Diễn biến COVID-19 tới 6h sáng 19/4: Thế giới gần 142 triệu ca bệnh; Ấn Độ lại có số ca mắc mới cao kỷ lục

Theo dõi VGT trên

Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 693.000 ca bệnh COVID-19 và trên 8.600 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã gần 142 triệu ca, trong đó trên 3 triệu ca tử vong.

Diễn biến COVID-19 tới 6h sáng 19/4: Thế giới gần 142 triệu ca bệnh; Ấn Độ lại có số ca mắc mới cao kỷ lục - Hình 1
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 từ xe cứu thương vào một bệnh viện ở Brasilia, Brazil ngày 25/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Ấn Độ (275.306 ca), Thổ Nhĩ Kỳ (55.802 ca) và Mỹ (trên 42.200 ca).

Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Ấn Độ (1.625 ca), Brazil (1.446 ca) và Mexico (535 ca).

Như vậy, Ấn Độ đã đứng đầu thế giới xét về cả số ca mắc và tử vong mới hàng ngày. Xét về tổng số ca từ đầu đại dịch, Mỹ vẫn đứng đầu với trên 32 triệu ca mắc.

Châu Á

Ấn Độ lại lập kỷ lục về số ca nhiễm mới

Diễn biến COVID-19 tới 6h sáng 19/4: Thế giới gần 142 triệu ca bệnh; Ấn Độ lại có số ca mắc mới cao kỷ lục - Hình 2
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở New Delhi, Ấn Độ, ngày 13/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Trong 24 giờ qua, Ấn Độ tiếp tục ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 ở mức cao nhất kể từ đầu dịch, với 275.306 ca, đưa tổng số ca mắc ở nước này lên 15 triệu ca. Trong khi đó, số ca tử vong do COVID-19 tại nước này cũng tăng 1.625 ca lên 178.793 ca.

Trong một tuyên bố, Bộ Y tế Ấn Độ cho biết số ca mắc và tử vong do COVID-19 ở nước này đang tăng ở mức “đáng báo động”. Đáng chú ý, thủ đô New Delhi và bang Maharashtra đều ghi nhận số ca mắc mới tăng kỷ lục, lần lượt ở mức 24.375 ca và 67.123 ca.

Như một biện pháp phòng ngừa, chính quyền New Delhi đã yêu cầu cách ly tại nhà 14 ngày bắt buộc đối với những người trở về từ lễ hội tôn giáo Kumbh Mela ở Haridwar, bang Uttarakhand. Những người vi phạm sẽ phải đối mặt với các biện pháp pháp lý.

Trước đó, tối 17/4, Thủ tướng Narendra Modi đã chủ trì cuộc họp cấp cao để đánh giá tình hình dịch COVID-19, trong đó ông nhấn mạnh các bang cần phải tập trung vào việc xét nghiệm, theo dõi và điều trị. Ngoài ra, cần thực hiện tất cả biện pháp cần thiết để nâng cao khả năng cung cấp giường cho bệnh nhân COVID-19, trong đó có việc xây dựng các bệnh viện và trung tâm cách ly tạm thời.

Hiện nay, với sự gia tăng đột biến số ca mắc COVID-19 trên toàn quốc, hệ thống y tế của Ấn Độ ở nhiều bang và thành phố đang phải chịu sức ép lớn. Maharashtra, Delhi, Madhya Pradesh và các bang có dịch bệnh lây lan mạnh, đang phải đối mặt với những vấn đề như thiếu thiết bị trợ thở, giường ICU (hồi sức cấp cứu) và thuốc Remdesivir. Chính phủ Ấn Độ đã khuyến cáo người dân nên ở nhà để phá vỡ chuỗi lây nhiễm của virus SARS CoV-2. Các chuyên gia cũng kêu gọi người dân tuân thủ các quy định về phòng chống COVID-19 phù hợp như đã từng thực hiện trong thời gian đại dịch bùng phát hồi năm ngoái để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Số ca mắc mới ở Campuchia tăng báo động

Diễn biến COVID-19 tới 6h sáng 19/4: Thế giới gần 142 triệu ca bệnh; Ấn Độ lại có số ca mắc mới cao kỷ lục - Hình 3
Cảnh sát phong tỏa một tuyến đường nhằm ngăn chặn sự sự lây của dịch COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 15/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Số liệu do Bộ Y tế Campuchia công bố sáng 18/4 cho thấy số ca mắc mới COVID-19 ở nước này đang tăng ở mức báo động, với 618 ca ghi nhận trong 24 giờ qua, tất cả đều do lây nhiễm cộng đồng.

Theo trong ngày thứ 4 áp đặt lệnh phong tỏa và giãn cách xã hội, số ca mắc mới COVID-19 ở Campuchia chủ yếu ghi nhận ở thủ đô Phnom Penh (493 ca), tiếp đến là các tỉnh Sihanoukville (75 ca) và Kandal (31 ca). Các ca còn lại ghi nhận rải rác ở Svay Rieng, Prey Veng, Kampong Speu, Takeo và Kampong Cham.

Tính tổng cộng, Campuchia có 6.389 ca mắc COVID-19, trong đó có 43 ca tử vong – tăng 2 ca so với một ngày trước đó.

Chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh đang bị tạm dừng 3 ngày trong bối cảnh nhiều nhân viên y tế không thể đi tới các điểm tiêm chủng do tình trạng phong tỏa. Campuchia đã tiêm vaccine cho khoảng 1,24 triệu người trên cả nước.

Trong khi đó, đêm 17/4, chính quyền Đô thành Phnom Penh quyết định đóng cửa khu chợ Doeum Kor, đầu mối phân phối rau quả lớn của thủ đô trong vòng 2 tuần sau khi phát hiện khoảng 100 tiểu thương và nhân viên bảo vệ của chợ nhiễm COVID-19.

Cụ thể, Đô trưởng Phnom Penh Khuong Sreng đã ký văn bản tạm thời đóng cửa 2 chợ Tuol Kork và Boeng Keng Kang từ ngày 18/4 đến 1/5 để ngăn chặn nguy cơ dịch lan rộng và thêm nhiều tiểu thương bị mắc bệnh. Ông cũng kêu gọi những người dân từng đi mua sắm ở chợ này (từ ngày 5/4) cần tự cách ly và theo dõi sức khỏe.

Theo thống kê của Bộ Y tế Campuchia, trong vòng chưa đầy một tháng, tổng cộng đã có 788 công nhân và người lao động có liên quan thuộc 36 nhà máy trên khắp Phnom Penh đã mắc COVID-19. Dịch bệnh lây lan nhanh trong các nhà máy dệt may ở Phnom Penh từ ngày 21/3, thời điểm ca lây nhiễm đầu tiên được phát hiện tại nhà máy Din Han ở quận Meanchey.

Hệ thống y tế Thái Lan nỗ lực tránh nguy cơ quá tải

Diễn biến COVID-19 tới 6h sáng 19/4: Thế giới gần 142 triệu ca bệnh; Ấn Độ lại có số ca mắc mới cao kỷ lục - Hình 4
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan, ngày 17/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Hệ thống y tế của Thái Lan đang có nguy cơ quá tải trong bối cảnh số lượng các ca nhiễm mới COVID-19 tăng lên trong làn sóng thứ 3.

Báo Bangkok Post ngày 18/4 đưa tin một số người dân đã lên mạng xã hội để kêu gọi tìm giường bệnh cho gia đình và bạn bè, với nhận định những lời kêu gọi này làm dấy lên lo ngại hệ thống y tế của đất nước đang bị đẩy đến giới hạn.

Trong khi đó, Chính phủ Thái Lan khẳng định rằng các bệnh có đủ giường cho các bệnh nhân COVID-19, đồng thời kêu gọi người dân không kén chọn và yêu cầu được điều trị tại các bệnh viện có dịch vụ cao. Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện Tư nhân (PHA) Chalerm Harnphanich cũng cho biết nhiều bệnh nhân COVID-19 tại Thái Lan hiện phải chờ giường do một số bệnh viện tư nhân không thu xếp được. Thực trạng này một phần là vì một số bệnh viện tư nhân không giới thiệu bệnh nhân đến các cơ sở y tế bên ngoài mạng lưới của họ và một số bệnh viện yêu cầu bệnh nhân trả tiền điều trị và dịch vụ bất chấp thực tế là Chính phủ sẽ chi trả các chi phí y tế điều trị COVID-19.

Video đang HOT

Để ứng phó với tình trạng gia tăng đột biến của các ca bệnh COVID-19, Chính phủ Thái Lan đã ra lệnh cho các nhà chức trách cung cấp thêm 25.000 giường bệnh trên toàn quốc, ngoài sức chứa bình thường của các bệnh viện. Bộ Y tế nước này cũng đang xem xét cho phép bệnh nhân COVID-19 sống một mình tự điều trị nếu các cơ sở y tế quá tải. Theo quy định hiện tại, tất cả bệnh nhân COVID-19 phải được nhập viện để giảm lây truyền. Đây là lý do tại sao một số bệnh viện tư nhân ở Bangkok trước đó đã đình chỉ dịch vụ xét nghiệm COVID-19 do thiếu giường để điều trị cho bệnh nhân COVID-19.

Tổng thư ký Văn phòng An ninh Y tế quốc gia (NHSO) Jadet Thammathat-Aree ngày 17/4 cho biết 700 bệnh nhân COVID-19 đang chờ được nhập viện. Tuy nhiên, quan chức này khẳng định NHSO và Cục Dịch vụ Y tế đã chỉ định các nhân viên theo dõi các bệnh nhân qua điện thoại hằng ngày. Bệnh nhân COVID-19 được khuyên nên liên hệ với NHSO hoặc Cục Dịch vụ Y tế theo đường dây nóng khi cần giúp đỡ.

Israel bỏ quy định đeo khẩu trang, học sinh đi học bình thường

Diễn biến COVID-19 tới 6h sáng 19/4: Thế giới gần 142 triệu ca bệnh; Ấn Độ lại có số ca mắc mới cao kỷ lục - Hình 5
Người dân tại một nhà hàng ở Jerusalem, ngày 18/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Nhờ những nỗ lực kiểm soát dịch COVID-19 có hiệu quả, kể từ ngày 18/4 Israel đã bãi bỏ quy định đeo khẩu trang bắt buộc khi đi ra ngoài, đồng thời cho phép học sinh các cấp đi học bình thường trở lại.

Tuy nhiên, Bộ Y tế Israel cho biết quy định đeo khẩu trang vẫn được thực hiện trong không gian kín tại các tụ điểm công cộng. Ngoài ra, Bộ khuyến cáo người dân tiếp tục đeo khẩu trang khi tụ tập đông người ở không gian ngoài trời.

Cùng ngày, Bộ Giáo dục Israel ra thông báo cho phép các lớp từ mẫu giáo tới lớp 12 được hoạt động trở lại bình thường như trước thời gian xảy ra dịch bệnh. Học sinh không phải chia ca hoặc ngồi giãn cách trong lớp. Tuy nhiên, học sinh vẫn phải đeo khẩu trang và chỉ được phép bỏ khẩu trang trong các giờ thể dục, ngoại khóa hoặc giờ nghỉ.

Như vậy, sau hơn một năm thực hiện đồng thời các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bao gồm phong tỏa và giãn cách xã hội kết hợp với tiêm chủng vaccine, cuộc chiến chống dịch COVID-19 tại Israel cơ bản đã thành công. Dịch bệnh cơ bản được khống chế; các hoạt động kinh tế xã hội dần mở cửa trở lại. Tính đến ngày 18/4, Israel đã tiêm phòng cho 5,343 triệu người, với số người được tiêm một mũi vaccine chiếm 58% dân số và số người tiêm đủ hai mũi chiếm 53% dân số. Số ca nhiễm mới mỗi ngày và số bệnh nhân bị các triệu chứng nặng đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều tháng. Các chuyên gia nhận định nếu đà này được duy trì, trong vòng 1 tháng nữa Israel có thể nối lại toàn bộ các hoạt động xã hội như trước khi xảy ra dịch bệnh.

Châu Âu

Đức cảnh báo số ca tử vong tăng mạnh nếu không phòng dịch quyết liệt

Diễn biến COVID-19 tới 6h sáng 19/4: Thế giới gần 142 triệu ca bệnh; Ấn Độ lại có số ca mắc mới cao kỷ lục - Hình 6
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Berlin, Đức, ngày 12/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Ngày 18/4, Bộ trưởng Kinh tế liên bang Đức Peter Altmaier cảnh báo lệnh giới nghiêm phòng dịch COVID-19 nên được áp dụng nhất quán trên phạm vi toàn quốc, nếu không Đức sẽ có thêm hàng chục nghìn ca tử vong vì căn bệnh này.

Phát biểu trên báo Frankfurter Allgemeine Sonntagszeitung, Bộ trưởng Altmaier cho rằng nếu Chính phủ Đức không thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt, hệ thống y tế của nước này có nguy cơ rơi vào tình trạng quá tải và sẽ có thêm hàng chục nghìn ca tử vong. Ông Altmaier nhấn mạnh, trên thế giới, những nước ngăn chặn thành công làn sóng lây nhiễm dịch COVID-19 đều là những nước thực hiện các biện pháp phong tỏa triệt để. Ông đồng thời kêu gọi người dân hạn chế tiếp xúc xã hội và nghiêm túc tuân thủ các quy định phòng dịch.

Cảnh báo của Bộ trưởng Kinh tế Đức được đưa ra trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 ở nước này vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Theo số liệu của Viện Robert Koch (RKI), trong 24 giờ qua, Đức ghi nhận 13.123 ca mắc mới và 65 ca không qua khỏi. Trên toàn nước Đức, tỷ lệ lây nhiễm trong 7 ngày qua là 162,3 trên 100.000 dân. Tính từ đầu dịch đến nay, Đức có trên 3,1 triệu ca mắc COVID-19 và 80.591 ca tử vong.

Pháp buộc các công dân tới từ Argentina, Brazil, Chile và Nam Phi cách ly 10 ngày

Diễn biến COVID-19 tới 6h sáng 19/4: Thế giới gần 142 triệu ca bệnh; Ấn Độ lại có số ca mắc mới cao kỷ lục - Hình 7
Hành khách xếp hàng làm thủ tục tại sân bay Roissy Charles-de-Gaulle ở Paris, Pháp, ngày 1/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Văn phòng Thủ tướng Pháp cho biết nước này sẽ áp đặt lệnh cách ly 10 ngày đối với tất cả những công dân đến từ Argentina, Brazil, Chile và Nam Phi có liên quan tới các biến thể của virus SARS-CoV-2. Những người không thực hiện lệnh cách ly sẽ phải đối diện với các án phạt.

Cùng với lệnh cách ly đối với các công dân đến từ các nước trên, Pháp cho biết các chuyến bay từ Brazil tới nước này cũng sẽ tạm dừng ít nhất tới ngày 23/4 còn các chuyến bay từ 3 nước còn lại vẫn hoạt động bình thường. Lý giải cho điểm khác biệt này, văn phòng Thủ tướng Pháp cho biết do biến thể P1 của virus SARS-CoV-2 đang hoành hành tại Brazil dễ lây lan hơn so với các chủng biến thể khác cũng như có thể khiến những người từng nhiễm virus SARS-CoV-2 chủng ban đầu tái dương tính.

Các biện pháp cách ly mới sẽ được đưa ra trong những ngày tiếp theo và các biện pháp này sẽ được thực hiện đầy đủ vào ngày 24/4. Cấc biện pháp mới cũng sẽ hạn chế những người Pháp và gia đình của họ cũng như những công dân quốc gia EU khác trở về từ các 4 nước trên.

Trong thời gian gần đây, Pháp đã thắt chặt các hạn chế về đường hàng không cũng như tiến hành áp đặt lệnh giới nghiêm vào ban đêm, đóng các cửa hàng không cần thiết và hạn chế đi lại nhằm chống lại làn sóng lây nhiễm thứ 3 của đại dịch COVID-19.

Anh điều tra biến thể SARS-CoV-2 xuất hiện ở Ấn Độ

Diễn biến COVID-19 tới 6h sáng 19/4: Thế giới gần 142 triệu ca bệnh; Ấn Độ lại có số ca mắc mới cao kỷ lục - Hình 8
Một quán cà phê mở cửa phục vụ khách hàng tại London, Anh ngày 18/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Giới chức y tế Anh đang điều tra về một biến thể của virus SARS-CoV-2 xuất hiện ở Ấn Độ, tuy nhiên chưa có đủ bằng chứng để nhận định biến thể này nguy hiểm đến đâu.

Giáo sư Susan Hopkins, Giám đốc của Cơ quan Y tế công của Anh (PHE) cho biết trong cuộc phỏng vấn với kênh BBC ngày 18/4: “Chúng tôi hiện chưa có đủ dữ liệu về biến thể này để biết biến thể có đáng lo ngại hay không. Để xác định, chúng tôi phải xem xét mức độ làm tăng lây nhiễm, tăng độ trầm trọng của các triệu chứng cũng như khả năng kháng vaccine. Chúng tôi hiện vẫn đang theo dõi các dữ liệu hằng ngày”. PHE cho biết đã ghi nhận 77 ca nhiễm biến thể này tại Anh.

Liên quan đến vấn đề nguồn cung vaccine của Liên minh châu Âu (EU), ngày 18/4, Ủy viên châu Âu về thị trường nội khối Thierry Breton để ngỏ khả năng EU có thể quyết định không tiếp tục đặt hàng vaccine của AstraZeneca do việc giao hàng đợt 1 chậm trễ hơn thỏa thuận.

EU ban đầu đặt mua 120 liều vaccine AstraZeneca cho 27 nước thành viên trong quý I/2021 và 180 triệu liều trong quý II/2021. Tuy nhiên đến nay AstraZeneca mới chuyển giao 30 triệu liều, và dự kiến trong quý tiếp theo chỉ có thêm 70 triệu liều.

Ông Breton khẳng định hiện chưa có gì chắc chắn và EU vẫn đang đàm phán với AstraZeneca. Tuy nhiên ông nhấn mạnh dù quyết định thế nào cũng không xuất phát từ lý do y tế hay dịch tễ học, đồng thời khẳng định vaccine AstraZeneca mang lại nhiều lợi ích hơn là nguy cơ.

Châu Mỹ

Cuba ghi nhận số ca tử vong trong ngày cao nhất kể từ đầu dịch

Diễn biến COVID-19 tới 6h sáng 19/4: Thế giới gần 142 triệu ca bệnh; Ấn Độ lại có số ca mắc mới cao kỷ lục - Hình 9
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại La Habana, Cuba, ngày 6/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Bộ Y tế Công cộng Cuba thông báo đã ghi nhận thêm 13 ca không qua khỏi do bệnh COVID-19, là số ca tử vong trong một ngày cao nhất kể từ đầu dịch, và thêm 1.037 ca mắc COVID-19. Theo đó, Cuba xác nhận tổng cộng 93.511 ca mắc với 525 ca tử vong.

Theo bộ trên, 64 bệnh nhân nhập viện đang ở trong tình trạng nặng hoặc nguy kịch. Thành phố La Habana tiếp tục là tâm dịch của Cuba, với tỷ lệ lây nhiễm cao nhất trên cả nước 366.4 ca mắc trên 100.000 dân.

Cuba đang gồng mình chống lại làn sóng mới của dịch COVID-19 kể từ tháng 1 vừa qua. Để đối phó với dịch bệnh, nhà chức trách tăng cường các biện pháp hạn chế, trong đó có việc cách ly những người nhập cảnh và hạn chế hoặc cấm các chuyến bay từ một số nước.

Mỹ: New York có số người nhập viện thấp nhất kể từ tháng 11/2020

Diễn biến COVID-19 tới 6h sáng 19/4: Thế giới gần 142 triệu ca bệnh; Ấn Độ lại có số ca mắc mới cao kỷ lục - Hình 10
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại New York, Mỹ, ngày 10/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại Mỹ, Thống đốc bang New York – ông Andrew Cuomo – cho biết số bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại các bệnh viện của bang ngày 16/4 đã giảm xuống còn 3.834 người, thấp hơn so với con số 3.884 người một ngày trước và là mức thấp nhất kể từ ngày 30/11/2020. Tỷ lệ dương tính với virus SARS-CoV-2 trong số những người được xét nghiệm tại bang đã giảm từ 2,81% ngày 22/4 xuống 2,78% ngày 16/4. Tuy nhiên, số ca tử vong trong ngày là 58 ca, cao hơn so với 43 ca một ngày trước.

Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, tính đến hết ngày 17/4, bang New York đã ghi nhận tổng cộng 51.537 ca không qua khỏi, là nơi có số ca tử vong cao thứ hai trên cả nước sau bang California với 60.964 ca.

Châu Phi: Tunisia áp dụng biện pháp khẩn để ngăn ngừa COVID-19

Diễn biến COVID-19 tới 6h sáng 19/4: Thế giới gần 142 triệu ca bệnh; Ấn Độ lại có số ca mắc mới cao kỷ lục - Hình 11
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Tunis, Tunisia, ngày 10/4/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Tunisia công bố một số biện pháp khẩn cấp để hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19, trong bối cảnh số ca nhiễm mới tăng mạnh trong những ngày gần đây.

Phát biểu trong cuộc họp báo diễn ra tại trụ sở Chính phủ Tunisia, người phát ngôn của chính phủ Hasna Ben Slimane cho biết ngoài lệnh giới nghiêm hiện hành, vốn cấm người dân ra khỏi nhà từ 23h đến 5h sáng ngày hôm sau, tất cả các phương tiện giao thông cũng bị cấm lưu hành trong khoảng từ 19h đến 5h sáng. Tất cả các cơ sở kinh doanh không tôn trọng các quy định về vệ sinh phòng dịch hoặc giờ giới nghiêm sẽ bị đóng cửa ngay lập tức. Bên cạnh đó, các trường học sẽ tạm ngừng hoạt động, trừ các trường mẫu giáo. Việc kiểm dịch là bắt buộc với tất các các du khách đến quốc gia này. Các biện pháp mới kể trên sẽ được áp dụng từ ngày 18/4 đến ngày 30/4/2021.

Theo Tổng giám đốc trung tâm Quan sát quốc gia, ông Nissaf Ben Alaya, tình hình dịch COVID-19 ở nước này đang diễn biến rất phức tạp. Một biến thể mới của COVID-19 đang trở thành xu hướng lây lan chính trong cả nước.

Diễn biến COVID-19 tới 6h sáng 28/3: Thế giới vượt 127 triệu ca mắc; Đã tiêm hơn 510 triệu liều vaccine

Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 556.000 ca bệnh COVID-19 và trên 9.100 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã vượt 127 triệu ca, trong đó trên 2,78 triệu ca tử vong.

Diễn biến COVID-19 tới 6h sáng 28/3: Thế giới vượt 127 triệu ca mắc; Đã tiêm hơn 510 triệu liều vaccine - Hình 1
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Delhi, Ấn Độ, ngày 24/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Brazil (83.039 ca), Ấn Độ (62.631 ca) và Mỹ (trên 59.200 ca).

Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Brazil (3.224 ca), Mỹ (744 ca) và Mexico (651 ca).

Như vậy, trong những ngày qua, Brazil liên tiếp đứng đầu thế giới về cả số ca mắc và tử vong vì COVID-19 hàng ngày. Brazil là nước thứ hai có trên 300.000 ca tử vong từ đầu dịch tới nay.

Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, các nước đều đẩy mạnh chương trình tiêm vaccine COVID-19. Trên thế giới, tổng cộng hơn 510 triệu liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm nhưng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 27/3 tiếp tục kêu gọi các quốc gia giàu có tài trợ vaccine để giúp đỡ các nước nghèo khó triển khai tiêm chủng trong bối cảnh khoảng cách về tiếp cận vaccine giữa các quốc gia vẫn còn quá lớn.

Diễn biến COVID-19 tới 6h sáng 28/3: Thế giới vượt 127 triệu ca mắc; Đã tiêm hơn 510 triệu liều vaccine - Hình 2
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Brasilia, Brazil ngày 22/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên vào cuối năm 2019, tới nay đại dịch COVID-19 đã khiến trên 2,7 triệu người tử vong. Các nhà lãnh đạo trên thế giới đều đang nỗ lực tìm cách đảm bảo nguồn cung vaccine để tiêm cho người dân. Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực không ngừng nghỉ để đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng tại nhiều quốc gia, đại dịch COVID-19 vẫn đang tiếp tục hoành hành tại châu Âu và Mỹ Latinh, trong đó Brazil đã ghi nhận trên 300.000 ca tử vong và Mexico đã ghi nhận trên 200.000 ca.

Cụ thể, theo thống kê của hãng tin AFP của Pháp, tính đến ngày 26/3, thế giới đã tiêm tổng cộng 512,91 triệu liều, trong đó Mỹ tiêm 133 triệu liều (hơn 25%) và Ấn Độ là 91 triệu liều. Tuy nhiên, số ca mắc mới vẫn đang gia tăng với tốc độ đáng lo ngại, trong đó trên 500.000 ca đã được ghi nhận trên toàn thế giới chỉ riêng trong tuần qua. Tốc độ cung cấp vaccine cho Brazil sẽ không đủ nhanh để quốc gia này có thể tránh hậu quả nặng nề của đợt dịch bệnh đang bùng phát. Tới nay, Brazil ghi nhận tổng cộng hơn 300.000 ca tử vong, trong số 12 triệu ca bệnh. Trong khi đó, Mexico cũng đang trải qua giai đoạn tồi tệ của làn sóng dịch bệnh thứ 3 khi mới chỉ có một phần nhỏ dân số nước này được tiêm chủng. Quan chức cấp cao WHO, bà Maria Van Kerkhove đánh giá thế giới vẫn đang trong giai đoạn cấp bách.

Diễn biến COVID-19 tới 6h sáng 28/3: Thế giới vượt 127 triệu ca mắc; Đã tiêm hơn 510 triệu liều vaccine - Hình 3
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Montigny-le-Tilleul, gần Charleroi, Bỉ, ngày 7/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Thực tế trên phần nào phản ánh tình trạng triển khai tiêm chủng vaccine không đồng đều. Nhìn chung, các nước nghèo đang tụt lại khá xa so với các quốc gia giàu có trong việc triển khai tiêm vaccine. Để cải thiện tình hình, WHO đã kêu gọi các quốc gia giàu có san sẻ vaccine để tất cả các nước đều có thể triển khai tiêm chủng trong 100 ngày đầu tiên của năm 2021. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus khẳng định việc quyên góp được 10 triệu liều vaccine phòng COVID-19 sẽ giúp khoảng 20 quốc gia có thể khởi động tiêm chủng cho các nhân viên y tế và những người cao tuổi trong vòng 2 tuần tới.

Cũng trong ngày 26/3, Liên hợp quốc thông báo khoảng 180 quốc gia trong tổng số 193 thành viên LHQ đã cam kết đảm bảo tiếp cận vaccine công bằng. Tuyên bố chính trị, có chữ ký của đại diện 180 quốc gia tính đến ngày 26/3, có đoạn nêu rõ dù đã có những thỏa thuận, những sáng kiến quốc tế và cả những tuyên bố chung, việc phân phối vaccine vẫn diễn ra không đồng đều, dù giữa các quốc gia hay trong mỗi quốc gia. Trong bối cảnh vẫn còn nhiều nước chưa có vaccine, thế giới cần đoàn kết và phối hợp đa phương để tăng cường sản xuất và phân phối vaccine, trên các cấp độ khu vực và toàn cầu. Tuyên bố cũng khuyến khích các quốc gia có điều kiện chia sẻ vaccine cho các quốc gia thuộc nhóm thu nhập trung bình và thấp cũng như các quốc gia cần giúp đỡ. Tuyên bố cũng khẳng định sáng kiến COVAX do LHQ dẫn dắt là một cơ chế hợp lý nhằm đảm bảo công bằng trong tiếp cận vaccine.

Thủ đô Nhật Bản có số ca mắc mới cao nhất 1 tháng qua

Diễn biến COVID-19 tới 6h sáng 28/3: Thế giới vượt 127 triệu ca mắc; Đã tiêm hơn 510 triệu liều vaccine - Hình 4
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 5/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 27/3, thủ đô Tokyo đã ghi nhận 430 ca mắc COVID-19, mức cao nhất kể từ ngày 18/2, nâng tổng số ca bệnh ở thành phố này lên 119.661 ca. Số ca mắc mới gia tăng trong bối cảnh nhiều người dân bắt đầu đi ra ngoài sau khi tình trạng khẩn cấp được dỡ bỏ chưa đầy 1 tuần trước và hiện là thời điểm đẹp nhất để đi ngắm hoa anh đào.

Cùng ngày, Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) đã quyết định giảm mạnh số lượng quan chức tham dự Thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.

Ban điều hành IOC đã quyết định chỉ cho phép những người "có vai trò thiết yếu và quan trọng" tham dự các thế vận hội này. Theo IOC, quyết định trên phù hợp với yêu cầu của các nhà tổ chức Olympic Nhật Bản là sẽ giảm số lượng quan chức thuộc các tổ chức thể thao, các vận động viên huyền thoại Olympic và các vị khách đi kèm.

Liban áp đặt lệnh giới nghiêm trong dịp lễ Phục sinh

Diễn biến COVID-19 tới 6h sáng 28/3: Thế giới vượt 127 triệu ca mắc; Đã tiêm hơn 510 triệu liều vaccine - Hình 5
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Tripoli, Liban, ngày 23/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Giới chức Liban ngày 27/3 thông báo sẽ áp đặt lệnh giới nghiêm quanh thời điểm diễn ra lễ Phục sinh trong tháng 4 để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Lệnh giới nghiêm sẽ có hiệu lực từ ngày 3 - 6/4 và trong thời gian này, người dân Liban không được tụ tập ở nhà hay trong những không gian kín.

Hồi tháng 1 vừa qua, số ca mắc COVID-19 ở Liban đã tăng vọt sau khi giới chức nước này nới lỏng các biện pháp hạn chế vào kỳ nghỉ lễ cuối năm, theo đó cho phép các nhà hàng và câu lạc bộ ban đêm mở cửa đến 3h sáng, bất chấp cảnh báo của các chuyên gia y tế. Dịch bệnh tăng mạnh đã khiến các bệnh viện bị quá tải và buộc giới chức nước này phải áp đặt trở lại các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn.

Dù Liban chỉ có 6 triệu dân nhưng đến nay đã có trên 455.300 ca mắc COVID-19, khiến trên 6.000 người tử vong.

Italy lên kế hoạch nới lỏng hạn chế ở khu vực thủ đô Rome

Diễn biến COVID-19 tới 6h sáng 28/3: Thế giới vượt 127 triệu ca mắc; Đã tiêm hơn 510 triệu liều vaccine - Hình 6
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Bologna, Italy, ngày 10/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Chính phủ Italy thông báo nước này sẽ mở cửa trở lại các trường học và nới lỏng lệnh phong tỏa được áp đặt trước đó nhằm kiềm chế đại dịch COVID-19 tại Rome và khu vực lân cận. Những thay đổi này sẽ có hiệu lực sau kỳ nghỉ Lễ Phục sinh sắp tới.

Theo nguồn tin trên, các lớp học từ lớp 6 trở xuống sẽ được phép mở cửa trở lại trên toàn quốc, ngay cả ở những khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao hơn được phân loại là vùng "đỏ" theo những biện pháp hạn chế nghiêm ngặt nhất. Italy đã đóng cửa hầu hết các trường học từ ngày 15/3 vừa qua, sau khi chính phủ ban hành lệnh đóng cửa một phần nhằm ngăn chặn làn sóng dịch bệnh thứ 3 do các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây ra.

Trong khi đó, Bộ trưởng Y tế Roberto Speranza cho biết ông sẽ nới lỏng các biện pháp hạn chế đang được áp đặt tại khu vực Lazio, trong đó có thủ đô Rome, đưa vùng này từ mức "đỏ" xuống mức "da cam", từ ngày 30/3 tới. Theo đó, học sinh lên đến lớp 8 sẽ học trực tiếp và nới lỏng quy định người dân phải ở nhà. Ở mức "da cam", người dân cũng được tự do đi lại hơn nhưng chỉ trong phạm vi thành phố sinh sống, trong khi các quán bar, nhà hàng và bảo tảng vẫn phải đóng cửa. Tuy nhiên, Bộ trưởng Speranza cho biết sẽ đưa Tuscany, Calabria và Val d'Aosta lên mức cao hơn - mức "đỏ".

Trước khi các biện pháp hạn chế hiện nay, vốn thay đổi theo từng khu vực, hết hạn vào ngày 6/4 tới, cả nước Italy sẽ được coi là vùng "đỏ" vào thời gian cuối tuần từ ngày 3-5/4 tới, thời điểm diễn ra Lễ Phục sinh.

CH Séc gia hạn tình trạng khẩn cấp

Diễn biến COVID-19 tới 6h sáng 28/3: Thế giới vượt 127 triệu ca mắc; Đã tiêm hơn 510 triệu liều vaccine - Hình 7
Chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Prague, CH Séc. Ảnh: AFP/TTXVN

Sau cuộc họp bất thường kéo dài, Hạ viện Séc đã nhất trí gia hạn tình trạng khẩn cấp từ ngày 28/3 đến ngày 1/4 để ứng phó với đại dịch COVID-19. Ban đầu Chính phủ Séc đề xuất kéo dài tình trạng khẩn cấp thêm 30 ngày, kể từ ngày 28/3, nhưng không được Hạ viện ủng hộ.

Bộ trưởng Y tế Séc Jan Blatný cho biết việc kéo dài tình trạng khẩn cấp là cần thiết để duy trì các biện pháp phòng chống dịch. Trong giai đoạn áp đặt tình trạng khẩn cấp kéo dài 30 ngày trước đó tính từ ngày 27/2, Séc đã áp đặt nhiều biện pháp hạn chế nghiêm ngặt, trong đó có việc hạn chế đi lại giữa các quận/huyện.

Đến nay, quốc gia Trung Âu này đã ghi nhận trên 1,5 triệu ca mắc COVID-19 trong tổng số 10,7 triệu dân. Trong số những người mắc bệnh, có trên 25.700 người không qua khỏi và hiện vẫn có trên 7.800 người đang phải nhập viện điều trị.

Dịch COVID-19 đẩy thêm hàng triệu người Peru vào cảnh đói nghèo

Diễn biến COVID-19 tới 6h sáng 28/3: Thế giới vượt 127 triệu ca mắc; Đã tiêm hơn 510 triệu liều vaccine - Hình 8
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Lima, Peru, ngày 15/4/2020

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến Peru có thêm 1,8 triệu người rơi vào cảnh nghèo đói trong năm 2020, qua đó tỷ lệ nghèo đói tại quốc gia Nam Mỹ này vào năm ngoái đã lên tới 27,5% dân số, tăng gần 6% so với năm 2019.

IMF đánh giá tác động của dịch COVID-19 lên đời sống xã hội của người dân Peru có thể sẽ còn tồi tệ hơn nếu chính phủ nước này không thể đưa ra các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp cho những người thuộc nhóm dân số dễ bị tổn thương nhất.

Trong những tháng đầu năm 2021, Chính phủ Peru đã thực hiện khoản hỗ trợ trị giá 600 sol (khoảng 167 USD) dành cho người dân nghèo tại 10 tỉnh đang phải đối mặt với tình trạng báo động gây ra từ đợt lây nhiễm COVID-19 thứ hai tại nước này.

Tuy nhiên, IMF cho rằng biện pháp cụ thể này sẽ chỉ giúp giảm khoảng 0,7% tỷ lệ nghèo đói hiện tại. Thiết chế tiền tệ này cũng nhấn mạnh, nếu không có những khoản hỗ trợ lớn hơn, hàng triệu hộ gia đình Peru sẽ tái nghèo.

IMF lưu ý Peru là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng COVID-19 trên phương diện mất việc làm và thu nhập, trong đó phụ nữ và người lao động phi chính thức bị tác động nặng nề nhất.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump sẽ bị tuyên án trước khi nhậm chức tổng thốngÔng Trump sẽ bị tuyên án trước khi nhậm chức tổng thống
15:09:14 04/01/2025
Tai nạn máy bay tại Hàn Quốc: Tìm thấy thi thể của tất cả 179 nạn nhânTai nạn máy bay tại Hàn Quốc: Tìm thấy thi thể của tất cả 179 nạn nhân
06:26:59 05/01/2025
Phát hiện mảnh giấy có thể hé lộ những phút cuối cùng của phi công Jeju AirPhát hiện mảnh giấy có thể hé lộ những phút cuối cùng của phi công Jeju Air
06:34:48 04/01/2025
Mật vụ biến dinh Tổng thống Hàn Quốc thành "pháo đài bất khả xâm phạm"Mật vụ biến dinh Tổng thống Hàn Quốc thành "pháo đài bất khả xâm phạm"
15:18:00 04/01/2025
Máy bay Mỹ lao vào tòa nhà có 200 người đang làm việcMáy bay Mỹ lao vào tòa nhà có 200 người đang làm việc
08:10:13 04/01/2025
Tổng thống đắc cử Mỹ kêu gọi 'mở cửa' Biển Bắc cho khai thác dầu khíTổng thống đắc cử Mỹ kêu gọi 'mở cửa' Biển Bắc cho khai thác dầu khí
19:46:48 03/01/2025
Tại sao cảnh sát Hàn Quốc khó bắt giữ Tổng thống Yoon Suk-yeol?Tại sao cảnh sát Hàn Quốc khó bắt giữ Tổng thống Yoon Suk-yeol?
14:16:29 04/01/2025
Chú chó mất hết chủ trong tai nạn máy bay Hàn Quốc được nhận nuôiChú chó mất hết chủ trong tai nạn máy bay Hàn Quốc được nhận nuôi
20:50:50 03/01/2025

Tin đang nóng

Châu Việt Cường ra tù: "Tôi hứa làm một người đàng hoàng tử tế, không ăn chơi sa đọa như ngày xưa"Châu Việt Cường ra tù: "Tôi hứa làm một người đàng hoàng tử tế, không ăn chơi sa đọa như ngày xưa"
14:36:36 05/01/2025
12 giờ khuya, đang thiu thiu ngủ thì chồng gọi dậy rồi thông báo một tin sét đánh khiến tôi bỏ đi trong đêm mưa to gió lớn12 giờ khuya, đang thiu thiu ngủ thì chồng gọi dậy rồi thông báo một tin sét đánh khiến tôi bỏ đi trong đêm mưa to gió lớn
12:33:19 05/01/2025
Nóng: Thiều Bảo Trâm chia tay bạn trai kém tuổiNóng: Thiều Bảo Trâm chia tay bạn trai kém tuổi
11:46:22 05/01/2025
Vợ Phan Mạnh Quỳnh xuất hiện trên màn hình led khiến ai nấy sốc vì visual xinh như Hoa hậu!Vợ Phan Mạnh Quỳnh xuất hiện trên màn hình led khiến ai nấy sốc vì visual xinh như Hoa hậu!
11:50:37 05/01/2025
Đây là lý do Thiều Bảo Trâm và bạn trai kém tuổi chia tay?Đây là lý do Thiều Bảo Trâm và bạn trai kém tuổi chia tay?
14:28:06 05/01/2025
Vợ sao nam Vbiz lộ khoảnh khắc kinh khủng sau sinh: Khóc nấc đau đớn vì 1 lý doVợ sao nam Vbiz lộ khoảnh khắc kinh khủng sau sinh: Khóc nấc đau đớn vì 1 lý do
14:31:20 05/01/2025
Chồng ngoại tình vợ đau khổ bỏ về ngoại thì mẹ chồng nắm chặt tay: 'Mẹ sẽ khiến 2 đứa kia phải quỳ gối xin lỗi con'Chồng ngoại tình vợ đau khổ bỏ về ngoại thì mẹ chồng nắm chặt tay: 'Mẹ sẽ khiến 2 đứa kia phải quỳ gối xin lỗi con'
12:26:56 05/01/2025
Phương Oanh nhảy xuất thần làm giám khảo quốc tế 'nổi da gà'Phương Oanh nhảy xuất thần làm giám khảo quốc tế 'nổi da gà'
12:02:39 05/01/2025

Tin mới nhất

Các sân bay Hàn Quốc bị giám sát chặt chẽ và đặt vấn đề an toàn lên hàng đầu

Các sân bay Hàn Quốc bị giám sát chặt chẽ và đặt vấn đề an toàn lên hàng đầu

16:16:14 05/01/2025
Cuộc khủng hoảng an toàn này bắt nguồn từ sự gia tăng của các sân bay địa phương được thiết kế kém. Khi số lượng hành khách giảm dần, thâm hụt tài chính tăng lên, dẫn đến cơ sở hạ tầng an toàn xuống cấp.
Châu Phi bước vào kỷ nguyên xung đột mới

Châu Phi bước vào kỷ nguyên xung đột mới

13:23:19 05/01/2025
Như phân tích của công ty tư vấn rủi ro chính trị Verisk Maplecroft, hành lang xung đột hiện nay trải dài khoảng 6200 km, chiếm 10% tổng diện tích của châu Phi cận Sahara.
Nhiều doanh nghiệp công nghệ mạnh tay chi cho lễ nhậm chức của ông Trump

Nhiều doanh nghiệp công nghệ mạnh tay chi cho lễ nhậm chức của ông Trump

13:20:03 05/01/2025
Thời điểm Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức đang cận kề. Danh sách các tập đoàn, doanh nhân hàng đầu thế giới chi hàng chục triệu USD cho quỹ nhậm chức của ông ngày càng nối dài và dường như vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Cơ quan Liên hợp quốc khẳng định tiếp tục hoạt động tại Gaza sau lệnh cấm của Israel

Cơ quan Liên hợp quốc khẳng định tiếp tục hoạt động tại Gaza sau lệnh cấm của Israel

13:14:47 05/01/2025
Trước đó vào ngày 28/10, Quốc hội Israel (Knesset) đã thông qua đạo luật cấm UNRWA hoạt động trên lãnh thổ nước này vì cáo buộc liên quan đến hỗ trợ khủng bố và đạo luật sẽ có hiệu lực trong tháng 1 này.
Nóng trong tuần: Thế giới tưng bừng đón năm mới, kinh tế giữ nhịp tăng trưởng và khai phá hướng đi mới

Nóng trong tuần: Thế giới tưng bừng đón năm mới, kinh tế giữ nhịp tăng trưởng và khai phá hướng đi mới

13:12:14 05/01/2025
Người dân khắp thế giới đã cùng nhau chào đón năm mới 2025 với không khí tưng bừng, náo nhiệt và nhiều kỳ vọng về một năm mới tốt đẹp hơn.
Lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc qua chương trình 'Xuân Quê hương' tại Nhật Bản

Lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc qua chương trình 'Xuân Quê hương' tại Nhật Bản

13:09:12 05/01/2025
Tham dự lễ hội có ông Ngô Trịnh Hà, Tổng Lãnh sự Osaka tại Nhật Bản, đại diện chính quyền Osaka, đông đảo cộng đồng người Việt Nam và bạn bè Nhật Bản.
Năm 2025 khó khăn của Ukraine

Năm 2025 khó khăn của Ukraine

13:05:22 05/01/2025
Theo Natia Seskuria, chuyên gia từ RUSI (Viện Nghiên cứu an ninh và quốc phòng có trụ sở tại Anh), Tổng thống Putin đang có cơ hội đàm phán ở thế mạnh và kỳ vọng sẽ nhận được sự nhượng bộ từ Ukraine với sự ủng hộ từ chính quyền Trump.
Thủ lĩnh HTS Syria đề nghị Mỹ ép Israel rút quân khỏi vùng đệm

Thủ lĩnh HTS Syria đề nghị Mỹ ép Israel rút quân khỏi vùng đệm

12:22:20 05/01/2025
Tuy nhiên, giới chức Israel tuyên bố chưa nhận được yêu cầu chính thức nào và khẳng định sự hiện diện của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tại khu vực biên giới là cần thiết để đảm bảo an ninh.
Bộ Tư pháp Mỹ phản đối kế hoạch 'cứu' TikTok của ông Trump

Bộ Tư pháp Mỹ phản đối kế hoạch 'cứu' TikTok của ông Trump

07:02:11 05/01/2025
Tuần trước, ông Trump đã đệ trình một bản tóm tắt pháp lý, lập luận rằng ông cần có thời gian sau khi nhậm chức vào ngày 20/1 để tìm ra một giải pháp chính trị cho vấn đề này. Tòa án dự kiến sẽ nghe các lập luận trong vụ việc vào ngày 1...
Chiến lược dầu mỏ của Ấn Độ thời chính quyền Trump 2.0

Chiến lược dầu mỏ của Ấn Độ thời chính quyền Trump 2.0

06:58:20 05/01/2025
Theo dự báo của OPEC, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ tăng từ 102 triệu thùng/ngày năm 2023 lên 120 triệu thùng/ngày vào năm 2050, trong đó riêng Ấn Độ sẽ chiếm tới 8 triệu thùng/ngày.
Giới chuyên gia dự đoán giá khí đốt toàn cầu trong năm 2025

Giới chuyên gia dự đoán giá khí đốt toàn cầu trong năm 2025

06:53:26 05/01/2025
Ông Sergey Kaufman, nhà phân tích của Công ty Dịch vụ tài chính Finam, dự đoán giá khí đốt trung bình tại châu Âu sẽ tăng vừa phải, đạt mức 420 USD/1.000m3.
Những kịch bản tiếp theo khi Tổng thống bị luận tội Hàn Quốc chống lệnh bắt giữ

Những kịch bản tiếp theo khi Tổng thống bị luận tội Hàn Quốc chống lệnh bắt giữ

06:32:15 05/01/2025
Tuy nhiên, quyền tổng thống đã phải đối mặt với phản ứng dữ dội từ đảng của mình vì đã bổ nhiệm hai thẩm phán mới để lấp đầy 2/3 vị trí còn khuyết trong Tòa án Hiến pháp.

Có thể bạn quan tâm

Dự báo chiếc quần jeans sẽ 'cháy hàng' trong năm 2025

Dự báo chiếc quần jeans sẽ 'cháy hàng' trong năm 2025

Thời trang

16:09:56 05/01/2025
Đừng quên rằng những chiếc quần jeans, denim tiếp tục là điểm khởi đầu quan trọng cho mọi bộ sưu tập (BST) và tủ quần áo hiện đại nhờ cảm hứng từ phong cách đường phố.
Đường tình của Soobin: Nghi vấn hẹn hò Hoa hậu, từng thừa nhận là 'dân chơi'

Đường tình của Soobin: Nghi vấn hẹn hò Hoa hậu, từng thừa nhận là 'dân chơi'

Sao việt

16:06:37 05/01/2025
Trước khi vướng tin đồn hẹn hò với Thanh Thủy, Soobin Hoàng Sơn khá kín tiếng về chuyện tình cảm. Anh từng được cho là hẹn hò với một số mỹ nhân showbiz nhưng đều không lên tiếng xác nhận.
Án mạng đau lòng giữa 2 người đồng nghiệp

Án mạng đau lòng giữa 2 người đồng nghiệp

Pháp luật

15:21:07 05/01/2025
Sau khi lời qua tiếng lại, nam thanh niên chạy về nhà mang dao đến dọa chém nhưng bị đồng nghiệp đâm tử vong.
Thót tim khoảnh khắc bé trai bất ngờ rơi xuống hồ cá Koi trong khuôn viên nhà, clip 40 giây khiến nhiều người tranh cãi vì 1 chi tiết

Thót tim khoảnh khắc bé trai bất ngờ rơi xuống hồ cá Koi trong khuôn viên nhà, clip 40 giây khiến nhiều người tranh cãi vì 1 chi tiết

Netizen

15:16:15 05/01/2025
Ngày 5/1, đoạn clip ghi lại vụ việcbất ngờ của 1 em nhỏ khi không may ngã xuống hồ cá Koi trong khuôn viên nhà đã khiến nhiều người không khỏi thót tim.
Đi soi cá, phát hiện bộ xương người dưới mương nước ở Hóc Môn

Đi soi cá, phát hiện bộ xương người dưới mương nước ở Hóc Môn

Tin nổi bật

15:12:24 05/01/2025
Công an huyện Hóc Môn phối hợp với các đơn vị liên quan phong tỏa hiện trường khám nghiệm điều tra. Đến hơn 1 giờ ngày 5-1, cơ quan chức năng rời khỏi hiện trường.
Sao Hàn 5/1: EXO tái hợp vào cuối năm 2025

Sao Hàn 5/1: EXO tái hợp vào cuối năm 2025

Sao châu á

15:03:29 05/01/2025
Lee Sang Woo tiết lộ cuộc sống hôn nhân với ác nữ Kim So Yeon; Lay tiết lộ thời điểm EXO tái hợp đủ thành viên vào cuối năm 2025.
Hot: Dược Sĩ Tiến debut làm ca sĩ, nói câu gây giật mình về Kỳ Duyên

Hot: Dược Sĩ Tiến debut làm ca sĩ, nói câu gây giật mình về Kỳ Duyên

Nhạc việt

14:50:51 05/01/2025
Dược Sĩ Tiến nói anh rất run vì quyết định đột ngột làm đêm nhạc này. Tuy nhiên, anh vẫn muốn mời tất cả những người thân thiết đến xem mình hát.
Khoảnh khắc chồng gõ cửa vào đêm cuối cùng trước phiên tòa ly hôn lại là bước ngoặt của cuộc đời tôi

Khoảnh khắc chồng gõ cửa vào đêm cuối cùng trước phiên tòa ly hôn lại là bước ngoặt của cuộc đời tôi

Góc tâm tình

14:44:51 05/01/2025
Năm năm hôn nhân với anh là một chuỗi những cung bậc cảm xúc lẫn lộn: từ yêu thương, hạnh phúc đến khổ đau và nuối tiếc.
When the Phone Rings phá kỷ lục rating, bùng nổ MXH vì cái kết "10 điểm không có nhưng"

When the Phone Rings phá kỷ lục rating, bùng nổ MXH vì cái kết "10 điểm không có nhưng"

Phim châu á

14:42:46 05/01/2025
Bộ phim đưa người xem trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau từ đau buồn, thương cảm, hồi hộp rồi vỡ oà trong hạnh phúc.
Phương Thanh hát cải lương, Bùi Lan Hương gây sốt khi phổ nhạc thơ Hồ Xuân Hương

Phương Thanh hát cải lương, Bùi Lan Hương gây sốt khi phổ nhạc thơ Hồ Xuân Hương

Tv show

13:35:10 05/01/2025
Chương trình Chị đẹp đạp gió 2024 chính thức bước vào giai đoạn 3 - Đường đua thử thách về đích, với hai đường đua riêng biệt do Mỹ Linh và Thu Phương làm chủ.
Nữ tu Brazil trở thành người già nhất thế giới

Nữ tu Brazil trở thành người già nhất thế giới

Lạ vui

13:04:42 05/01/2025
Bà Inah Canabarro Lucas, một nữ tu sĩ người Brazil, đã được xác nhận là người sống thọ nhất thế giới ở tuổi 116, sau khi người giữ kỷ lục trước đó qua đời.