Điện Biên: Còn gặp nhiều thách thức trong chuyển đổi số lĩnh vực giáo dục

Theo dõi VGT trên

Chuyển đổi số vừa là khó khăn thách thức nhưng cũng vừa là cơ hội cho ngành Giáo dục tỉnh Điện Biên chuyển mình.

Chuyển đổi số đang mở ra nhiều cơ hội, đồng thời đặt ra nhiều thách thức, tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực. Một trong những lĩnh vực đang chịu tác động, cần chuyển đổi mạnh mẽ là lĩnh vực giáo dục – đào tạo.

Là một tỉnh miền núi còn khó khăn nhưng ngành giáo dục Điện Biên xác định, chuyển đổi số là cơ hội đối với sự phát triển giáo dục. Năm 2022 là năm đầu tiên ngày chuyển đổi số quốc gia được tổ chức, nhân dịp này phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Đoạt – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên về quá trình chuyển đổi số trong giáo dục ở tỉnh này.

Phóng viên: Là một tỉnh còn khó khăn, trong những năm qua, việc chuyển đổi số ở ngành Giáo dục và Đào tạo Điện Biên những năm qua đã diễn ra như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Đoạt: Chuyển đổi số trong giáo dục thực chất là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học và kiểm tra đánh giá một cách tổng thể, đồng bộ từ các cấp quản lý đến các nhà trường, giáo viên, học sinh, sinh viên. Trên thực tế, không phải đến bây giờ ngành Giáo dục Điện Biên mới đẩy mạnh thực hiện việc này mà đã triển khai từ nhiều năm trước đó.

Ngay từ những năm 2008, ngành Giáo dục đã triển khai mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy và học trong phạm vi toàn ngành như triển khai phần mềm quản lý văn bản, phổ cập giáo dục xoá mù chữ, quản lý học sinh, xây dựng website ngành Giáo dục, đẩy mạnh hệ thống email công vụ tên miền @dienbien.edu.vn…

Điện Biên: Còn gặp nhiều thách thức trong chuyển đổi số lĩnh vực giáo dục - Hình 1

Ông Nguyễn Văn Đoạt – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên. Ảnh: LC

Ngay từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và sau đó là Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên, ngành Giáo dục đã xác định Chuyển đổi số là nhiệm vụ cấp thiết cần phải được ưu tiên hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục; đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá trong toàn ngành.

Ngành Giáo dục đã sớm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ngành Giáo dục giai đoạn 2021-2025 với những mục tiêu cụ thể và đề ra các nhiệm vụ cụ thể từng bước thực hiện mục tiêu đó.

Chúng tôi xác định, để thực hiện thành công nhiệm vụ chuyển đổi số, trước tiên cần nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; học sinh, sinh viên, học viên trong toàn ngành về chuyển đổi số và chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo.Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành đầy đủ các văn bản chỉ đạo như Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ngành Giáo dục; Thành lập Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số và Tổ giúp việc cho Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số ngành Giáo dục.

Căn cứ theo chỉ đạo, định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân tỉnh để Ban hành Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ứng dụng Công nghệ thông tin và chuyển đổi số ngành Giáo dục để hướng dẫn, định hướng các cơ quan quản lý giáo dục, các nhà trường trong toàn tỉnh triển khai thực hiện đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu đề ra.

Ngoài ra, ngành cũng tích cực đẩy mạnh đổi mới nội dung, phương pháp dạy học trong toàn ngành, tăng cường các hình thức dạy học hiện đại như steam, stream, elearning, dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên và cả học sinh toàn ngành có điều kiện tiếp cận tri thức mới, công nghệ hiện đại, phương pháp dạy học tiên tiến để áp dụng trong toàn ngành.

Điện Biên: Còn gặp nhiều thách thức trong chuyển đổi số lĩnh vực giáo dục - Hình 2

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục ở Điện Biên được triển khai. Ảnh: Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên

Đâu là những thách thức trong chuyển đổi số lĩnh vực giáo dục đào tạo ở một tỉnh còn khó khăn như Điện Biên?

Ông Nguyễn Văn Đoạt: Là một tỉnh còn nhiều khó khăn, ngay từ khi bắt đầu chúng tôi đã xác định đây là nhiệm vụ không hề dễ dàng do đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, khả năng tiếp cận với công nghệ thông tin của người dân, học sinh, sinh viên và ngay cả cán bộ giáo viên trong ngành còn hạn chế; cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông tin còn thiếu, nhiều địa bàn chưa có điện, tốc độ mạng internet nói chung còn chậm chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là ở các điểm trường, điểm bản vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn…

Video đang HOT

Không ít cán bộ giáo viên, bao gồm cả một số cán bộ quản lý các đơn vị chưa hiểu thế nào là chuyển đổi số, ngại thay đổi, ngại tiếp cận, làm quen cái mới, trình độ công nghệ thông tin còn hạn chế, điều kiện tiếp cận, làm quen với các phương pháp dạy học mới còn nhiều khó khăn.

Hơn nữa, chỉ số ít học sinh ở các vùng thuận lợi được tiếp cận thường xuyên với máy tính, còn lại hầu hết ít được thường xuyên tiếp cận, tìm hiểu về công nghệ thông tin do hoàn cảnh khó khăn, không có điện, không có mạng internet, không có tivi cũng như điện thoại thông minh.

Việc tập huấn kỹ năng khai thác internet cho các giáo viên sử dụng internet, kỹ năng xử lý sự cố máy tính, kỹ năng phòng chống nguy cơ mất an toàn, an ninh thông tin…đã được diễn ra như thế nào?

Ông Nguyễn Văn Đoạt: Ngay từ những năm 2009, 2010, ngành Giáo dục đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao trình độ về công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trong toàn ngành như tổ chức các lớp tập huấn về sử dụng internet, thư điện tử, kỹ năng thiết kế trình chiếu, bài giảng điện tử, kỹ năng sử dụng các phần mềm thiết kế bài giảng, kỹ năng xử lý sự cố máy tính…

Thường niên tổ chức các cuộc thi về ứng dụng công nghệ thông tin như thiết kế bài giảng điện tử elearning nhằm môi trường giao lưu học hỏi và động lực cho cán bộ, giáo viên trong toàn ngành và đạt được kết quả ngoài mong đợi; trong nhiều năm liền, tỉnh Điện Biên có cán bộ giáo viên tham gia các cuộc thi cấp quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin và đạt giải cao.

Chỉ đạo các phòng Giáo dục và Đào tạo, các nhà trường hàng năm căn cứ tình hình thực tế tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, giáo viên tại đơn vị, giảng viên là cán bộ cốt cán cấp tỉnh, cấp huyện và các chuyên gia chuyên ngành được mời tham gia.

Ngành cũng đã triển khai thành công hệ thống phần mềm bồi dưỡng cán bộ, giáo viên trực tuyến LMS trong phạm vi toàn tỉnh; luôn khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên tự nghiên cứu, bồi dưỡng, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như trình độ ứng dụng công nghệ thông tin để áp dụng trong công việc, công tác.

Đến nay, toàn tỉnh có 86% cán bộ giáo viên có chứng chỉ tin học cơ bản trở lên, thành thạo việc soạn giáo án điện tử bằng các phần mềm hỗ trợ, soạn giảng bài trình chiếu PowerPoit; khai thác tốt internet trong việc tìm kiếm tài liệu, tư liệu phục vụ nhu cầu chuyên môn nghiệp vụ. Hơn 80% cán bộ giáo viên có kỹ năng thiết kế bài giảng điện tử elearning, các phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến, sử dụng thành thạo thư điện tử công vụ trao đổi công việc chuyên môn.

Đối với những khu vực miền núi hay vùng sâu, vùng xa của tỉnh, hạ tầng mạng và trang thiết bị công nghệ thông tin chưa được đảm bảo đã ảnh hưởng đến việc chuyển đổi số trong giáo dục ở Điện Biên như thế nào? Giải pháp để khắc phục vấn đề này ở Điện Biên ra sao?

Ông Nguyễn Văn Đoạt: Đây là khó khăn rất lớn không chỉ ở tỉnh Điện Biên mà còn ở nhiều tỉnh có hoàn cảnh kinh tế xã hội còn khó khăn.

Hiện nay, 100% các trường trung học phổ thông và hầu hết các trường trung học cơ sở đã được trang bị máy tính phục vụ công tác quản lý và phòng máy tính, phòng học có máy chiếu phục vụ công tác dạy học. Đối với cấp tiểu học và mầm non, số lượng máy tính được trang bị cho công tác dạy học còn khá hạn chế. Nhiều máy tính cũng đã hết niên hạn sử dụng, cấu hình thấp, hỏng do được trang bị đã lâu.

Điều này ảnh hưởng lớn đến quá trình triển khai thực hiện các nội dung chuyển đổi số của ngành. Nhất là trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, ngành Giáo dục Điện Biên đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức. Trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp, học sinh phải tạm dừng đến trường và chuyển sang học trực tuyến và mốt số hình thức dạy học khác.

Khi đó, nhiều giáo viên chưa có điều kiện tự trang bị máy tính để dạy trực tuyến, phần lớn học sinh không có thiết bị thông minh như máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh để học trực tuyến.

Ngành Giáo dục đã triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ cho cán bộ giáo viên và học sinh toàn ngành. Chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến, phướng án hỗ trợ giáo viên có thiết bị dạy học, học sinh có cơ hội tham gia học trực tuyến.

Tổ chức phát động, kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh quyên góp, ủng hộ bằng tiền và hiện vật; triển khai thực hiện kịp thời chương trình Sóng và máy tính cho em trong toàn tỉnh.

Thực hiện đẩy mạnh xã hội hoá, tranh thủ các nguồn lực để đầu tư mua sắm bổ sung cơ sở vật chất; vận động, kêu gọi các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn cùng chung tay góp sức với ngành vượt qua khó khăn.

Tính đến nay, ngành Giáo dục đã nhận được 5000 máy tính bảng kèm sim điện thoại hỗ trợ gói cước Data 3G, 4G do Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện liên việt và tập đoàn Viettel tài trợ; 30 tỷ đồng do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam tài trợ; gần 3 tỷ đồng do cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành quyên góp, ủng hộ.

Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức khảo sát nhu cầu và phân bổ kịp thời số lượng máy tính bảng kèm sim điện thoại hỗ trợ gói cước Data 3G, 4G được tài trợ; tổ chức đấu thầu mua sắm máy tính bảng cho các em học sinh học tập bằng nguồn kinh phí được tài trợ đảm bảo đúng quy định.

Những cơ hội mà chuyển đổi số trong giáo dục mang lại cho nền giáo dục Điện Biên như thế nào?

Ông Nguyễn Văn Đoạt: Chuyển đổi số vừa là khó khăn thách thức nhưng cũng vừa là cơ hội cho ngành Giáo dục tỉnh Điện Biên chuyển mình. Thông qua chuyển đổi số, chúng tôi sẽ được tiếp cần gần hơn, sớm hơn và thường xuyên hơn với khoa học kỹ thuật hiện đại, với các phương pháp dạy học tiên tiến không chỉ trong nước mà cả trên thế giới.

Hiện nay, ngành Giáo dục Điện Biên đang phấn đấu xây dựng thành công mô hình Hệ sinh thái giáo dục của tỉnh trong đó cơ sở dữ liệu của giáo viên và học sinh là hạt nhân; thực hiện kết nối liên thông cơ sở dữ liệu về giáo dục của tỉnh với cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các hệ cơ sở dữ liệu khác.

Thông qua các hình thức như học trực tuyến, đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến… việc tiếp cận, làm quen với tri thức mới sẽ không còn khoảng cách, qua đó khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và trình độ chuyên môn của cán bộ giáo viên trong toàn ngành cũng sẽ được nâng cao và tiệm cận với các tỉnh thuận lợi hơn.

Học sinh, sinh viên của tỉnh Điện Biên cũng sẽ được tiếp cận sớm, thường xuyên hơn với khoa học hiện đại và tri thức mới.

Để việc chuyển đổi số thành công, ngành Giáo dục Điện Biên có những kiến nghị nào để khắc phục khó khăn và phát huy những cơ hội mà chuyển đổi số mạng lại?

Ông Nguyễn Văn Đoạt: Trong thời gian tới, ngành Giáo dục rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp, chung sức, đồng lòng của các cơ quan, đoàn thể tỉnh, sự quan tâm hỗ trợ của các doanh nghiệp viễn thông, Công nghệ thông tin, sự ủng hộ, đồng lòng, thấu hiểu của người dân đối với ngành trong công cuộc chuyển đổi số.

Rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo tạo điều kiện, quan tâm cho tỉnh Điện Biên tham gia các chương trình, dự án, đề án về công nghệ thông tin, chuyển đổi số, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và ưu tiên phân bổ nguồn kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho tỉnh Điện Biên nhằm tạo điện kiện thuận lợi và tốt nhất cho nhu cầu học tập của các em học sinh.

Trân trọng cảm ơn Giám đốc!

'Học sinh với An toàn thông tin' 2022 giúp giải quyết vấn đề cấp bách thời chuyển đổi số

Ban tổ chức cuộc thi Học sinh với An toàn thông tin năm 2022 vừa công bố 8 trường và 76 học sinh giành được giải thưởng.

Tấn công mạng lĩnh vực giáo dục tăng cao trong thời gian dịch bệnh

Ngày 8/4, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) đã tổ chức trực tuyến lễ tổng kết, trao giải cuộc thi "Học sinh với An toàn thông tin" năm 2022, với điểm cầu chính tại Hà Nội.

Năm 2022 là năm đầu tiên cuộc thi này được tổ chức cho các học sinh THCS trên cả nước, với sự bảo trợ của 3 bộ: GD&ĐT, TT&TT, LĐTB&XH cùng sự đồng hành của nhiều tổ chức, doanh nghiệp.

Cuộc thi hướng tới tuyên truyền, cung cấp kiến thức, kỹ năng sử dụng Internet an toàn cho học sinh, phụ huynh học sinh trên cả nước; đồng thời tạo ra một sân chơi lành mạnh, bổ ích, phát huy khả năng tư duy của học sinh, giúp các em nhận diện và phòng, tránh các nguy cơ mất an toàn trên môi trường mạng.

Học sinh với An toàn thông tin 2022 giúp giải quyết vấn đề cấp bách thời chuyển đổi số - Hình 1

Theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, cuộc thi "Học sinh với An toàn thông tin" năm 2022 đã thực hiện được mục tiêu và yêu cầu đã đề .

Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ TT&TT nhấn mạnh, trong thế giới số ngày nay, chăm sóc, bảo vệ trẻ em trước những nguy cơ trên không gian mạng chính là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn xã hội.

Thời gian qua, dưới tác động dịch bệnh Covid-19, thực hiện giãn cách xã hội khiến hàng triệu trẻ em không được tới trường học trực tiếp mà phải học tập trực tuyến. Đại dịch đem đến cho chúng ta nhiều nguy cơ, nhưng đồng thời cũng là cơ hội vàng để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, chuyển đổi số trong ngành Giáo dục.

Thứ trưởng cũng cho hay, việc tiếp xúc, học tập, giải trí trực tuyến sẽ góp phần quan trọng hình thành nên những công dân số. Tuy nhiên, việc gắn chặt với máy tính, điện thoại và Internet, hạn chế việc tham gia vui chơi ở ngoài, đồng thời cũng khiến cho trẻ em có nhiều nguy cơ mất an toàn thông tin.

Theo thống kê trong thời gian dịch bệnh lên đỉnh điểm, tỷ lệ các cuộc tấn công mạng vào lĩnh vực giáo dục tăng cao nhất, chiếm khoảng 61% số cuộc tấn công mạng. Số vụ tấn công mạng vào các tài nguyên giáo dục với mục đích không cho người dùng truy cập được tăng ít nhất 350% so với trước đó. Hiện tượng xâm hại trẻ em trên môi trường mạng cũng trở thành vấn đề đáng báo động.

Nhận định việc gần 600.000 học sinh từ 50% trường THCS của 63 địa phương trên toàn quốc tham gia cuộc thi ngay trong lần đầu được tổ chức là những con số ấn tượng, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho rằng: "Học sinh với An toàn thông tin" năm 2022 đã thực hiện được mục tiêu và yêu cầu đã đề ra. Cuộc thi đã trang bị cho các em học sinh kỹ năng, kiến thức để bảo vệ mình trên môi trường mạng, góp phần giải quyết một trong những vấn đề cấp bách và cần thiết của xã hội trong thời kỳ chuyển đổi số.

Hà Nội dẫn đầu cả nước về số thí sinh dự thi

Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cũng cho biết, Bộ TT&TT đánh giá rất cao VNISA và các đơn vị liên quan, thành viên trong Ban tổ chức cuộc thi đã thể hiện tinh thần sáng tạo, quyết liệt trong việc tổ chức cuộc thi một cách bài bản, khoa học; ứng dụng CNTT, xây dựng phần mềm thi trực tuyến hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh dự thi. Khâu tổ chức đánh giá nhanh, kịp thời, công khai, minh bạch để có cuộc thi đạt kết quả tốt, hiệu quả cao.

Học sinh với An toàn thông tin 2022 giúp giải quyết vấn đề cấp bách thời chuyển đổi số - Hình 2

Chủ tịch VNISA Nguyễn Thành Hưng cho rằng sự thành công của cuộc thi cũng góp phần khẳng định chủ trương của nhà nước về tăng cường bảo vệ trẻ em trên không không gian mạng đang từng bước đi vào cuộc sống.

Theo Chủ tịch VNISA Nguyễn Thành Hưng, trong 3 tuần diễn ra chính thức, từ ngày 3/2 đến hết ngày 24/3, cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng của 592.810 học sinh từ 5.783 trường THCS trên toàn quốc. Bên cạnh đó, còn là sự quan tâm, động viên, hướng dẫn, đồng hành của các thầy cô giáo, các phụ huynh học sinh từ các thành phố lớn đến những bản làng vùng sâu, vùng xa trên toàn quốc.

"Điều này khẳng định sự quan tâm sâu sắc của toàn xã hội, mọi gia đình cũng như ý thức của bản thân các em học sinh THCS đối với một vấn đề đang hết sức thời sự, nóng bỏng. Đó là làm thế nào để trẻ em có thể tương tác lành mạnh và sáng tạo trên Internet, với nhiều kiến thức bổ ích nhưng đầy cạm bẫy", ông Nguyễn Thành Hưng nhận xét.

Học sinh với An toàn thông tin 2022 giúp giải quyết vấn đề cấp bách thời chuyển đổi số - Hình 3

Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng và đại diện Cục Trẻ em, Bộ LĐTB&XH trao giải Nhất cho các học sinh đạt giải Nhất cuộc thi.

Báo cáo của Ban tổ chức cho hay, Hà Nội, TP.HCM, Bắc Giang, Quảng Ninh, Yên Bái, Hà Tĩnh, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hải Phòng và Hải Dương là 10 địa phương có nhiều học sinh dự thi hơn cả. Trong đó, Hà Nội đạt kết quả vượt trội với 125.209 thí sinh của 568 trường; xếp thứ hai là TP.HCM với 50.316 thí sinh của 307 trường.

Bên cạnh đó, có những tỉnh miền núi không nằm trong Top 10 nhưng có số trường tham dự khá đông như Tuyên Quang, Lạng Sơn, Gia Lai... Đặc biệt, trường THCS Nguyễn Trãi - Bon Sê Rê II, Đăk Ru - Đăk Rlấp - Đăk Nông có 667/667 học sinh tham dự cuộc thi.

Theo kết quả được Ban tổ chức công bố tại sự kiện, 8 giải tập thể của cuộc thi tập trung vào các trường tại Hà Nội và TP.HCM. Các giải cá nhân phân bố trên 30 tỉnh thành, trong đó Hà Nội có 18 giải và TP.HCM có 12 giải, tiếp đến là Quảng Bình 6 giải, Cà Mau 4 giải...

Ba học sinh đạt giải Nhất cuộc thi năm nay là Nguyễn Ngọc Diệp, lớp 6A3 trường THCS Nguyễn Đăng Đạo, Bắc Ninh; Phạm Lê Minh Đức, lớp 7A1 trường Tiểu học và ThCS Xanh Tuệ Đức, huyện Thanh Oai, Hà Nội; Phạm Thị Thanh Bình, lớp 8E, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh. Bên cạnh đó, Ban tổ chức cũng công bố danh sách các học sinh đạt 8 giải Nhì, 15 giải Ba và 50 giải Khuyến khích.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Tiết mục biểu diễn văn nghệ mừng 20/11 của học sinh lớp 1 khiến dân tình "ngả mũ": Quá nể các cô giáo rồi!03:18Shipper giao hàng cho người đã... mất: Người trong cuộc hé lộ sự thật02:16"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim01:39Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"00:26"Bà hàng xóm" lén quay cảnh Chu Thanh Huyền đi ăn cỗ ở quê Quang Hải, lỡ miệng thốt ra 1 từ khiến cả họ đứng hình00:28Vừa làm bài tập xong, bé gái bất ngờ lăn đùng ra giữa nhà gào khóc, hàng xóm cũng vội vàng kéo sang hỏi thăm00:54Những món quà 20/11 độc đáo khiến dân mạng vừa bật cười vừa xúc động01:34Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời00:39Xôn xao clip cô giáo mầm non cho cả lớp xếp hàng tát liên tiếp 1 bạn, lý do càng gây tranh cãi00:33Xúc động lời nhắn nhủ của người lính trẻ dành cho mẹ nơi quê nhà: "Má cố gắng gánh vác thay phần con nha, năm sau con về"01:09Anh chồng chăm 3 nàng công chúa sinh ba toát mồ hôi hột nhưng dân tình chỉ chú ý đến điều này02:28

Tin đang nóng

Shipper giao hàng cho người đã... mất: Người trong cuộc hé lộ sự thật
22:06:11 21/11/2024
Sao nam nổi tiếng toàn cầu bị tố lăng nhăng với nhiều cô gái, còn giả bộ ngây thơ trước khán giả
21:42:09 21/11/2024
Thêm 1 điều đặc biệt về thiếu gia Minh Đạt
19:08:04 21/11/2024
Gặp lại vợ cũ sau nhiều năm ly hôn, tôi bước đến châm chọc vài câu, không ngờ lại vác mặt sưng húp trở về
19:41:48 21/11/2024
Hôn nhân viên mãn của hoa hậu từng bị chê nhiều nhất Việt Nam
19:28:27 21/11/2024
Lời nói dối đau lòng trên giường bệnh khiến bất cứ ai cũng rơi nước mắt: Hãy yêu thương gia đình khi còn có thể
19:46:46 21/11/2024
Trịnh Sảng 'xuống sắc' sau ồn ào trốn thuế và bỏ rơi con
22:35:26 21/11/2024
Siêu phẩm ngôn tình hay đến mức khiến cả thành phố hết tắc đường, có người còn hoãn đám cưới để ở nhà xem phim
23:11:07 21/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Kylian Mbappe có thể bị tước băng đội trưởng tuyển Pháp

Sao thể thao

00:49:23 22/11/2024
Đội tuyển Pháp đang đối diện nhiều vấn đề trong nội bộ thời gian qua. Kylian Mbappe đã vắng mặt ở 2 đợt triệu tập gần nhất bởi những vấn đề ngoài chuyên môn.

Ngôi làng trên mây "kỳ thú" nhất thế giới: Mặt trời mọc 3 lần/ngày, ẩn chứa những cảnh đẹp ít người biết tới

Lạ vui

00:33:50 22/11/2024
Địa điểm đón bình minh đặc biệt có một không hai ở Vân Nam, Trung Quốc sẽ khiến nhiều du khách ngỡ ngàng trước vẻ đẹp siêu thực.

Khoảnh khắc tái hợp đau lòng nhất thế giới, triệu trái tim như chết lặng

Nhạc quốc tế

23:25:57 21/11/2024
Vậy là sau 8 năm kể từ khi tan rã vào năm 2016, cuối cùng One Direction cũng tái hợp đủ 5 thành viên. Đáng tiếc, lại trong tình cảnh bi thương người ở lại tiễn người rời đi.

1 sao nam hạng A bị kiện ra tòa vì nợ 386 tỷ, nhân cách thật khiến nhiều người vỡ mộng

Hậu trường phim

23:16:38 21/11/2024
Ngày 21/10, Sohu đưa tin người quản lý của Trung tâm võ thuật Ân Ba, thuộc thành phố Thành Đô, Trung Quốc đã kiện nam diễn viên Vương Bảo Cường vì thất hứa.

Phận nữ nhi đầy bi kịch trong "Linh Miêu - Quỷ Nhập Tràng"

Phim việt

23:13:34 21/11/2024
Có thể nói, mỗi người phụ nữ trong gia tộc Dương Phúc, dù địa vị cao sang hay thấp hèn, họ đều có một cuộc đời và số phận khiến người xem phải đau đáu nghĩ về ngay cả khi câu chuyện đã khép lại.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa: Vé 'Anh trai vượt ngàn chông gai' 8 triệu mua không được

Nhạc việt

23:05:31 21/11/2024
Thứ trưởng Bộ VHTT&DL chia sẻ, vé Anh trai vượt ngàn chông gai đang hot , ngay cả người cấp phép là Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Hưng Yên cũng không mua được vé.

NSND Thu Quế tuổi 54 sành điệu, NSND Tự Long tất bật chạy show

Sao việt

23:01:01 21/11/2024
NSND Thu Quế được khen trẻ trung, sành điệu với túi hiệu đắt tiền. NSND Tự Long miệt mài chạy show trước thềm concert Anh trai vượt ngàn chông gai tại Hà Nội.

Nữ diễn viên hạng A bị chị em tốt trong showbiz nghỉ chơi sau khi vào viện tâm thần?

Sao châu á

22:53:33 21/11/2024
Châu Đông Vũ bị chê trách vì đặt biệt danh kém tinh tế, có lời lẽ kém duyên về khuyết điểm ngoại hình chưa hoàn hảo của chị em tốt Mã Tư Thuần

Đang buộc tóc trước cửa nhà vào đêm khuya, cô gái bất ngờ quăng dép đuổi theo đối tượng manh động

Netizen

22:46:55 21/11/2024
Cô gái đang lúi húi đứng buộc lại tóc trước cửa nhà, thì một người đàn ông nhẹ nhàng đi bộ tiến đến từ phía sau giật phăng chiếc điện thoại đang để trên yên xe rồi tẩu thoát.

Đại Nghĩa nghẹn ngào trước người vợ ung thư vẫn gồng gánh gia đình khi chồng mất

Tv show

22:23:07 21/11/2024
Hoàn cảnh khó khăn của gia đình em Vi Thị Bảo Trâm trong Mái ấm gia đình Việt khiến Đại Nghĩa và dàn khách mời không khỏi xót xa.

Nữ diễn viên 'Hồng lâu mộng' qua đời

Sao âu mỹ

21:54:46 21/11/2024
Theo Sina hôm 21.11, nữ diễn viên Trịnh Tranh vừa qua đời ở tuổi 61 sau thời gian chống chọi với bạo bệnh. Bà quen thuộc với nhiều khán giả khi đóng vai Uyên Ương trong phim Hồng lâu mộng (1987).