Điểm văn vào Trường Phổ thông Năng khiếu thấp bất thường
Môn thi văn chuyên chỉ có 59 bài trên 5 điểm trong tổng số 900 thí sinh dự thi. Điểm cao nhất chỉ 6,5 điểm
Trường Phổ thông Năng khiếu (thuộc ĐHQG TP HCM) vừa công bố kết quả điểm thi lớp 10. Ở kỳ thi này, thí sinh phải thi 3 môn bắt buộc là toán, văn, Anh văn và môn chuyên theo lựa chọn của thí sinh. Với môn văn, hầu hết các bài thi dưới điểm 5.
Dựa vào dữ liệu điểm thi do Trường Phổ thông Năng khiếu công bố, ở môn văn cơ bản (không chuyên) chỉ có 234/3.544 bài có điểm từ 6-7, chỉ 1 bài 7,25 điểm. Ở bài thi văn chuyên, chỉ có 59 bài trên 5 điểm trong tổng số 900 thí sinh dự thi. Trong đó 26 bài đạt 5 điểm, 4 bài đạt 5,25 điểm, từ 5,75 đến 6,25 điểm có 10 bài và 6,5 điểm có 2 bài.
Video đang HOT
Đối với môn văn không chuyên, việc không có nhiều điểm trên trung bình là điều bất thường bởi yêu cầu đối với những môn cơ bản, các em chỉ cần đáp ứng được kiến thức và kỹ năng cơ bản của chương trình phổ thông cơ sở là làm đạt yêu cầu.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, những thí sinh dự thi vào trường năng khiếu đều là học sinh khá, giỏi từ các trường THCS tốp đầu của TP. Và thực tế, ở các môn khác ngoài môn văn, các em đạt điểm rất cao. Môn toán và Anh văn cơ bản có số bài thi đạt điểm trên 7-9 rất nhiều, thậm chí có nhiều điểm 10.
Vậy tại sao điểm đầu vào của môn văn lại thấp bất thường? Phải chăng do đề thi quá khó, vượt tầm học sinh lớp 9 hay do người chấm không dám xé rào với cách ra đề thi quá mở?
Trước đó, Báo Người Lao Động ngày 7-6 có bài “Đổi mới hay đánh đố?” nhận định đề thi văn không chuyên vào Trường Phổ thông Năng khiếu năm nay quá khó khi yêu câu học sinh phân tích một văn bản trong sách giáo khoa lớp 12 – học sinh lớp 9 chưa hề học. Ngoài ra, câu nghị luận xã hội “đao to búa lớn” so với trình độ của học sinh khi yêu cầu viết suy nghĩ của mình về ý kiến: “Táo bạo và trí thức là hai chiếc bánh xe của thành công. Hai chiếc bánh cân bằng thì xe mới đi nhanh hơn xa hơn”.
Đối với đề thi môn văn chuyên, nhiều giáo viên cũng nhận định vượt quá tầm cảm, nghĩ và hiểu của những đứa trẻ tuổi 15 khi yêu cầu các em bàn về “nghệ thuật sống”. Ngoài ra, đề thi này còn có câu: “Nha văn la tru đơ tinh thân của tre em (Nguyên Nhât Anh). Tư những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm, em hãy giới thiệu về một nhà văn la “trụ đơ tinh thân” cua em”. Một giáo viên cho rằng đề thi này ra cho học sinh lớp 12 còn chưa phù hợp, huống hồ học sinh lớp 9 – làm sao tuổi này có thể có một nhà văn nào đó làm “trụ đỡ tinh thần”. Do vậy, đây là lối ra đề khiến các em buộc phải nói dối, viết đại cho có điểm.
Theo một giáo viên có nhiều năm chấm thi cho Trường Phổ thông Năng khiếu, nếu chỉ dựa vào hướng dẫn chấm để cho điểm thì đó không phải là chấm thi năng khiếu vì thực tế nhiều năm trước có những thí sinh đã thể hiện những suy nghĩ và những cách làm thoát khỏi khuôn khổ và giới hạn của hướng dẫn chấm. Với đề thi năm nay, có thể thí sinh đã không đủ kiến thức, trình độ để làm bài theo yêu cầu đề đặt ra.
Một giáo viên khác cho rằng phổ điểm môn văn không chuyên từ 6-7 chỉ là điểm trung bình khá và nằm trong “vùng điểm an toàn”. Có thể giáo viên chấm không dám cho bài thi điểm quá thấp hoặc quá cao vì sợ trách nhiệm trước cả 2 đề văn gây tranh cãi.
Không thi nhưng vẫn có điểm?
Một số phụ huynh có con thi vào Trường Phổ thông Năng khiếu phản ánh có thí sinh đăng ký dự thi 3 môn chuyên, gồm: hóa, văn và toán nhưng chỉ đi thi chuyên hóa, 2 môn còn lại bỏ thi. Thế nhưng thí sinh này vẫn được 1,5 điểm toán chuyên.
Chúng tôi liên lạc với ông Nguyễn Thanh Hùng, phó hiệu trưởng nhà trường, để hỏi rõ thì ông cho biết chỉ mới nghe nói về việc này nhưng chưa xác minh được vì ông không nắm hồ sơ của thí sinh dự thi.
Theo NLĐO