“Điểm vênh” trong đào tạo và tuyển dụng nhân viên y tế học đường
Theo yêu cầu vị trí việc làm, nhân viên y tế học đường buộc phải có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, tức là tối thiểu phải là y sĩ đa khoa.
Hầu hết, nhân viên y tế trường học ở Đà Nẵng đều được đào tạo chuyên ngành điều dưỡng.
Trong khi đó, theo Nghị định 161, các trường hợp được đào tạo điều dưỡng cho vị trí nhân viên y tế đều buộc phải chấm dứt hợp đồng. Trên thực tế, số người tốt nghiệp y sĩ đa khoa rất ít và các cơ sở đào tạo y tế đã ngừng đào tạo mã ngành này.
Thiếu nguồn tuyển
Trong 568 chỉ tiêu của kỳ thi tuyển dụng viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập của Quảng Ngãi, có 150 vị trí nhân viên y tế học đường (YTHĐ). Tuy nhiên, số lượng hồ sơ ứng tuyển đạt yêu cầu về trình độ đào tạo cho vị trí YTHĐ rất ít. Như TP Quảng Ngãi, chỉ có 13 hồ sơ đủ điều kiện dự thi so với 24 chỉ tiêu tuyển dụng. Tình trạng này diễn ra ở hầu hết, huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Quảng Ngãi.
Sở GD&ĐT Đà Nẵng cũng không thể bảo vệ được đề xuất tuyển điều dưỡng cho vị trí nhân viên YTHĐ khi xây dựng đề án tuyển dụng gửi sang Sở Nội vụ. Ông Ngô Văn Nhân – Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Sở GD&ĐT Đà Nẵng cho biết: Hầu hết, nhân viên YTHĐ tại trường học hiện nay đều được đào tạo điều dưỡng. Sắp tới, những người này sẽ phải ngưng hợp đồng. Họ cũng sẽ không thể tham dự kỳ thi tuyển dụng viên chức do không đáp ứng về trình độ đào tạo. Sở Nội vụ yêu cầu vị trí nhân viên YTHĐ phải là y sĩ đa khoa trong khi trên thực tế, nguồn tuyển này rất ít, thậm chí là không có để tuyển.
Ông Tô Kỳ Nam – Hiệu trưởng Trường CĐ Y tế Đặng Thùy Trâm (Quảng Ngãi) cho hay: Phần lớn trường đào tạo nhân lực ngành sức khỏe đều dừng tuyển sinh ngành y sĩ đa khoa. Năm 2015, theo quy định của Bộ Y tế, từ năm 2021, viên chức ngành y phải có trình độ từ cao đẳng trở lên. Từ năm 2025, chức danh cán bộ hệ trung cấp trong toàn bộ ngành y sẽ bị hủy bỏ. Trong khi đó, y sĩ đa khoa là đào tạo trình độ trung cấp. Y sĩ đa khoa vốn là ngành đào tạo truyền thống của các trường CĐ y tế nhưng gần như đã dừng đào tạo từ nhiều năm qua.
Còn theo TS.BS Lê Viết Nho – Trưởng khoa Y Dược, ĐH Đà Nẵng, thực tế, gần như không còn y sĩ đa khoa nữa vì các trường đã dừng đào tạo. Chỉ có một số y sĩ được đào tạo trước đây muốn chuyển đổi việc làm có thể tham gia tuyển dụng.
Video đang HOT
Đào tạo có địa chỉ
Ông Ngô Văn Nhân thông tin: Theo mô tả chức danh, vị trí việc làm, YTHĐ cần y sĩ đa khoa vì thực hiện khám chữa bệnh, xử lý ban đầu những bệnh cơ bản. Trong khi đó, điều dưỡng chỉ thực hiện nhiệm vụ chăm sóc bệnh, phối hợp với y, bác sĩ thực hiện các y lệnh. TS.BS Lê Viết Nho thì cho rằng: Giữa yêu cầu tuyển dụng và thực tế đào tạo đã có điểm vênh cần phải điều chỉnh. Nếu tuyển dụng không đủ so với chỉ tiêu, các trường sẽ phải hợp đồng điều dưỡng cho vị trí nhân viên YTHĐ.
Ông Tô Kỳ Nam chia sẻ: Mã ngành đào tạo y sĩ đa khoa của trường vẫn còn nhưng do người học không thể học chuyên tu lên bác sĩ vì các trường ĐH y gần như không còn đào tạo hình thức này, trong khi yêu cầu về nhân lực của Bộ Y tế sẽ phải có trình độ từ cao đẳng trở lên. Khác với điều dưỡng, y sĩ đa khoa không có bậc cao đẳng. Không có đầu ra nên người học không mặn mà, các trường vì vậy cũng dừng đào tạo mã ngành này.
Cũng theo ông Nam, không chỉ trong trường học cần đến y sĩ đa khoa cho vị trí nhân viên y tế mà các trạm y tế, phòng y tế các cơ quan, doanh nghiệp cũng cần đến y sĩ đa khoa. “Nhu cầu trên thực tế là có, thậm chí với số lượng lớn. Để giải quyết tình trạng này, có thể cho phép các trường đào tạo nhân lực ngành chăm sóc sức khỏe mở lại ngành đào tạo y sĩ đa khoa. Các trường và địa phương phải phối hợp với nhau để rà soát, thống kê nhu cầu thực tế để tuyển sinh. Một giải pháp khác là có thể cho phép các trường đào tạo ngành y sĩ trình độ cao đẳng” – ông Nam đề xuất.
Điều dưỡng, ngành học hấp dẫn, nhu cầu tuyển dụng cao
Vậy những người chiến sĩ áo trắng ấy là ai? Vai trò của họ là gì trong công cuộc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân?
Những ngày này cả nước đang gồng lên chống dịch, đâu đó sẽ có tiếng khẩu hiệu hô vang "bác sĩ cố lên, nhân viên y tế cố lên!" với hàng loạt các hoạt động nhằm cố vũ, hỗ trợ cho các chiến sĩ nơi tuyến đầu chiến tuyến.
Những người chiến sĩ áo trắng ấy đang phải xa gia đình, xa con nhỏ, làm việc liên tục không kể ngày hay đêm, ngày thường hay ngày nghỉ để quyết tâm chiến thắng đại dịch, công việc của họ thật đáng được trân trọng và vinh danh.
Vậy những người chiến sĩ áo trắng ấy là ai? Vai trò của họ là gì trong công cuộc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân?
Bác sĩ và Điều dưỡng được coi như là xương sống của hệ thống chăm sóc sức khỏe của bất kỳ quốc gia lãnh thổ nào.
Nếu như người bác sĩ được biết đến với vai trò quan trọng là chẩn đoán, điều trị, ra các quyết định chăm sóc người bệnh, thì người điều dưỡng được biết đến với vai trò quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, là người phụ trách công tác kiểm tra, theo dõi tình trạng người bệnh hằng ngày, thực hiện và theo dõi việc dùng thuốc cho người bệnh và các công việc liên quan khác để phục vụ cho quá trình từ lúc người bệnh vào viện cho đến khi người bệnh được phục hồi.
Đặc biệt trong công tác phòng chống đại dịch COVID-19 vừa qua, những người Điều dưỡng luôn có mặt ở tất cả mọi mặt trận, từ tham gia điều tra xác định người nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 tại cộng đồng đến tiếp nhận, khám, sàng lọc, quản lý người người bệnh tại khu cách ly trong các cơ sở khám chữa bệnh cũng như sàng lọc, quản lý người nghi ngờ nhiễm, người bệnh nhiễm tại các địa điểm cách ly tập trung.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã thống nhất và phối hợp với Hội đồng Điều dưỡng thế giới (ICN) chỉ định năm 2020 là Năm quốc tế Điều dưỡng và hộ sinh để tôn vinh những đóng góp quan trọng của họ trong việc cung cấp các dịch vụ y tế.
Theo Tổ chức y tế thế giới, điều dưỡng và hộ sinh là hai loại hình nhân viên y tế giữ vai trò quan trọng và không thể thiếu trong cung cấp các dịch vụ y tế cho người dân.
Để đạt mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân vào năm 2030, cả thế giới cần có thêm 9 triệu điều dưỡng và hộ sinh.
Tại Việt Nam, theo Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam Phạm Đức Mục, hiện nay nước ta còn ở trong tình trạng thiếu nhân lực điều dưỡng, hộ sinh: Tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh vẫn còn thấp, khoảng 11 điều dưỡng/ 1 vạn dân, để sánh được với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia thì cần số lượng điều dưỡng gấp 2-3 lần như hiện nay.
Với số lượng ít như vậy, Việt Nam chưa thể triển khai được mô hình chăm sóc toàn diện, đồng nghĩa với việc khi người bệnh vào viện phải cần thêm người nhà hoặc thuê người chăm sóc trong các cơ sở khám chữa bệnh.
Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam cũng đề nghị cần nâng cao số lượng, chất lượng nguồn nhân lực Điều dưỡng, cần có sự tham gia của Điều dưỡng vào vị trí quản lý và hoạch định chính sách y tế, sớm khắc phục tình trạng Điều dưỡng hệ trung cấp hành nghề trên năng lực, phấn đấu đến năm 2025, điều dưỡng viên đạt trình độ cao đẳng trở lên theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.
Vậy bài toán đặt ra cho các trường đào tạo Điều dưỡng trên toàn quốc là làm sao phải đào tạo ra đội ngũ Điều dưỡng trình độ cao, có đủ trình độ và phẩm chất đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng được mô hình chăm sóc toàn diện trong các cơ sở y tế và trong môi trường hội nhập quốc tế.
Ngày 14/08/2020, Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu (BVU) đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức ra Quyết định mở mã ngành Điều dưỡng trình độ đại học, mã số 7720301.
Như vậy, cùng với Tâm lý học, Điều dưỡng trở thành ngành đào tạo đại học thứ 17 trong tổng số 22 ngành cử nhân và thạc sĩ của BVU trong năm 2020.
Tiến sĩ y khoa Nguyễn Thị Út
Điểm nổi bật của chương trình đào tạo cử nhân Điều dưỡng tại BVU được xây dựng dựa trên Bộ chuẩn năng lực cơ bản điều dưỡng Việt Nam; 100% giảng viên là những chuyên gia/nhà quản lý như: Tiến sĩ y khoa Nguyễn Thị Út, Tiến sĩ Phạm Bá Chung, Thạc sĩ Vương Minh Nguyệt, Thạc sĩ Bùi Thị Thúy Hằng, Thạc sĩ Lê Thị Mỹ Hạnh... đảm bảo gắn kết đào tạo đáp ứng nhu cầu thiết thực của các cơ sở y tế và nhu cầu xã hội; hệ thống phòng thực hành được trang bị hiện đại; chương trình đào tạo được gia tăng thời lượng học thực hành, trải nghiệm các kỳ học thực tập tại các bệnh viện lớn trên địa bản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và các tỉnh lân cận, tăng giờ học ngoại ngữ (Tiếng Anh, tiếng Nhật), rèn luyện kỹ năng nghề và các kỹ năng mềm cần thiết thích ứng với thời đại hội nhập và công nghiệp 4.0.
Năm 2020, BVU xét tuyển ngành Điều dưỡng với 4 tổ hợp môn: B00: Toán - Hoá học - Sinh học; B08: Toán - Sinh học - Tiếng Anh; B02: Toán - Sinh học - Địa lý; C08: Ngữ Văn - Hoá học - Sinh học.
Ngay lúc này, với điểm xét tuyển học bạ là 18 điểm, thí sinh đăng ký xét tuyển ngành Điều dưỡng tại: https://tuyensinh.bvu.edu.vn/nganh-dieu-duong/
BVU hiện đang trong top 70 trên tổng số 235 trường đại học tại Việt Nam theo đánh giá của Webometrics, top 10 trên 60 trường đại học tư thục tại Việt Nam, BVU là 1 trong 4 trường tại Việt Nam được xếp hạng 3 sao theo QS Stars Rating (tổ chức đánh giá cơ sở giáo dục đại học uy tín nhất trên thế giới), BVU cũng là một trong số hơn 100 trường Đại học ở Việt Nam đã được kiểm định chất lượng bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đừng bỏ lỡ cơ hội học tập ngành siêu hot này, nhất trong khi nhu cầu về các điều dưỡng luôn tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai bạn nhé!
312 trường ở Lào Cai cho học sinh nghỉ học do rét hại kéo dài Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai, do rét hại kéo dài, ngày 12/1, Lào Cai đã cho 312 trường học với trên 221.000 học sinh nghỉ học. Số học sinh nghỉ học chủ yếu là khối học sinh mầm non, các trường tiểu học và trung học cơ sở....