Điện Biên: Lớp học “nghiêng” ở bản 100% hộ nghèo
Là một trong những điểm trường khó khăn nhất của xã Vàng Đán, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, điểm trường Huổi Dạo 2 nằm chênh vênh trên sườn núi. Gọi là lớp học cho “oai” chứ đây chỉ là mấy cái cột, thầy cô và dân bản dựng tạm, thưng gỗ để cô trò tránh cái lạnh của vùng cao.
Huổi Dạo 2 là bản khó khăn, người dân sinh sống chủ yếu dựa vào nương rẫy, nhưng điều kiện địa hình không thuận lợi, đồi núi cao nên việc sản xuất gặp rất nhiều khó khăn. Cả bản có 50 hộ, hơn 300 nhân khẩu thì 100% thuộc diện hộ nghèo.
Lớp học bản Huổi Dạo 2 được dân bản dựng tạm, sau 3 năm sử dụng, lớp học đã xuống cấp, nghiêng hẳn về 1 bên, khiến thầy cô rất lo sợ khi mùa mưa đến. Ảnh Thu Hường
Theo thầy giáo Nguyễn Xuân Thuận, Trường phòng Giáo dục & Đào tạo Nậm Pồ thì dù đã cố gắng hết sức, tập trung mọi nguồn lực cho kiên cố hóa trường lớp nhưng Nậm Pồ Vẫn còn nhiều điểm trường, học sinh phải học trong lớp học tạm.
“Huổi Dạo 2 là điểm trường khó khăn của huyện, các anh lên trường thì biết, đường đi khó khăn, lớp học tạm bợ. Vào mùa mưa, chúng tôi rất lo, không biết khi mưa gió, các thầy cô có kịp sơ tán học sinh hay không”, thầy Nguyễn Xuân Thuận chia sẻ thêm.
Con đường đất đỏ, rất kho đi mỗi khi mùa mưa đến. Ảnh Thu Hường
Con đường đất đỏ, nhầy nhụa bùn đất khiến chiếc xe máy của chúng tôi hết văng bên này, vật bên kia. Sau hơn 3 giờ vật lộn với cung đường ấy, chúng tôi cũng mới đến được điểm trường Huổi Dạo 2.
Hơn 50 học sinh của 2 cấp học mầm non, tiểu học “ở chung” trong 2 phòng học khoảng 50m2 được người dân dựng tạm. Chia sẻ với phóng viên, thầy giáo Nguyễn Xuân Thuận cho biết: “Dù khó khăn về trường, lớp, nhưng các thầy cô ở đây vẫn bám lớp, bám trường, đảm bảo sỹ số học sinh đi học chuyên cần. Ngoài giờ lên lớp các cô cùng học sinh vệ sinh trường lớp, trồng hoa, tạo khuôn viên đẹp cho điểm trường”.
Video đang HOT
Lớp học tuềnh toàng, mưa thì giột, mùa đông đến gió lùa lạnh thấu xương. Ảnh Thu Hường
Theo các thầy cô, bây giờ mới đầu mùa mưa nên việc đi đến bản Huổi Dạo còn thuận lợi. Còn khi vào thời điểm mưa nhiều thì muốn xuống trung tâm huyện để mua muối, dầu, thực phẩm cũng là cả một bài toán nan giải. Có năm mùa mưa đến sớm, những cơn mưa rừng kéo dài vài ngày, thầy cô cắm bản chỉ ăn rau với cá khô.
Điểm trường nằm ở trung tâm bản Huổi Dạo 2, dù quỹ đất rất hạn hẹp nhưng các bậc phụ huynh vẫn dành một phần lớn diện tích để làm trường học cho các cháu.
Theo anh Vàng A Cử, người dân ở bản Huổi Dạo 2 thì ở đây tất cả ưu tiên cho giáo dục. “Đời mình đã không được học chữ rồi thì phải dành tất cả cho con, cháu mình chứ. Đất làm trường dân bản hiến, rồi san nền, làm lớp học. Chúng tôi mong muốn được nhà nước đầu tư xây cho các cháu điểm trường kiên cố, để yên tâm, chứ trường lớp thế này cho con em đến trường chúng tôi cũng rất lo”, anh Cử cho biết thêm.
Dù khó khăn về cơ sở vật chất, nhưng thầy cô giáo điểm trưởng Huổi Dạo 2 vẫn bám trường, bám lớp. Ảnh Thu Hường
Tại bản Huổi Dạo 2, đa số phụ huynh đều không biết chữ và việc giao tiếp bằng tiếng phổ thông cũng khá khó khăn. Do trình độ dân trí còn thấp, cuộc sống thiếu thốn khiến việc học hành cũng trở nên khó khăn hơn. Học sinh quá tuổi thì ngại đi học, còn những em học sinh nhỏ tuổi lại bị phụ huynh bắt ở nhà phụ bố mẹ làm việc.
“Khó khăn về điều kiện địa lý, đường đi, đời sống sinh hoạt, chúng tôi đều khắc phục được vì sự nghiệp trồng người. Nhưng thầy cô giáo cắm bản rất lo khi mùa mưa đến, trường lớp không đảm bảo an toàn cho việc dạy và học. Toàn bộ nguồn lực chúng tôi đều tập chung cho kiên cố hóa trường lớp”, thầy Thuận chia sẻ thêm.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
Báo Nông Thôn Ngày Nay, Tòa nhà Báo Nông Thôn Ngày Nay – Lô E2, đường Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số tài khoản: 21210000524887 – Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV chi nhánh Tây Hồ, Hà Nội.
Chủ tài khoản: Báo Nông Thôn Ngày Nay
Vui lòng ghi rõ: Ủng hộ xây điểm trường Huổi Dạo 2
Theo Dân Việt
Đổi thay từ con đường đến trường
Nhận thấy trong thực tế, trẻ em gái thuộc các dân tộc thiểu số ở trên địa bàn do đơn vị quản lý thường thiệt thòi so với trẻ em trai, bởi quan niệm "con gái không cần học, chỉ cần làm nương giỏi thì sẽ đắt chồng".
Chính bởi vậy mà khi triển khai Chương trình "Nâng bước em tới trường", Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cha Lo, BĐBP Quảng Bình đã luôn "dành sự ưu ái" cho học sinh nữ với mong muốn con đường học vấn sẽ đưa các em bước qua định kiến để được là chính mình, từ đó có cơ hội thay đổi cuộc đời.
Chỉ huy Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cha Lo tặng quà cho học sinh Lào được nhận đỡ đầu theo Chương trình "Nâng bước em tới trường". Ảnh: Trúc Hà
Cạnh Trạm quân dân y kết hợp của Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cha Lo (bản Bãi Dinh, xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa) có bà Cao Thị Tình gần 60 tuổi ở cùng với mẹ đã gần 80 tuổi. Trước đây, bà Tình là một trong những phụ nữ hiếm hoi ở Dân Hóa học hết lớp 3. Sau đó, bà tham gia làm cán bộ xã, bởi vậy, chẳng người đàn ông nào ở Dân Hóa dám... yêu và lấy bà làm vợ. Rồi tuổi xuân cứ thế trôi qua, giờ đây, bà Tình ở vậy chăm sóc mẹ già.
Câu chuyện về bà Tình thể hiện sự thiệt thòi, bất bình đẳng với phụ nữ đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao biên giới này. Quan niệm "chỉ cần giỏi làm nương, lấy chồng và sinh nhiều con là hạnh phúc" chính là rào cản khiến nhiều phụ nữ không chọn con đường đến trường. Sau này, trẻ em gái đều đi học nhưng vẫn chỉ chủ yếu hết cấp 2, một số học hết cấp 3 nhưng rồi cũng quay lại cuộc sống lấy chồng sớm, gắn cuộc đời mình với nương rẫy.
Trung tá Dương Đình Hoàn, Chính trị viên Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cha Lo, người có nhiều năm gắn bó với biên giới, với đồng bào các dân tộc Rục, Khùa, Chứt, Sách, Mày chia sẻ: Chúng tôi nhận thấy phụ nữ đồng bào các dân tộc thiểu số rất thiệt thòi. Vì tảo hôn, rồi thách cưới nặng nề nên cưới xong, "đàn ông làm chủ, nhưng phụ nữ lại là người làm việc chính". Nhiều đàn ông chỉ thích tụ tập uống rượu, gánh nặng gia đình đổ dồn lên vai người phụ nữ.
Đồn Biên phòng và chính quyền địa phương đã tuyên truyền, vận động người dân, đặc biệt là người đàn ông thay đổi quan niệm về hôn nhân, gia đình, thế nhưng sự chuyển biến còn rất chậm. Bởi vậy, khi triển khai Chương trình "Nâng bước em tới trường", đơn vị thường "ưu ái" các học sinh nữ, vì mong muốn các em có thêm cơ hội học cao hơn. Chúng tôi tin rằng, một khi các em nhận thức được giá trị bản thân thì các em sẽ tự biết phải làm gì để thay đổi cuộc sống của mình.
Hồ Thị Thủy (dân tộc Khùa, bản Y Leng) là con của cựu binh Biên phòng Hồ Nôn. Đồng chí Hồ Nôn nguyên là chiến sĩ của Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cha Lo, dũng cảm chiến đấu trong trận đánh tiễu phỉ trên núi Phù Ác và bị cụt 1 chân. Sau trận đánh, đồng chí Hồ Nôn phải nằm cáng 3 ngày đêm để anh em khiêng từ lèn đá về trạm xá cấp cứu. Khi cảm thấy đuối sức, Hồ Nôn đã nói với Chính trị viên: "Hãy để tôi ở lại trong rừng, mọi người tiếp tục chiến đấu. Dân tộc Khùa chúng tôi đã có người hi sinh cho cách mạng rồi". Thủy cao ráo, xinh đẹp nên khi vừa mới lớn đã có nhiều người ngấp nghé đến tìm hiểu.
Thế nhưng, Thủy đã kiên quyết, không màng đến những lời tán tỉnh của đàn ông mà về Trường Phổ thông dân tộc nội trú ở thành phố Đồng Hới để học cấp 3. Trước quyết tâm của cô gái trẻ, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cha Lo đã nhận đỡ đầu Thủy theo Chương trình "Nâng bước em tới trường", thể hiện sự tri ân với người cựu binh Biên phòng và cũng là để động viên Thủy quyết tâm theo đuổi giấc mơ con chữ. Hiện, Thủy đang trong thời gian chờ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, em muốn học nghề gì đó để "có một công việc ổn định, thu nhập nuôi sống bản thân, không phải phụ thuộc vào ai".
Thủy cũng rất vui khi biết "suất học bổng" vốn dành cho em sẽ được chuyển cho Hồ Thị Thây (bản Hà Nôông). Thây là bạn học cùng cấp 2 với Thủy, nhưng vì gia đình khó khăn, phải chăm mẹ bị bệnh, kiếm tiền nuôi anh trai đi học nghề nên phải nghỉ học. Sau này, các chú Biên phòng đã xin cho Thây nhập học tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Quảng Bình.
Trường hợp của Hồ Thị Phương, bản Ka Định khiến ai cũng xót xa khi chứng kiến. Phương chỉ mới 15 tuổi, nhưng hàng ngày em đã phải làm những việc như một phụ nữ có gia đình. Mấy năm trước, bố mất, 4 mẹ con sống trong căn nhà lúc nào cũng chỉ chực sụp xuống vì cũ nát. Vào một ngày nọ, mẹ để Phương, anh trai và em trai mới được hơn tuổi ở lại và đi lấy chồng khác. Ba anh em đã mồ côi cha, nay mẹ bỏ đi lấy chồng khác, không đoái hoài đến thì chẳng khác gì mồ côi cả mẹ.
Là con gái duy nhất trong nhà, Phương vừa chăm em và lo cơm nước cho cả nhà. Nhiều người đã nói Phương nghỉ học để lo cho em vì em nhỏ quá. Thế nhưng, các thầy cô giáo, các chú Biên phòng khuyên bảo, kiểu gì cũng phải đến trường như bao bạn bè cùng trang lứa. Trước hoàn cảnh của 3 anh em, đơn vị đã chọn Phương để hỗ trợ theo Chương trình "Nâng bước em tới trường", bởi "Phương là người thiệt thòi nhất" và các anh coi như đây là một cách "ràng buộc" để Phương không vì lý do chăm sóc em và anh trai để nghỉ học.
Em Hồ Thị Phương và em trai Hồ Dương. Ảnh: Trúc Hà
Trong 4 học sinh huyện Bua La Pha (tỉnh Khăm Muộn, Lào) được Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cha Lo đỡ đầu thì có 2 học sinh nữ. Đó là Nang Thoong Ngơn Tha Ma (13 tuổi, học lớp 7, bố mẹ đã chết, ở cùng bà ngoại ở bản Thồông Khám, mỗi năm 2 bà cháu chỉ có 19 bao gạo từ việc làm ruộng) và Nang Òn Sĩ Sing Bay (15 tuổi, học sinh lớp 8, ở bản Phổn). Mỗi năm, nhà Nang Òn Sĩ chỉ thu được 20 bao thóc. Dù bố Thạo Phoong Sing Bay có làm thêm nghề rèn, được khoảng 3 triệu kíp mỗi năm, tuy nhiên, số tiền ấy chẳng thấm vào đâu so với nhà 5-6 miệng ăn.
Ở vùng cao biên giới Lào, những cô gái cũng rất dễ sớm trở thành "chủ nhà", nhất là những gia đình khó khăn, việc lấy chồng sẽ giúp bố mẹ có "một khoản kha khá từ nhà chồng" và "có thêm một lao động". Thế nhưng, Nang Òn Sĩ và Nang Thoong Ngơn đều có chung một suy nghĩ: "Em muốn được đi học, dù biết việc học lên cao là rất khó đối với gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nhưng em muốn được đến trường như các bạn trong bản". Và suốt mấy năm nay, 500 ngàn đồng mỗi tháng của những người lính Biên phòng Việt Nam là "cứu cánh" cho Nang Òn Sĩ và Nang Thoong Ngơn bởi khi nhận hỗ trợ, gia đình các em đều cam kết "không để con bỏ học và lấy chồng sớm".
4 năm qua, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cha Lo đã giúp nhiều học sinh nữ có cơ hội đến trường, theo đuổi giấc mơ con chữ. Việc làm ý nghĩa trên là bước cụ thể hóa trong công tác tuyên truyền, vận động và nâng cao vị thế của người phụ nữ dân tộc thiểu số vốn bị hủ tục "níu chân" để có cơ hội được học tập, thay đổi cuộc sống.
Trúc Hà
Theo bienphong
Mùa thi đang "phả hơi nóng" trên khắp cả nước Ít ngày ngày, kỳ thi THPT Quốc gia 2019 sẽ chính thức bắt đầu. Ở thời điểm hiện tại, công tác chuẩn bị cho kỳ thi tại các địa phương đang được gấp rút chuẩn bị để sẵn sàng cho 1 mùa thi tới. Mùa thi năm nay, các tỉnh Tây Bắc gồm Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu...