Diễn biến COVID-19 tới 6h sáng 5/3: Số ca mắc tăng trở lại ở châu Âu; Brazil vượt Mỹ về ca mắc hàng ngày
Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 415.000 ca bệnh COVID-19 và trên 8.900 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã vượt 116 triệu ca, trong đó trên 2,57 triệu ca tử vong.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại New Delhi, Ấn Độ ngày 1/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Brazil (71.511 ca), Mỹ (58.000 ca),và Pháp (25.279 ca). Như vậy, Brazil đã vượt Mỹ về số ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua.
Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Mỹ (1.689 ca), Brazil (1.568 ca) và Mexico (857 ca).
Châu Âu
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 4/3 cho biết số ca mới nhiễm virus SARS-CoV-2 đang tăng trở lại tai châu Âu sau 6 tuần giảm. Phát biểu tại họp báo, giám đốc WHO khu vực châu Âu Hans Kluge cho biết, số ca nhiễm tại châu Âu tuần trước tăng 9%, lên trên 1 triệu ca mới/tuần, đồng nghĩa rằng giai đoạn 6 tuần có số ca nhiễm mới giảm sắp kết thúc. Ông Kluge nhấn mạnh cần tăng cường chiến dịch tiêm chủng.
WHO khu vực châu Âu gồm 53 quốc gia và việc tiêm phòng đã được tiến hành ở 45 nước trong số này. Theo số liệu của hãng tin AFP dựa trên các thống kê chính thức, đến nay 2,6% dân số Liên minh châu Âu (EU) đã được tiêm đủ 2 liều vaccine và 5,4% đã được tiêm một liều.
Hungary ghi nhận ngày có số ca nhiễm mới cao nhất trong 3 tháng qua
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Nagykata, Hungary, ngày 24/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Hungary ngày 4/3 thông báo ghi nhận 6.278 ca mắc mới COVID-19 – con số nhiễm mới hằng ngày cao nhất ở nước này trong 3 tháng qua, đồng thời số ca tử vong do COVID-19 tăng đột biến lên 152 ca.
Trang Index.hu đưa tin chính phủ nước này có thể sẽ công bố các biện pháp phong tỏa bổ sung trong ngày 4/3 để ứng phó với tình hình dịch bệnh hiện nay. Theo kế hoạch, Chánh văn phòng Nội các Hungary sẽ tổ chức họp báo vào cùng ngày để thông báo quyết định mới nhất của chính phủ nước này liên quan đến công tác phòng chống dịch COVID-19.
Hiện Hungary vẫn duy trì các biện pháp được áp dụng từ tháng 11/2020, bao gồm lệnh giới nghiêm ban đêm; cấm nhà hàng, khách sạn hoạt động; cấm các sự kiện tập trung đông người và học sinh cấp 2 chuyển sáng học trực tuyến. Hiện Hungary đã triển khai tiêm chủng với vaccine Sputnik của Nga và vaccine Sinofarm của Trung Quốc mặc dù cả 2 loại vaccine này đều chưa được Liên minh châu Âu (EU) phê duyệt sử dụng.
Đến nay, tại Hungary đã có hơn 446.000 người mắc COVID-19 và gần 15.500 người tử vong do dịch bệnh này.
Ba Lan nới lỏng phòng dịch vào tháng 5
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Vacsava, Ba Lan, ngày 1/3/2021. Ảnh: PAP/TTXVN
Bộ trưởng Y tế Ba Lan Adam Niedzielski cho biết đến tháng 5 tới nước này mới có thể nới lỏng các biện pháp phòng tránh dịch COVID-19 được triển khai áp dụng trong thời gian từ tháng 3-tháng 4 để ứng phó với làn sóng dịch thứ 3 .
Số ca nhiễm mới tại Ba Lan ghi nhận ngày 4/3 lên tới 15.250 ca, sau khi tăng vọt lên 15.698 ca ghi nhận ngày 3/3, cũng là ngày ghi nhận số ca nhiễm mới tăng nhiều nhất ở nước này kể từ tháng 11/2020.
Cũng giống như một số nước châu Âu khác, công tác tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Ba Lan bị trì hoãn do vaccine được phân phối chậm hơn kế hoạch đề ra.
Hy Lạp gia tăng các biện pháp chống dịch
Hy Lạp thông báo gia hạn lệnh phong tỏa chống dịch đến ngày 16/3, đồng thời kêu gọi tăng cường các nguồn lực y tế tư nhân trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tại nước này tăng lên mức cao nhất kể từ đầu năm nay.
Video đang HOT
Phát biểu trước báo giới, Bộ trưởng Y tế Hy Lạp Vassilis Kikilias khẳng định: “Chúng ta đang trong giai đoạn khốc liệt nhất của dịch bệnh, các nguồn lực y tế tại thủ đô rơi vào tình trạng quá tải từ nhiều tuần qua”.
Với hơn 2.700 ca nhiễm mới ngày 3/3, ông Vassilis Kikilias cho biết đây là con số cao nhất từ đầu năm nay. Theo ông Vassilis Kikilias, hiện một bệnh viện quân y và 2 bệnh viên tư nhân tại thủ đô Athens sẽ phải tiếp nhận thêm các bệnh nhân không phải mắc COVID-19 để giải phóng hàng trăm giường bệnh cho các ca mắc COVID-19 nặng tại các bệnh viện công trong thành phố.
Séc xét nghiệm đại trà tại cơ sở kinh doanh
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 Pfizer-BioNTech tại Prague, CH Séc ngày 27/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Séc, giới chức y tế bắt đầu tiến hành xét nghiệm đại trà COVID-19 tại các cơ sở kinh doanh, coi đây là một trong nỗ lực nhằm ngăn chặn tốc độ lây nhiễm đang ở mức cao nhất thế giới hiện nay tại nước này.
Ngoài ra, chính phủ cũng cho phép một số khu vực huy động các bác sĩ tư nhân và đội ngũ nhân viên y tế thuộc nhiều cơ quan khác nhau phối hợp với các bệnh viện công, nơi các bệnh nhân mắc COVID-19 đang khiến hệ thống y tế quá tải. Bộ trưởng Y tế Séc Jan Blatny khẳng định: “Tình hình bệnh viện của chúng tôi thực sự rất nguy cấp. Chúng tôi phải sử dụng tất cả nguồn dự trữ để cứu bệnh nhân”.
Chương trình xét nghiệm hàng loạt bắt đầu được tiến hành từ ngày 3/3, tại các doanh nghiệp có nguồn nhân lực từ 250 người trở lên. Kế hoạch này sẽ hoàn tất trước ngày 12/3 và những công ty vi phạm thời hạn này sẽ bị phạt tiền, thậm chí buộc phải đóng cửa hoạt động.
Quốc gia 10,7 triệu dân này đã ghi nhận 1,27 triệu ca mắc COVID-19 và gần 21.000 ca tử vong. Với tỷ lệ 1.424/100.000 dân trong 14 ngày qua, Séc đang là nước có tỷ lệ mắc COVID-19 cao nhất thế giới và tỷ lệ tử vong cao thứ hai trên thế giới sau nước láng giềng Slovakia.
Đức đặt lộ trình cụ thể 5 bước nới lỏng phong tỏa
Học sinh đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Frankfurt, Đức ngày 22/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Chính quyền trung ương và các bang của Đức nhất trí kéo dài phần lớn lệnh phong tỏa hiện nay cho đến này 28/3, bên cạnh đó cũng nhất trí về lộ trình từng bước nới lỏng các biện pháp hạn chế hiện nay.
Tại cuộc họp trực tuyến ngày 3/3, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ hiến các bang nhất trí bắt đầu nới lỏng một số biện pháp từ ngày 8/3 tới. Theo đó, việc gặp gỡ giữa người thân, bạn bè sẽ được mở rộng, cho phép gặp gỡ tối đa 5 người trong hai gia đình, không tính trẻ em dưới 14 tuổi. Khi các quận/huyện có chỉ số trung bình 7 ngày/100.000 dân dưới 35 sẽ được mở rộng hơn nữa (cho phép gặp gỡ tối đa 10 người trong 3 hộ gia đình), nhưng khi chỉ số này vượt quá 100 trong 3 ngày liên tiếp thì sẽ khôi phục trở lại quy định nghiêm ngặt hiện nay, như việc chỉ cho một hộ gia đình gặp gỡ thêm 1 người ngoài. Chính quyền trung ương và địa phương cũng nhất trí mở rộng các cơ sở tiêm chủng tới cả các phòng khám từ đầu tháng 4. Ngoài ra, việc xét nghiệm nhanh miễn phí cũng sẽ được bắt đầu triển khai từ đầu tuần tới. Trong lộ trình mở cửa trở lại, các cửa hàng bán lẻ, cơ sở văn hóa, thể thao sẽ được mở cửa nếu tỷ lệ lây nhiễm duy trì ở mức dưới 50/100.000 dân trong 7 ngày.
Ở bước thứ hai, các hiệu sách, cửa hàng hoa và chợ vườn có thể mở cửa trở lại nếu tuân thủ các yêu cầu về vệ sinh dịch tễ và đảm bảo tối thiểu 1 khách hàng/10m2.
Ở bước ba, có thể xem xét mở cửa trở lại đối với các cửa hàng bán lẻ với số lượng khách hàng hạn chế tùy thuộc vào diện tích cửa hàng. Ngoài ra, có thể mở trở lại các viện bảo tàng, phòng tranh, vườn bách thú.
Trong bước thứ 4 sau đó 14 ngày, nếu tỷ lệ nhiễm bệnh vẫn được giữ dưới 50, việc mở cửa trở lại các quán ăn hàng ngoài trời, nhà hát, rạp chiếu phim, các cơ sở thể thao trong nhà không tiếp xúc gần, hoặc ngoài trời có tiếp xúc gần, sẽ được lên kế hoạch.
Bước thứ 5, các cơ sở thể thao với các môn tiếp xúc gần trong nhà được phép mở trở lại. Ngoài ra, có thể tổ chức các sự kiện ngoài trời với tối đa 50 người tham gia.
Châu Mỹ
Venezuela ghi nhận nhiều trường hợp đầu tiên mắc biến thể Brazil
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 trên đường phố tại Caracas, Venezuela ngày 14/5/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro 3 cho biết nước này đã phát hiện những ca mắc biến thể mới của virus SARS-CoV-2 nguồn gốc tại Brazil. Phát biểu trên kênh truyền hình nhà nước, Tổng thống Maduro cho hay giới chức y tế đã phát hiện 2 ca mắc biến thể mới ở thủ đô Caracas, 6 tại bang Bolivar và 2 tại bang Miranda. Ông nhấn mạnh biến thể mới là có khả năng lây nhiễm nhanh hơn và nguy hiểm hơn, do đó cần phải cắt đứt chuỗi lây nhiễm này.
Theo nhà lãnh đạo Venezuela, quốc gia Nam Mỹ này đã bắt đầu chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 với nhóm đối tượng ưu tiên đầu tiên là chuyên gia y tế và giáo viên. Ông Maduro đồng thời yêu cầu ưu tiên tiêm chủng tại các khu vực ghi nhận ca mắc biến thể mới. Ông cho biết thêm Venezuela sẽ tiếp tục mô hình cách ly “7 7″, trong đó 7 ngày cách ly nghiêm ngặt,
Venezuela đã nhận 100.000 liều vaccine Sputnik V đầu tiên vào ngày 13/2 và cho biết đã chi 200 triệu USD để mua 10 triệu liều vaccine nữa.
Mỹ: Tỷ lệ nhập viện tại New York giảm
Tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Hartford, Connecticut, Mỹ, ngày 3/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Thống đốc bang New York (Mỹ) Andrew Cuomo cho hay tỷ lệ nhập viện tại bang này trong ngày 2/3 đã giảm xuống còn 5.232 ca, so với con số 5.369 ca của ngày trước đó. Tỷ lệ xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 là 3,53% trong ngày 2/3, giảm 1% so với ngày trước đó. Số ca tử vong do COVID-19 tại bang này là 75 ca.
Ông Cuomo đồng thời thông báo triển khai các điểm tiêm chủng đại trà tại Albany, Buffalo, Rochester và Yonkers do chính quyền bang và Cơ quan quản lý tình trạng khẩn cấp liên bang tài trợ. Những điểm tiêm chủng này là một phần trong nỗ lực tiêm vaccine đang triển khai trên toàn bang.
Trong khi đó, Bộ trưởng Giáo dục Mỹ Miguel Cardona khẳng định ưu tiên hàng đầu là đảm bảo giáo viên được tiêm chủng nhanh chóng để các trường học có thể mở cửa trở lại.
Brazil áp đặt biện pháp “hạn chế đỏ” do số ca mắc và tử vong tăng cao
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Manaus, bang Amazon, Brazil ngày 14/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Do số ca tử vong và nhiễm mới COVID-19 trong ngày của Brazil tăng cao đột biến, chính quyền Sao Paolo, bang lớn nhất của nước này đã ban bố các biện pháp “hạn chế đỏ”, theo đó yêu cầu tất cả hoạt động kinh doanh không thiết yếu phải đóng cửa trong vòng 2 tuần và lệnh phong tỏa từng phần, có hiệu lực kể từ đêm ngày 5/3 sẽ cấm tất cả các hoạt động xã hội, trừ hoạt động thiết yếu.
Tuy nhiên, theo chính quyền bang, các trường học và nhà thờ cùng dịch vụ y tế, siêu thị và giao thông công cộng vẫn được phép mở cửa và hoạt động bình thường. Thống đốc bang có 46 triệu dân này, ông Joao Doria nói: “Chúng ta sẽ phải trải qua 2 tuần tồi tệ nhất kể từ tháng 3 năm ngoái. Hệ thống y tế của Sao Paolo nói riêng và Brazil nói chung đang đứng bên bờ sụp đổ do số ca nhiễm mới và tử vong trong ngày ở mức cao kỷ lục”.
Giống như nhiều bang trong cả nước, hệ thống y tế của Sao Paolo đang rơi vào tình trạng quá tải nghiêm trọng trong những ngày qua, với số giường dành cho bệnh nhân nguy kịch luôn trong tình trạng hết chỗ, cá biệt một số bệnh viện quá tải nghiêm trọng. Theo số liệu thống kê mới nhất, quốc gia Nam Mỹ 212 triệu dân này đang phải trải qua tuần lễ thảm họa nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện tại nước này, với số ca tử vong trong ngày lên tới 1.840 ca, mức cao nhất từ trước tới nay. Thị trưởng Doria ví số người chết trung bình hơn 1.000 người / ngày tại Brazil tương đương với 5 chuyến bay chở khách bị rơi mỗi ngày.
Châu Á
ASEAN tiếp tục ghi nhận nhiều ca lây nhiễm cộng đồng
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 28/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trung tâm xử lý tình hình COVID-19 của Thái Lan (CCSA) thông báo ngày 4/3, nước này ghi nhận thêm 54 ca dương tính với SARS-CoV-2 với đa số là các ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Trong số 44 ca lây nhiễm trong cộng đồng, có 28 ca được phát hiện tại ổ dịch Samut Sakhon. Đến nay, Thái Lan ghi nhận tổng cộng 26.162 ca nhiễm, bao gồm 23.353 ca lây nhiễm trong nước và 2.809 ca nhập cảnh.
Tại Philippines, Bộ Y tế ngày 4/3 cho biết đã có thêm 2.452 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca dương tính với SARS-CoV-2 tại nước này lên tới 584.667 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại quốc gia Đông Nam Á cũng đã lên tới 12.404 ca.
Cùng ngày, Bộ Y tế Malaysia cho biết tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 ở nước này đã lên tới 307.943 ca, sau khi nước này có thêm 2.063 ca nhiễm mới trong ngày 4/3. Trong số 2.063 ca nhiễm mới có tới 2.064 ca lây nhiễm trong cộng đồng, chỉ có 9 ca nhập cảnh. Tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh và ra viện tại Malaysia đã lên tới 92,1%. Hiện nước này chỉ còn 23.161 ca dương tính, trong đó có 199 ca cần chăm sóc đặc biệt và 99 ca cần dùng máy trợ thở.
Bộ Y tế Indonesia thông báo ghi nhận thêm 7.264 ca nhiễm trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca dương tính tại quốc gia Đông Nam Á này lên 1.361.098 ca, bao gồm 36.897 ca tử vong do COVID-19. Thủ đô Jakarta tiếp tục là điểm nóng của dịch bệnh khi có tới 2.009 ca nhiễm mới, cao nhất cả nước, tiếp sau là West Java 1.731 ca, Central Java 591 ca, East Kalimantan 512 ca và East Java 404 ca.
Campuchia phong tỏa tỉnh Preah Sihanouk
Xếp hàng chờ xét nghiệm ở Phnom Penh. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thông điệp đặc biệt vào đêm 3/3, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã trực tiếp lệnh cho giới chức phải có biện pháp ngăn chặn bất kỳ ai rời khỏi tỉnh Preah Sihanouk. Biện pháp này nhằm ngăn chặn COVID-19 lây lan từ tỉnh Preah Sihanouk sang các khu vực khác.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Hun Sen cũng kêu gọi tăng cường tiêm phòng cho cả quan chức chính phủ và người dân. Theo đó, Chính phủ Hoàng gia sẽ gửi bổ sung thêm các loại vaccine ngừa COVID-19 tới tỉnh Preah Sihanouk vào ngày 4/3, bao gồm cả vaccine của các hãng dược phẩm Sinofam và AstraZeneca.
Trong thông điệp này, Thủ tướng Hun Sen khẳng định giao thông đã bị phong tỏa, mọi người không được phép rời khỏi tỉnh Preah Sihanouk, nhưng việc vận chuyển hàng hóa ra vào tỉnh Preah Sihanouk vẫn diễn ra bình thường như trước.
Chính quyền tỉnh Preah Sihanouk cho biết tính đến 12h đêm 3/3, các nhân viên y tế đã lấy tổng số 9.970 mẫu, trong đó 71 mẫu đã có kết quả dương tính với virus, gồm 60 công dân Trung Quốc, 5 nữ công dân Việt Nam và 6 công dân Campuchia.
Theo thông báo của Bộ Y tế Campuchia, tính đến sáng 4/3, số ca mắc COVID-19 vừa phát hiện liên quan tới “Sự kiện lây nhiễm cộng đồng ngày 20/2″ là 31 trường hợp, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại Campuchia lên con số 909.
AFP: Châu Âu trở thành tâm dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19
Theo thống kê của hãng tin AFP (Pháp) dựa trên số liệu của các cơ quan y tế, châu Âu đã trở thành tâm dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 khi ghi nhận số ca mắc bệnh cao nhất trên thế giới.
Tính đến 11h GMT (tức 18h giờ Việt Nam) ngày 5/11, tổng cộng 52 quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Âu có 11,6 triệu ca mắc, trong đó có hơn 293.000 ca tử vong. Như vậy, châu Âu đã vượt cả khu vực Mỹ Latinh và Caribe với 11,4 triệu ca mắc, trong đó có 407.000 ca tử vong.
Cửa hàng tại Paris, Pháp, đóng cửa ngày 30/10/2020 trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. Ảnh: THX/TTXVN
Số ca mắc tại châu Âu tăng vọt trong những tuần gần đây sau khi dịch bệnh tạm lắng vào mùa Hè ở Bắc bán cầu. Kể từ đầu tháng 10, khu vực này ghi nhận số ca mắc mới hằng ngày cao nhất thế giới. Tuần trước, "lục địa già" công bố 277.000 ca mắc mới trong một ngày, chiếm hơn 50% tổng số 517.000 ca mắc/ngày trên toàn cầu. Tỷ lệ lây nhiễm tuần trước tại châu Âu cũng tăng hơn 20% so với tuần trước đó.
Những nước trong khu vực có số ca mắc mới cao nhất trong 7 ngày qua là Pháp (trung bình 44.000 ca/ngày, tăng 11% so với tuần trước đó), Italy (28.600 ca, tăng 43%), Anh (22.400 ca, tăng 2%), Tây Ban Nha (21.100 ca, tăng 13%) và Ba Lan (20.000 ca, tăng 46%). Xét về số ca tử vong, tình hình dịch bệnh tại châu Âu còn nghiêm trọng hơn. Số ca tử vong của khu vực này trong tuần qua tăng lên 21.500 ca từ 14.403 ca tuần trước đó, tức là tăng gần 50%.
Trả lời cuộc phỏng vấn của hãng AFP cùng ngày, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại châu Âu Hans Kluge cho biết số ca mắc COVID-19 tại châu Âu đang gia tăng với tốc độ nhanh khi chỉ mất vài ngày toàn châu lục đã ghi nhận thêm 1 triệu ca mắc. Bên cạnh đó, ông Kluge cảnh báo số ca tử vong do COVID-19 cũng đang tăng dần.
Cùng ngày 5/11, Viện dịch tễ Robert Koch (RKI) của Đức cho biết số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 mới tính theo ngày tại Đức đã tăng lên mức cao nhất kể từ khi dịch bệnh nguy hiểm này bùng phát hồi tháng 3 năm nay.
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Berlin, Đức ngày 30/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, các số liệu do viện RKI công bố cho thấy trong 24 giờ qua, cả nước Đức đã ghi nhận 19.990 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này lên 596.583 người. Bên cạnh đó, số ca tử vong cũng tăng thêm 118 người sau 24 giờ lên 10.930 ca. Đây cũng là ngày thứ ba liên tiếp viện RKI ghi nhận hơn 100 ca tử vong do COVID-19 tại Đức.
Trong khi đó, Văn phòng thống kê liên bang cho biết trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 cùng với việc Đức tái áp đặt biện pháp phong tỏa từng phần, bắt đầu có hiệu lực từ hôm 2/11, đã khiến nhu cầu tiêu dùng của người dân đối với một số mặt hàng vệ sinh và thực phẩm tăng cao trong nửa cuối tháng 10 vừa qua.
Bên cạnh đó, nhu cầu mua nước khử trùng của người dân cũng tăng liên tục trong những tuần gần đây. Cụ thể trong tuần cuối cùng của tháng 10, doanh số bán nước khử trùng tại Đức đã tăng 104% so với mức trước khủng hoảng dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, mức này vẫn thấp hơn nhiều so với đợt phong tỏa đầu tiên khi dịch bệnh bùng phát hồi tháng 3 với doanh số có lúc tăng gần 8 lần so với trước khủng hoảng. Ngoài ra, người dân Đức cũng đang có xu hướng tích trữ nhiều nguyên liệu làm bánh khi doanh số bán bột mì, men và đường tăng lần lượt 101%, 74% và 63% so với mức trước khi dịch bệnh bùng phát.
Trong khi đó, giới chức y tế Hà Lan cho biết số ca mắc mới trong ngày tại nước này đã giảm xuống dưới 7.000 ca cùng ngày 5/11. Đây là mức tăng thấp nhất kể từ ngày 12/10. Cụ thể, Hà Lan ghi nhận thêm 6.965 ca mắc, nâng tổng số ca mắc tại đây lên 390.488 ca với 7.769 ca tử vong. Số ca nhiễm mới tại quốc gia Tây Bắc châu Âu đang giảm kể từ khi đạt đỉnh hơn 11.000 ca vào cuối tuần qua.
EU hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Ngày 5/11, Ủy ban châu Âu (EC) nhận định làn sóng lây nhiễm dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã làm chậm lại đà phục hồi, cảnh báo nền kinh tế khu vực sẽ không quay trở lại bình thường vào trước năm 2023. Trong dự báo mới nhất, EC nhận định nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu...