Diễn biến mới khó lường trong xung đột Trung Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant ra tuyên bố rắn về Hamas, trong khi quân đội nước này tấn công nhắm vào một số khu vực khác ở Trung Đông.
Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng qua (3.6) tuyên bố trong 24 giờ trước đó, các máy bay chiến đấu của họ đã tấn công khoảng 50 mục tiêu ở Dải Gaza, gồm cơ sở hạ tầng và những tòa nhà thuộc “các nhóm khủng bố” và kho vũ khí. Các cuộc tấn công mới diễn ra khi IDF tiếp tục hoạt động ở TP.Rafah thuộc miền nam Gaza và tại Hành lang Netzatim ở miền trung Gaza, theo tờ The Times of Israel.
Tuyên bố rắn của ông Gallant
IDF đưa ra tuyên bố trên sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant ngày 2.6 tuyên bố xung đột ở Gaza sẽ không kết thúc cho đến khi Hamas bị tiêu diệt cả về quân sự và năng lực quản lý, theo tờ The Times of Israel.
Binh sĩ Israel ở TP.Rafah thuộc miền nam Gaza, ảnh do IDF công bố ngày 2.6
“Trong quá trình chấm dứt xung đột, chúng tôi sẽ không chấp nhận sự cai trị của Hamas. Chúng tôi đang thúc đẩy một chính quyền thay thế Hamas và trong khuôn khổ đó, chúng tôi sẽ cô lập các khu vực, loại bỏ các thành viên Hamas và điều động các lực lượng khác để tạo ra một chính quyền khác”, ông Gallant nhấn mạnh.
Israel đồng ý kế hoạch ngừng bắn ở Gaza của tổng thống Mỹ
Ông Gallant đưa ra tuyên bố trên sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 31.5 công bố một kế hoạch gồm 3 giai đoạn nhằm chấm dứt xung đột ở Gaza. Ông Biden nói rằng giai đoạn đầu tiên bao gồm một thỏa thuận ngừng bắn và trao trả một số con tin do Hamas bắt giữ và trong các giai đoạn sau, các bên sẽ đàm phán về việc rút quân hoàn toàn, ngừng bắn lâu dài và tái thiết Dải Gaza.
Tuy nhiên, việc Tổng thống Biden công bố kế hoạch 3 giai đoạn đã gây ra sự chia rẽ trong chính phủ Israel, nơi các đảng cực hữu đe dọa sẽ lật đổ liên minh nếu Thủ tướng Benjamin Netanyahu cố gắng để kế hoạch đó được thông qua. Trước tình hình này, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 2.6 khẳng định trong cuộc điện đàm với Bộ trưởng Gallant ngày 2.6 rằng đề xuất mới sẽ thúc đẩy lợi ích an ninh lâu dài của Israel, theo thông báo từ Bộ Ngoại giao Mỹ.
Hamas tạm thời hoan nghênh kế hoạch nói trên, dù quan chức cấp cao Sami Abu Zuhri của Hamas ngày 2.6 nói rằng “Hamas quá lớn nên không thể bị ông Netanyahu hoặc ông Biden bỏ qua hay gạt sang một bên”, theo Reuters.
Israel tấn công vào Syria, Li Băng ?
Trong khi đó, Israel tiếp tục tấn công nhắm vào một số khu vực khác ở Trung Đông. Bộ Quốc phòng Syria cáo buộc Israel tiến hành cuộc không kích từ phía đông nam TP.Aleppo thuộc miền bắc Syria, nhắm vào một số vị trí gần thành phố vào đầu ngày 3.6 (giờ địa phương), khiến một số người thiệt mạng và gây thiệt hại về vật chất, theo AFP. Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria thì cho rằng có ít nhất 12 người thiệt mạng trong cuộc không kích nói trên. Đến tối qua chưa có thông tin về phản ứng của IDF.
IDF đồng thời cũng tuyên bố các máy bay chiến đấu của họ đã tấn công một bệ phóng rốc két và những tòa nhà do lực lượng Hezbollah sử dụng ở miền nam Li Băng trong đêm 2.6 và rạng sáng 3.6. Cuộc tấn công mới của quân đội Israel diễn ra sau một loạt các cuộc tấn công bằng rốc két và máy bay không người lái (UAV) do Hezbollah tiến hành nhắm vào miền bắc Israel hôm 2.6, theo The Times of Israel.
Thủ tướng Israel: Không có ngừng bắn ở Gaza cho đến khi Hamas bị tiêu diệt
Ngoài ra, IDF tuyên bố hệ thống phòng không Arrow tầm xa của lực lượng này hôm qua đã đánh chặn một tên lửa đất đối đất được phóng từ biển Đỏ nhắm vào TP.Eilat ở cực nam của Israel. IDF không nói rõ bên nào phóng tên lửa đó. Trong thời gian gần đây, lực lượng Houthi ở Yemen đã không ít lần tiến hành cuộc tấn công tầm xa nhắm vào Eilat để thể hiện ủng hộ người Palestine trong cuộc xung đột Hamas – Israel, theo Reuters.
Hơn 1 triệu người đã phải rời khỏi Rafah
Cơ quan Cứu trợ của LHQ về người tị nạn Palestine (UNRWA) hôm qua ước tính hơn 1 triệu người đã phải rời khỏi TP.Rafah kể từ khi Israel tiến hành chiến dịch quân sự hạn chế ở thành phố này vào đầu tháng 5, theo Reuters. Quân đội Israel đã yêu cầu dân thường đi đến một “khu vực nhân đạo mở rộng” cách đó khoảng 20 km.
Ngoài ra, Cơ quan Y tế ở Gaza ngày 2.6 thông báo ít nhất 36.439 người đã thiệt mạng và 82.627 người bị thương ở vùng lãnh thổ này trong hơn 7 tháng xung đột Hamas – Israel, theo AFP.
Trung Quốc tăng cường hợp tác với các nước Arab
Các nhà lãnh đạo Bahrain, Ai Cập, Tunisia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và các thành viên của Liên đoàn Arab sẽ đến Trung Quốc trong tuần này để thăm cấp nhà nước và tham dự diễn đàn hợp tác Trung Quốc - Arab lần thứ 10.
Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc gặp ở Bắc Kinh. Ảnh: AFP/TTXVN
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tham dự diễn đàn và có bài phát biểu quan trọng. Ngày 29/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiếp đón Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi tại Bắc Kinh.
Một nhà ngoại giao Trung Quốc cho biết, hội nghị sẽ cho thấy Bắc Kinh và các nước Arab có tiếng nói chung về vấn đề Palestine, nhưng điều này không có nghĩa là Trung Quốc đang giảm bớt quan hệ với Israel.
Theo South China Morning Post, chủ đề về cuộc chiến của Israel ở Gaza, vấn đề Palestine, cũng như thỏa thuận thương mại tự do giữa Trung Quốc và các quốc gia vùng Vịnh sẽ đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán giữa các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Arab.
Ngoài Tổng thống Ai Cập Sisi, các chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc còn có Quốc vương Bahrain Hamad bin Isa Al Khalifa, Tổng thống Tunisia Kais Said và Tổng thống UAE Sheikh Mohammed bin Zayed Al Nahyan. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Deng Li cho biết sự kiện này thể hiện mối đoàn kết giữa thế giới Arab và Trung Quốc.
Được thành lập cách đây hai thập kỷ, diễn đàn Trung Quốc - Arab đóng vai trò là nền tảng liên lạc giữa Trung Quốc và các thành viên của Liên đoàn Arab. Lần này, như ông Li giải thích, mục tiêu là giúp chấm dứt xung đột ở Gaza càng sớm càng tốt, cũng như thực hiện kế hoạch hai nhà nước, tức là thành lập một nhà nước Palestine độc lập.
Bắc Kinh cho biết ông Tập Cận Bình sẽ có bài phát biểu quan trọng tại lễ khai mạc diễn đàn ngày 30/5, nhằm mục đích xây dựng đồng thuận chung giữa Trung Quốc và các quốc gia Arab. Đứng đầu trong chương trình nghị sự sẽ là cuộc chiến giữa Israel và Hamas, mà ông Tập Cận Bình đã kêu gọi tổ chức một hội nghị hòa bình quốc tế để giải quyết.
Ahmed Aboudouh, một cộng tác viên của Chương trình Trung Đông và Bắc Phi tại tổ chức tư vấn Chatham House, nói với AFP rằng Trung Quốc nhìn thấy cơ hội chiến lược để nâng cao danh tiếng và vị thế trong thế giới Arab bằng cách nỗ lực chấm dứt cuộc xung đột.
Hôm 28/5, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã gặp những người đồng cấp từ Yemen và Sudan tại Bắc Kinh, nói rằng ông hy vọng sẽ tăng cường đoàn kết và phối hợp với thế giới Arab.
Trong khi đó, tờ Times of Israel cũng viết về diễn đàn Trung Quốc - Arab, lưu ý rằng Trung Quốc đang nỗ lực trở thành trung gian trong các sáng kiến hòa bình ở Trung Đông. Năm ngoái, Trung Quốc đã giúp làm dịu căng thẳng giữa các đối thủ lâu năm là Saudi Arabia và Iran. Hiện nay, Bắc Kinh đang tập trung đóng vai trò trung gian hòa giải giữa Israel và Hamas.
Liệu cuộc chiến Israel - Liban có nổ ra sau xung đột ở Gaza? Sau khi Israel áp đặt ý chí chính trị của mình ở Gaza, họ sẽ có động lực để làm điều tương tự ở Liban, ít nhất là để cho phép hàng chục nghìn cư dân Israel đã sơ tán sau ngày 7/10 năm ngoái trở về nơi định cư cũ của họ. Khói bốc lên sau một cuộc tấn công của Israel...