Điểm trường rẻo cao Nghệ An tu sửa phòng học sau bão kịp đón học trò
Sau cơn bão số 3, những phòng học tạm bợ ở vùng biên xã Mỹ Lý ( huyện Kỳ Sơn) bị thiệt hại và xuống cấp nặng nề. Các cấp chính quyền đã huy động phụ huynh và giáo viên bắt tay vào sửa sang lại lớp học để chuẩn bị kịp thời cho học sinh tựu trường.
Trường Tiểu học Mỹ Lý 2 có 6 điểm trường đều tạm bợ. Tuy nhiên, điểm trường ở bản Cha Nga được đánh giá là xuống cấp nghiêm trọng nhất. Điểm trường này có 4 phòng học tạm bợ với 53 học sinh. Sau cơn bão số 3 (tháng 7/2019), cơ sở vật chất bị thiệt hại nặng nề và có nguy cơ không thể tiếp tục dạy học. Để kịp cho học sinh tựu trường, trong nhiều ngày trước, nhà trường đã huy động phụ huynh cùng giáo viên góp công sức để dọn dẹp và sửa chữa lại những chỗ bị hư hỏng.
Do điều kiện khó khăn nên các lớp học cũng chỉ sửa chữa tạm đảm bảo an toàn trước mắt, về lâu dài đây vẫn là một nỗi lo lớn đối với điểm trường vùng biên giới này.
Nguyên vật liệu chủ yếu được huy động tại chỗ của người dân trong bản.
Những vật dụng dạy học như bảng viết, bàn ghế còn ngổn ngang sau cơn bão số 3.
Video đang HOT
“Chúng tôi đang cố gắng hết sức để tu sửa trường lớp để các em kịp thời tựu trường. Tuy nhiên, những phòng học tạm bợ như thế này về lâu dài sẽ không đảm bảo được sự an toàn cho cả giáo viên và học sinh nhất là trong mùa mưa bão bởi nhiều cột, kèo, ván đã bị mối mọt hư hỏng gần hết” – Thầy Xồng Bá Cha, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mỹ Lý 2 cho biết.
Đào Thọ
Theo baonghean
Nghệ An: Vợ chồng thầy cô giáo nấu hàng trăm suất ăn sáng miễn phí cho học trò nghèo
Đã gần 2 tháng nay, đều đặn vào sáng thứ 3 hàng tuần, cửa hàng tạp hóa trước nhà vợ chồng thầy Lương Văn Bá (SN 1977), giáo viên môn Thể dục Trường THCS Dũng Hợp (xã Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ, Nghệ An) lại biến thành... quán ăn sáng.
Chỉ khác một điều, "khách" là học sinh nghèo từ cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn hai xã Nghĩa Dũng, Nghĩa Hợp và không phải trả tiền.
Vào thứ 3 hàng tuần, 250 suất ăn sáng miễn phí được trao tận tay các em học sinh nghèo 3 cấp học trên địa bàn 2 xã Nghĩa Dũng và Nghĩa Hợp (huyện Tân Kỳ, Nghệ An).
250 em học sinh tập trung từ sớm, đón nhận những suất ăn sáng, tự chọn chỗ ngồi, ăn ngon lành để kịp giờ lên lớp. Vợ thầy Bá - cô Phạm Thị Thêu (SN 1977, giáo viên dạy Văn, Trường THCS Dũng Hợp) làm việc không ngơi tay để chuẩn bị từng suất ăn sáng, trao tận tay cho học sinh. Thầy Bá quán xuyến mọi việc, xem xét chỗ này, chỗ kia, hỏi han các em về thức ăn, nhắc nhở các em giữ trật tự và vệ sinh chung...
Cô Phạm Thị Thêu tự tay chuẩn bị 250 suất ăn sáng cho học sinh nghèo.
Trừ các chi phí nấu nướng, mỗi suất ăn trị giá 5.000 đồng nhưng luôn được thay đổi, đa dạng như bánh mì kẹp thịt, xôi giò, xôi trứng, mì tôm xào thịt... đảm bảo các em đủ no.
Để chuẩn bị cho 250 suất ăn sáng, vợ chồng thầy Bá phải chuẩn bị thực phẩm từ chiều hôm trước. Thực phẩm được lựa chọn kỹ càng, đảm bảo các điều kiện chất lượng cũng như an toàn vệ sinh. Đợt này ở Nghệ An đang có dịch tả lợn châu Phi, dù xã Nghĩa Dũng không nằm trong vùng dịch nhưng để đảm bảo nguồn thực phẩm, thầy Bá mua lợn về tự làm thịt, trữ đông để nấu.
Thầy Lương Văn Bá chia sẻ về chương trình bữa sáng miễn phí dành cho học sinh nghèo.
4h giờ sáng, bếp bắt đầu đỏ lửa để nấu nướng. Hai vợ chồng thầy Bá phải làm việc không ngơi tay để 6h, những suất ăn nóng hổi đã sẵn sàng phục vụ học sinh. Bữa sáng chỉ kéo dài 45 phút, đảm bảo các em ăn đủ no để kịp giờ vào học.
Nói về bữa cơm sáng miễn phí này, thầy Lương Văn Bá tâm sự: "Hồi nhỏ, nhà tôi nghèo lắm, không có cơm sáng đâu. Buổi sáng, anh em chúng tôi phải ôm cái bụng rỗng đến trường. Ngồi học phải chống chọi với cơn đói cồn cào gan ruột. Nhiều hôm tan học phải hái đòng đòng ăn tạm cho qua cơn đói, lấy sức mà về nhà.
Bây giờ, dù điều kiện sống đã khác xưa nhưng vẫn có những em học sinh phải nhịn ăn sáng để đến trường, nhiều em, tiết Thể dục của tôi mà có em không đủ sức để chạy bền, thương lắm. Dù chưa phải là giàu có gì nhưng tôi muốn làm cái gì đó cho các em".
Suất ăn trị giá 5.000 đồng nhưng đầy đủ dưỡng chất thực sự là nguồn động viên, khích lệ rất lớn đối với các em học sinh nghèo.
Thương trò nghèo, thầy Bá vận động bạn bè và bàn với vợ nấu bữa sáng cho các em. Đề xuất của thầy nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng của những người bạn, đặc biệt là anh Nguyễn Đàm Văn và cô Thêu - vợ thầy. Từ nguồn hỗ trợ tài chính của bạn, vợ chồng thầy Bá trích tiền lương và thời gian, công sức để tổ chức bữa ăn sáng cho học trò.
Thầy Nguyễn Văn Hùng - Hiệu trưởng Trường THCS Dũng Hợp cho biết: "Hoạt động tổ chức bữa ăn sáng của vợ chồng thầy Lương Văn Bá, cô Phạm Thị Thêu rất đáng được ghi nhận. Có gần 100 học sinh Trường THCS Dũng Hợp được thụ hưởng chương trình này. Tuy mỗi tuần 1 bữa cơm nhưng đã động viên, khích lệ các em rất nhiều".
Ngày 9/4, bữa sáng miễn phí đầu tiên cho học sinh nghèo trên địa bàn được triển khai. Phải nói đó thực sự là một ngày hội của các em học sinh nghèo bởi lẽ, thay vì những hôm phải mang bụng đói tới trường hay lót dạ bằng bát cơm nguội khô khốc, các em được ăn những suất ăn nóng hổi, thơm phức và đủ dưỡng chất cho hoạt động buổi sáng.
Đối tượng được thụ hưởng bữa ăn miễn phí là các em học sinh nghèo, biết vươn lên và có thành tích trong học tập được "chốt" danh sách từ các trường. 6 tuần qua, cứ vào sáng thứ 3, hai anh em Nguyễn Văn Cường (lớp 9A), Nguyễn Thanh Trà (lớp 8B), Trường THCS Dũng Hợp đi học sớm hơn thường lệ. Gia đình nghèo, bố mẹ đi làm đồng từ sớm, hai anh em nhiều hôm phải ăn cơm nguội chan nước mắm, mì tôm "suông", thậm chí là phải nhịn đói đến trường.
Dù là miễn phí nhưng các em học sinh có nhiều sự lựa chọn với bánh mì thịt, xôi, mì tôm xào... đảm bảo đủ năng lượng cho hoạt động buổi sáng.
"Hôm em được ăn xôi, hôm được ăn bánh mì kẹp thịt, hôm ăn mì tôm xào... ngon lắm ạ", Nguyễn Thanh Trà - cô học sinh giỏi Văn cấp huyện chia sẻ và ao ước, giá như sáng nào cũng được thưởng thức những suất mà em ví là "ngon như ăn cỗ" này.
Theo tính toán của thầy Bá, để tổ chức mỗi bữa ăn sáng, mức chí phí là 1,5 triệu đồng. Một năm học 35 tuần, tổng kinh phí để tổ chức bữa ăn sáng cho 250 em học sinh là hơn 52 triệu đồng. Với mức lương của hai vợ chồng, chi tiêu sinh hoạt và lo cho 2 con ăn học, để duy trì bếp ăn cho các em học sinh là điều không dễ dàng.
"Vì nguồn kinh phí có hạn nên cũng không thể đáp ứng hết nhu cầu của các em. Trong quá trình triển khai, cũng có phụ huynh không hiểu, cho rằng chúng tôi chưa công bằng vì nghĩ rằng chương trình này dành cho tất cả các em học sinh trong trường. Những điều đó khiến vợ chồng tôi hết sức áy náy nhưng sức mình có hạn. Biết là sẽ rất khó nhưng chúng tôi sẽ cố gắng duy trì mỗi tuần 1 bữa sáng miễn phí cho các em trong năm học tiếp theo và cố gắng để càng nhiều em được hỗ trợ ăn sáng càng tốt" - thầy Bá tâm sự.
Hoàng Lam
Theo Dân trí
Nghệ An: Xây dựng kỹ năng giảng dạy tiếng Anh đáp ứng nhu cầu người học thời đại 4.0 Ngày 11/5, tại TP Vinh (Nghệ An) đã diễn Hội thảo về giảng dạy tiếng Anh với chuyên đề "Xây dựng những kỹ năng thiết thực cho tương lai", nhằm giúp các giáo viên tiếng Anh nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ giảng dạy và tiếp cận những phương pháp, tài liệu mới. Chương trình hội thảo tiếng Anh thu hút hàng trăm...