Diễn biến khó lường cuộc bầu cử định đoạt tương lai châu Âu
Cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu chính thức khép lại vào ngày 9/6, với việc cử tri 21 quốc gia Liên minh châu Âu (EU) đã tham gia cuộc bỏ phiếu kéo dài 4 ngày nhằm định hình EU trong thời kỳ mới.
Cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) được bắt đầu từ 6/6 tại Hà Lan nhưng phần lớn các cử tri EU, trong đó có Pháp, Đức, Ba Lan, Italia và Tây Ban Nha tham gia bỏ phiếu trong ngày hôm nay. Theo đó, khoảng 450 triệu công dân từ 27 quốc gia thành viên EU đã bỏ phiếu để bầu chọn 720 đại biểu cho nhiệm kỳ 5 năm mới của EP.
EP trong một tuyên bố cho biết, kết quả thăm dò ý kiến cử tri sẽ được công bố vào 20h30 9/6 (giờ địa phương) và kết quả không chính thức cuộc bỏ phiếu EP sẽ được công bố vào 23h30 cùng ngày sau khi điểm bỏ phiếu cuối cùng tại Italia đóng cửa.
Trước đó, các cuộc thăm dò dư luận cho thấy lá phiếu của nhiều cử tri EU đã bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, lo ngại về vấn đề di cư và chi phí của quá trình chuyển đổi xanh cũng như lo lắng trước căng thẳng địa chính trị gia tăng, bao gồm cả xung đột ở Ukraine.
Video đang HOT
Một phiên họp của Nghị viện châu Âu. Ảnh: Getty
Một số nhà phân tích nhận định, cuộc bầu cử EP năm nay được dự báo sẽ chứng kiến sự chuyển dịch lớn sang ủng hộ cánh hữu ở nhiều quốc gia, với các đảng cực hữu theo chủ nghĩa dân túy có thể giành được nhiều hơn số phiếu bầu và số ghế trong cơ quan lập pháp châu Âu.
Tại Hà Lan, theo kết quả cuộc thăm dò ý kiến bên lề cuộc bầu cử tại Hà Lan diễn ra ngày 6/6, đảng Tự do cực hữu của ông Geert Wilders lên vị trí thứ hai sau Liên minh đảng Lao động/đảng Xanh và đó là xu hướng có thể lặp lại ở các nước EU khác.
Tại Pháp, theo kết quả thăm dò công bố ngày 7/6 do Viện Eurotrack thực hiện, hai ngày trước cuộc bầu cử, danh sách của đảng Tập hợp Quốc gia giành được sự ủng hộ của 33% số cử tri, vượt xa mức 15% mà phe đa số đạt được.
Tại Đức, Đồng Chủ tịch đảng Xanh Ricarda Lang cho rằng các cuộc thăm dò ý kiến cho cuộc bỏ phiếu ở Hà Lan cho thấy liên minh giữa các đảng dân chủ xã hội và đảng Xanh đang làm tốt hơn phe cực hữu. Điều này cho thấy cơ hội đánh bại phe cánh hữu cực đoan cũng như làn sóng dân túy.
Trong khi đó, tại Italia, Thủ tướng Giorgia Meloni và đảng Anh em Italia (FdI) cánh hữu của bà đang trên đường giành chiến thắng lớn, tiếp tục bỏ xa các đối tác trong liên minh cầm quyền như đảng Liên đoàn (Lega) chống người di cư và đảng Forza Italia (FI) trung hữu.
Nhìn chung, Đảng Nhân dân châu Âu (EPP) được dự đoán sẽ vẫn là nhóm chiếm đa số trong cuộc bầu cử EP. Ứng cử viên Đảng này – Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen – sẽ tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai nếu được lãnh đạo các nước thành viên EU và các đại biểu trong nghị viện mới ủng hộ.
Giá khí đốt tại châu Âu giảm mạnh
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, giá khí đốt bán buôn tại thị trường châu Âu ngày 2/1 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi nổ ra cuộc xung đột tại Ukraine.
Mùa Đông năm nay được đánh giá khá "ôn hòa" đã cho phép các quốc gia sử dụng ít khí đốt hơn từ các kho dự trữ.
Một trạm nén khí đốt ở Ihtiman, Bulgaria. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong phiên giao dịch ngày 2/1, giá khí đốt hợp đồng giao tháng 2 trên sàn TTF ở Hà Lan xuống còn 73 euro/MWh, giảm 50% so với một tháng trước và là mức thấp nhất kể từ cuối tháng 2/2022. Hồi tháng 3/2022, đã có thời điểm giá khí đốt tại châu Âu vọt lên mức cao kỷ lục 345 euro/MWh. Cùng ngày 2/1, tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga cho biết lượng khí đốt tập đoàn này xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) và Thụy Sĩ đã giảm 55% trong năm 2022. Châu Âu vốn là thị trường chính của Gazprom nhưng nguồn cung từ Nga đã giảm mạnh do các lệnh trừng phạt của phương Tây chống lại Nga liên quan vấn đề Ukraine. Trong khi đó, các nước châu Âu đã nỗ lực lấp đầy các cơ sở dự trữ khí đốt và phát động chiến dịch khuyến khích người tiêu dùng tiết kiệm năng lượng trong mùa Đông. Tính đến ngày 2/1, mức dự trữ của châu Âu đạt 83% công suất, làm giảm nhu cầu mua thêm khí đốt vào thời điểm hiện tại.
Châu Âu tiếp tục nỗ lực tìm các nguồn khí đốt mới nhằm cắt giảm sự phụ thuộc nặng nề vào nguồn cung cấp của Nga. Các nước thành viên EU cũng đã áp dụng cơ chế hạn chế giá khí đốt, song các nhà phân tích cho rằng cơ chế này chỉ có tác động hạn chế trong việc giảm số tiền mà các doanh nghiệp và hộ gia đình phải trả. Các chuyên gia cảnh báo một đợt lạnh đột ngột vẫn có thể khiến giá khí đốt tăng trở lại.
Nhà phân tích thị trường năng lượng Thierry Bros, giảng dạy tại trường Science Po ở Paris, nhận định châu Âu sẽ gặp khó khăn trong việc lấp đầy các kho dự trữ vào mùa Hè này nếu không nhận được 30 tỷ m3 khí đốt từ Nga và giá khí đốt vẫn có thể tăng trở lại. Theo ông Bros, châu Âu đã chuẩn bị tốt hơn so với tháng 1/2022 khi các cơ sở dự trữ khí đốt chỉ đạt 54% công suất. Trong khi đó, ông Nicolas de Warren - Chủ tịch hiệp hội các ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng nhất của Pháp - cho biết sự cạnh tranh giữa châu Âu và châu Á để nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng cũng có thể đẩy giá lên cao hơn.
IMF: Kinh tế thế giới năm 2023 sẽ gặp nhiều khó khăn Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva ngày 1/1 nhận định, kinh tế thế giới trong năm 2023 sẽ đối mặt với nhiều khó khăn khi các động lực chính của tăng trưởng toàn cầu đều trải qua giai đoạn suy yếu. Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva. Ảnh tư liêu: THX/TTXVN Phát biểu trên đài truyền hình CBS,...