Điểm trung bình không còn quan trọng
Theo Forbes, thay vì điểm trung bình, sinh viên, các tổ chức giáo dục và các nhà tuyển dụng nên chú trọng nhiều hơn vào kinh nghiệm cũng như kỹ năng đáp ứng công việc thực tế.
Theo Forbes, số lượng nhà tuyển dụng sàng lọc ứng viên dựa vào GPA giảm mạnh cho thấy giá trị của GPA đối với thị trường việc làm giờ đây đã không còn quá quan trong. Ảnh: Pexels.
Theo cuộc khảo sát mới nhất về “Triển vọng công việc” của Hiệp hội các trường đại học và nhà tuyển dụng Mỹ (NACE), số nhà tuyển dụng sàng lọc GPA đã giảm từ 73% trong năm 2018-2019 xuống còn 37% trong năm 2022-2023. Điều này cho thấy các nhà tuyển dụng dần bớt coi trọng điểm số của sinh viên tại giảng đường.
Mặc dù không cung cấp thông tin chi tiết lý do các nhà tuyển dụng bỏ GPA như một yếu tố sàng lọc ứng viên, kết quả cuộc khảo sát cũng chỉ ra nguyên nhân dẫn đến lựa chọn này: Các nhà tuyển dụng dần không xem GPA như một yếu tố hiệu quả để đánh giá ứng viên.
GPA không đánh giá được ứng viên
Lạm phát điểm số là yếu tố đầu tiên khiến nhà tuyển dụng dần mất niềm tin vào GPA.
Theo một báo cáo gần đây của ACT, điểm trung bình của học sinh trung học đã tăng từ 3,17 (năm 2010) lên 3,36 (năm 2021). Điểm trung bình của sinh viên các trường đại học 4 năm đã tăng từ 2,83 (năm 1983) lên 3,15 (năm 2013). Khoảng những năm 2000, điểm A trở thành điểm con điểm phổ biến. Riêng tại ĐH Harvard, GPA trung bình của sinh viên đã tăng từ 2,8 (năm 1966) lên 3,8 (năm 2022).
Video đang HOT
Ngoài ra, các nhà tuyển dụng hiện nay đều nghi ngờ về mức độ sẵn sàng cho công việc của sinh viên.
Chỉ 13% người Mỹ và 11% lãnh đạo cấp cao (C-suite) cho rằng sinh viên tốt nghiệp đã chuẩn bị tốt cho công việc tương lai. Theo Forbes, điểm GPA và kết quả học tập nói chung không có mối tương quan với kỹ năng đáp ứng công việc tương lai.
Forbes đánh giá thế hệ sinh viên hiện nay là những người làm việc ít nhất trong lịch sử Mỹ. Thêm vào đó, một số bằng chứng cho thấy rất ít sinh viên đã tốt nghiệp có thể thu về kinh nghiệm quan trọng trong môi trường đại học để phục vụ cho công việc sau này. Chưa đến 1/3 sinh viên tốt nghiệp đại học Mỹ có thể áp dụng kiến thức đã học vào công việc. Và cũng chỉ 26% sinh viên tốt nghiệp đại học hoàn toàn đồng ý rằng trình độ học vấn phù hợp với công việc của họ.
Sinh viên hiện nay không học được nhiều kỹ năng phục vụ cho công việc tương lai từ giảng đường đại học. Ảnh: Pexels.
Cuối cùng, thị trường lao động Mỹ dần khó khăn hơn trong nhiều năm. Các nhà tuyển dụng luôn phải vật lộn để tìm ứng viên phù hợp cho các vị trí. Khó khăn này tồn tại ngay cả trong thời kỳ suy thoái kinh tế, khi tỷ lệ công việc đang tuyển dụng trên đầu người là 1,7 vị trí/người.
Các yếu tố khác như tỷ lệ tăng dân số và số lượng người nhập cư vào Mỹ giảm cũng có tác động không nhẹ đến quyết định tuyển dụng của các nhà tuyển dụng. Tỷ lệ tăng dân số ở Mỹ giảm dần từ 1,44% (năm 1992) xuống còn 0,38% (năm 2022). Số lượng người nhập cư vào Mỹ đã giảm mạnh từ 1.183.505 người hồi 2016 xuống còn 245.000 người vào năm 2021.
Với tình trạng dân số hầu như không tăng và dòng người nhập cư giảm đáng kể, các nhà tuyển dụng Mỹ đang buộc phải tìm kiếm nhân tài theo những cách mà họ chưa từng làm trong quá khứ như không yêu cầu bằng cử nhân hay đưa ra các chương trình đạo tạo mới.
Tất cả điều này đã dẫn đến sự ra đời của việc tuyển dụng dựa trên kỹ năng. Các nhà tuyển dụng giờ đây chỉ cần yêu cầu chứng minh khả năng đáp ứng với công việc thông qua kỹ năng. Đối với những người không thể có kỹ năng yêu cầu, nhiều nhà tuyển dụng sẽ giúp họ tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn, chuyên sâu, không cấp bằng.
Bên cạnh kỹ năng, các nhà tuyển dụng ngày nay cũng rất quan trọng yếu tố kinh nghiệm. Kể cả sinh viên mới ra trường, các nhà tuyển dụng cũng yêu cầu ở đối tượng này kinh nghiệm thực tập hoặc làm việc trước đó.
Yếu tố thay thế GPA
Tóm lại, GPA hiện nay dần không còn phù hợp trong việc tuyển dụng, trừ khi có sự cải thiện đáng kể trong mối tương quan giữa GPA và khả năng đáp ứng công việc của sinh viên mới tốt nghiệp. Giờ đây, những gì có thể thay thế cho GPA sẽ là kỹ năng đáp ứng công việc và kinh nghiệm liên quan.
Đối với sinh viên, bài học đơn giản dành cho đối tượng này là kinh nghiệm và kỹ năng làm việc rất quan trọng. Nếu sinh viên chỉ tập trung cho GPA trong suốt quá trình đi học sẽ gặp không ít bất lợi trong thị trường việc làm.
Ngoài ra, các tổ chức giáo dục phải tăng cường nỗ lực để đảm bảo tất cả sinh viên có nhiều trải nghiệm học tập kết hợp với công việc hơn như thực tập hoặc các chương trình hợp tác hay dự án dài hạn. Ngoài ra, trường cũng nên công nhận và tính điểm các chứng chỉ liên quan đến ngành học của sinh viên.
Người sử dụng lao động cũng cần nâng cao yêu cầu kỹ năng cũng như kinh nghiệm đối với các vị trí dành cho sinh viên. Có thế, giáo dục mới có thể thay đổi để đáp ứng với thị trường lao động.
Việt Nam lần đầu có mức thông thạo tiếng Anh 'trung bình' sau 3 năm
Theo Bảng xếp hạng chỉ số thông thạo tiếng Anh của Education First (EF EPI) năm 2022, Việt Nam đạt 502/700 điểm, xếp thứ 60/111 thế giới, 7/24 châu Á về khả năng tiếng Anh.
Với số điểm 502/700, đây là lần đầu tiên Việt Nam trong 4 năm có mức thông thạo tiếng Anh trung bình. 3 năm qua (2019-2021), Việt Nam liên tục có chỉ số thông thạo tiếng Anh ở mức thấp.
Khả năng thông thạo tiếng Anh của nam giới Việt ở mức trung bình, trong khi ở nữ giới ở mức thấp. Dù chỉ đạt mức trung bình (513 điểm) nhưng khả năng tiếng Anh của nam giới Việt vẫn cao hơn mức thông thạo chung của nam giới thế giới (511 điểm). Điểm chỉ số khả năng tiếng Anh của nữ giới Việt (491 điểm) cũng theo sát chỉ số trung bình nữ giới toàn thế giới (495 điểm).
Xét theo độ tuổi, người Việt 21-40 tuổi đều có mức thông thạo tiếng Anh trung bình và không bằng khả năng tiếng Anh trung bình của những người cùng độ tuổi trên thế giới. Người Việt 18-20 tuổi và trên 41 tuổi chỉ đạt mức thông thạo tiếng Anh thấp.
Tuy nhiên, điểm đáng mừng là chỉ số thông thạo tiếng Anh của người Việt 18-20 tuổi cao hơn chỉ số này của những người cùng độ tuổi trên thế giới. Số điểm EF EPI của nhóm tuổi 18-20 tuổi ở người Việt là 484 điểm, trong khi thế giới là 451 điểm. Điều này cho thấy trình độ tiếng Anh của thế hệ trẻ Việt đang tăng so với thế giới.
Chỉ số thông thạo tiếng Anh của người Việt 18-20 tuổi cao hơn chỉ số này của những người cùng độ tuổi trên thế giới. Ảnh minh họa: Duy Hiệu.
Tuy nhiên, nếu xét theo từng khu vực, Việt Nam chỉ có 2 vùng là Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ thông thạo tiếng Anh ở mức vừa phải. Chỉ số này ở các vùng còn lại đều đang ở mức thấp, thứ tự lần lượt là Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
6 thành phố duy nhất có chỉ số thông thạo tiếng Anh ở mức vừa phải lần lượt là Hà Nội, Hải Phòng, Vũng Tàu, Đà Nẵng, TP.HCM và Nha Trang. Cần Thơ là thành phố trực thuộc trung ương duy nhất có chỉ số thông thạo tiếng Anh ở mức thấp.
Ngoài ra, bảng xếp hạng cũng cho biết điểm trung bình TOEFL iBT của người Việt là 88, điểm trung bình IELTS là 6.1.
Việt Nam có độ phủ Internet khá rộng với 70,3%. Mức đầu tư ngân sách cho giáo dục ở Việt Nam là 14,82%. Với dân số 103,808,319 người, trung bình mỗi người Việt dành 8,3 năm để đi học.
Giáo dục miền núi Sơn La vượt khó, chuyển mình ấn tượng Lần đầu có học sinh mang cầu truyền hình Olympia về tỉnh; điểm trung bình tốt nghiệp THPT cao hơn 10 bậc so với năm trước... Những kết quả ấy đã minh chứng cho nỗ lực của thầy, trò miền núi Sơn La với quyết tâm vượt khó, chuyển mình, rút ngắn khoảng cách với miền xuôi. Năm học vừa qua, Trường THPT...