể thấy công tác tư tưởng của những người làm tổ chức ở quận Thủ Đức chưa tốt. Đồng thời, thầy Đạt cũng nói thêm, hành động tự tử của cô Liên cũng không được.
“Bởi lẽ người giáo viên luôn dạy các học sinh của mình phải biết kiềm chế cảm xúc. Đằng này cô Liên lại đi tự tử như vậy”, thầy Đạt nói.
Khi đề cập đến việc luân chuyển cô Liên trong vòng 5 năm đã luân chuyển tới 3 trường, mà hoàn toàn không có báo trước, tham khảo ý kiến của người nhận quyết định, thầy Nguyễn Tiến Đạt khẳng định: Quy trình luân chuyển giáo viên mà quận Thủ Đức đã làm là không sai. Thông thường, 1 năm thì mỗi quận luân chuyển khoảng từ 50 – 60 giáo viên. Đối với việc này, Phòng GD&ĐT các quận chỉ cần mời Hiệu trưởng các trường lên, trao quyết định rồi hiệu trưởng về trường phải có trách nhiệm báo lại cho giáo viên. Luật viên chức quy định rõ, việc luân chuyển cán bộ thì viên chức phải chấp nhận, nếu không có nghĩa là chống lại, và hoàn toàn có thể bị buộc thôi việc vì chống lại lệnh phân công công tác.
Cũng theo đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT TP.HCM, dù quận Thủ Đức làm không sai, nhưng đây là trường hợp đặc biệt của quận.
“Trường hợp đặc biệt chúng ta cũng phải có cách giải quyết đặc biệt. Bởi vì, theo báo cáo từ dưới, cô Liên đã rất nhiều lần vi phạm, phải làm kiểm điểm ở những ngôi trường cũ”, thầy Đạt nhấn mạnh.
Theo ông, các quyết định phân công, luân chuyển cán bộ là trong lĩnh vực hành chính, nếu cảm thấy không hài lòng, cô Liên hoàn toàn có thể khiếu nại lên Phòng GD&ĐT hay UBND quận Thủ Đức. Còn nếu cảm thấy chưa được nữa, cô Liên có thể nộp đơn khiếu nại ra tòa. Thông thường tòa chỉ xử đối với các trường hợp bị mất việc, còn cô Liên không bị mất việc, chỉ bị luân chuyển.
Theo VTC
Vụ HS bị công an đánh: Kiểm điểm, xử lý nhiều cán bộ
Ngày 8-8, Đại tá Nguyễn Trung Nghĩa, Chánh Văn phòng Công an tỉnh Phú Yên, cho biết:
Giám đốc công an tỉnh đã có chỉ đạo xử lý những cán bộ liên quan đến vụ em Đỗ Văn Toàn (14 tuổi, học sinh Trường THCS Hòa An, huyện Phú Hòa, Phú Yên) bị một số cán bộ công an còng tay, đánh bị thương đến nhập viện trong khi không có người giám hộ.
Theo kết luận của Thanh tra Công an tỉnh Phú Yên, tối 9-7, thấy em Toàn giống người lấy trộm ví của mình trước đó nên ông N. (ngụ xã Hòa An) đã giữ em Toàn. Sau đó các ông Châu Thế Cường, Phó Công an xã; Phạm Chí Thắng, công an viên cùng hai dân quân xã Hòa An đưa em về trụ sở công an xã làm việc. Tại đây, ông Cường đã dùng roi điện gí vào người em hăm dọa, ông Thắng dùng dùi cui đánh vào đùi khi em đang bị còng tay. Tiếp đó, Trung tá Nguyễn Văn Bình, Đội trưởng Đội CSĐT tội phạm về trật tự xã hội-Công an huyện Phú Hòa cùng ông Võ Văn Dũng, cán bộ của đội, làm việc với em Toàn. Ông Dũng đã dùng tay đánh vào mặt, ném dép vào lưng em Toàn.
Em Đỗ Văn Toàn đang nằm điều trị tại bệnh viện vì bị công an đánh. (Ảnh chụp ngày 12-7) Ảnh: TẤN LỘC
Rạng sáng 10-7, khi nghe tin con mình bị giữ tại công an xã nên cha của em Toàn đến nhưng không được cho vào chứng kiến làm việc. Đã thế, ông Dũng còn yêu cầu cha của em Toàn ký vào biên bản làm việc mà ông không hề biết nội dung. Sau một đêm tạm giữ, chủ tịch UBND xã Hòa An ký quyết định hợp thức hóa việc tạm giữ hành chính em Toàn. Trong ngày 10-7, ông Tôn Chí Tình, cán bộ Đội CSĐT tội phạm về trật tự xã hội-Công an huyện Phú Hòa, tiếp tục lấy lời khai em Toàn. Đến chiều cùng ngày, thấy em Toàn quá mệt nên gia đình đưa đi cấp cứu và điều trị trong tám ngày tại BV Đa khoa Phú Yên...
"Giám đốc Công an tỉnh Phú Yên đã kết luận việc làm của các cán bộ Công an huyện Phú Hòa, Công an xã Hòa An, chủ tịch UBND xã Hòa An là sai phạm nên yêu cầu kiểm điểm, xử lý kỷ luật nghiêm đối với tất cả cán bộ công an sai phạm, đồng thời kiến nghị chủ tịch UBND huyện Phú Hòa xử lý kỷ luật những cán bộ liên quan. Sắp tới công an tỉnh sẽ tổ chức kiểm điểm, quyết định hình thức kỷ luật đối với Thượng tá Lê Văn Lâm, Trưởng Công an huyện Phú Hòa, vì để xảy ra vụ việc trên; kiểm điểm Trung tá Nguyễn Văn Bình vì liên quan trực tiếp đến sự việc. Riêng ông Dũng, Công an huyện Phú Hòa đã đề xuất hình thức kỷ luật khiển trách" - Đại tá Nguyễn Trung Nghĩa nói.
Cũng theo Đại tá Nghĩa, sau khi vụ việc xảy ra, cơ quan công an, chính quyền địa phương đã đến thăm hỏi, động viên, hỗ trợ 10 triệu đồng chi phí điều trị đối với gia đình em Toàn.
Chiều 8-8, ông Hà Trung Kháng, Chủ tịch UBND huyện Phú Hòa, cho biết đã yêu cầu trưởng công an huyện, chủ tịch UBND xã Hòa An tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, đề xuất hình thức kỷ luật đối với những cán bộ có hành vi sai phạm trong vụ này.
Ngày 13-7, báo Pháp Luật TP.HCM phản ánh vụ này thì ba ngày sau Bộ Công an có công văn yêu cầu giám đốc Công an tỉnh Phú Yên chỉ đạo kiểm tra, xử lý vụ việc.
Theo PLTP
Kiểm điểm tổ chức, cá nhân liên quan đến vụ khai thác vàng trái phép Thời gian qua, trên địa bàn hai huyện Sơn Hòa và Sông Hinh (Phú Yên) xuất hiện nhiều điểm khai thác vàng trái phép. Mới đây, tại thôn Thống Nhất, xã Suối Trai, huyện Sơn Hòa tiếp tục xảy tình trạng trên. Tuy nhiên, hầu hết các điểm mới bùng phát, chính quyền địa phương đã kịp thời truy quét, ngăn chặn, không...