Điểm “tiến thoái lưỡng nan” của Mỹ trong lệnh trừng phạt Iran
Nhiều khả năng đây là lý do vì sao Ấn Độ lại là một trong những nước được Mỹ miễn trừ cấm vận giao thương với Tehran.
Một cảng biển có vị trí chiến lược trên Vịnh Oman, được đặt theo tên một người anh hùng cách mạng Iran – cảng Shahid Beheshti ở TP Chabahar – chính xác là loại hình phát triển kinh tế của quốc gia Cộng hòa Hồi giáo mà chính quyền Trump muốn “bóp nghẹt” bằng các lệnh cấm vận có hiệu lực hôm 5/11.
Một tàu chở hàng cập cảng trong lễ khánh thành một phần cảng Chabahar trên Vịnh Oman ở Đông Nam Iran hồi tháng 12/2017.
Những biện pháp này nhằm trừng phạt Tehran vì những gì mà Washington coi là hành vi “không thể chấp nhận” ở Syria, Lebanon, Yemen và nhiều nơi khác. Động thái này theo sau quyết định của Tổng thống Trump hồi tháng 5 năm nay về việc rút Mỹ khỏi thỏa thuận đa phương với Iran năm 2015 để hạn chế nước này phát triển vũ khí hạt nhân.
Sau khi hoàn thành, cảng Shahid Beheshti – với một phần nhỏ đã bắt đầu hoạt động hồi tháng 12 năm ngoái – có thể giúp Iran tăng cường quan hệ kinh tế với Nam và Trung Á, trở thành một điểm xuất khẩu dầu cho khu vực ngoài Vịnh Ba Tư và hoạt động như một cơ sở quân sự chiến lược.
Đáng nói, đây có thể là một dòng chảy kinh tế quan trọng đối với Afghanistan, nơi mà Mỹ đã nỗ lực trong 16 năm qua để tăng cường và ổn định chính phủ sở tại nhằm tạo cơ hội cho hàng ngàn binh lính Mỹ có thể trở về nhà.
Cảng này chứa đựng lợi ích to lớn với Ấn Độ – một đối tác ngày càng thân cận của Mỹ ở châu Á. Ấn Độ tất nhiên muốn các hoạt động cảng ở TP Chabahar được miễn xử phạt bởi nếu nó được hoàn thành, các doanh nghiệp Ấn sẽ là một trong những người sử dụng nó nhiều nhất để tham gia vào việc tái thiết Afghanistan – điều mà chính quyền Trump đã kêu gọi Ấn Độ tham gia nhiều hơn – đồng thời thiết lập sự hiện diện kinh tế đậm nét hơn ở Trung Á .
Video đang HOT
Các quan chức cấp cao của Iran, Ấn Độ và Afghanistan cũng đã có những cuộc hội đàm tại thủ đô của 3 nước trong thời gian qua nhằm tìm cách thúc đẩy hợp tác ngay cả khi lệnh trừng phạt từ Mỹ không được miễn trừ. Điều này được cho là bao gồm cả việc thực hiện thanh toán thông qua một cơ chế mà các quốc gia châu Âu đang cố gắng tạo ra để có thể tiếp tục giao thương với Iran bất chấp lệnh cấm vận 5/11.
Bên cạnh đó, cảng Chabahar từ lâu đã được coi là một đối trọng đầy tiềm năng với cảng của Pakistan – kẻ thù tuyên thệ của Ấn Độ khi New Delhi tin rằng việc Islamabad đang nắm giữ quyền kiểm soát giao thương tại Afghanistan là mối nguy hại với chính an ninh của Ấn Độ.
Pakistan muốn khâu vận chuyển hàng hóa cuối cùng của Afghanistan sẽ là thông qua một cảng của Pakistan trên Vịnh Oman đang được phát triển với Trung Quốc. Điều này khiến cho các thương nhân và nông dân Afghanistan gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trường khổng lồ và đang phát triển của Ấn Độ, đồng thời cản trở những nỗ lực của Ấn Độ trong việc tiến sâu hơn vào Trung Á.
Vì vậy, cảng Chabahar hoàn thành sẽ mở ra cho Afghanistan một tuyến đường thay thế đến và đi từ biển, một trong những lĩnh vực mà Ấn Độ và Iran đều đang háo hức phát triển. Trong một thỏa thuận với Iran vào tháng 5/2016, chính phủ Ấn Độ đã đồng ý trả 85 triệu USD để mua thiết bị và vận hành cảng này thông qua một loạt các công ty Ấn Độ. Ngược lại, New Delhi cũng sẽ cung cấp một khoản vay trị giá 150 triệu USD để phát triển cảng này.
Còn đối với các nước phương Tây quan tâm đến việc chống lại sự tham gia ngày càng tăng của Nga và Trung Quốc ở Trung Á, cảng Chabahar cũng mở ra một cửa ngõ giúp Ấn Độ mở rộng ảnh hưởng kinh tế và chính trị của mình thông qua Afghanistan và xa hơn nữa.
Tóm lại, để xử lý “cơn đau đầu” mang tên “Shahid Beheshti” cho các nhà hoạch định chính sách Mỹ trong việc thực hiện các biện pháp trừng phạt chống lại Tehran, Washington đành “thả lỏng” cho đồng minh Ấn Độ – một động thái được Bộ ngoại giao Mỹ tuyên bố là “biện pháp tạm thời”, nhưng giờ ai cũng hiểu rằng nó sẽ kéo dài cho đến khi New Delhi tìm được con đường khác để tiếp cận Afghanistan hay xa hơn là Trung Á.
Tuy nhiên có thể sẽ là “tin buồn” với Mỹ khi chuyên gia Nam Á tại Đại học Georgetown Christine Fair đã nhận định: “Ấn Độ sẽ chẳng có cách nào khác để vào Trung Á”.
Theo kinhtedothi
Đòn chí mạng của Mỹ đặt Iran trong "tình trạng chiến tranh"
Iran đáp lại việc Mỹ áp gói trừng phạt thứ 2 bằng cuộc tập trận phòng không và sự thừa nhận của Tổng thống Hassan Rouhani rằng nước này phải đối mặt với "tình trạng chiến tranh".
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Tổng thống Iran Hassan Rouhani. Ảnh: AP.
"Hôm nay, Iran có thể bán dầu và sẽ bán dầu" - Tổng thống Rouhani tuyên bố hôm 5.11 khi các lệnh trừng phạt của Mỹ có hiệu lực.
"Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh kinh tế, đang phải đương đầu với kẻ thù chèn ép. Chúng ta phải chiến thắng" - ông nói.
Việc nối lại các biện pháp trừng phạt kết thúc tất cả các lợi ích kinh tế Washington dành cho Tehran khi thuận hạt nhân năm 2015 được ký kết.
Các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ đặc biệt làm tổn thương ngành công nghiệp dầu mỏ của Iran, một nguồn tiền tệ quan trọng cho nền kinh tế nước này. Tiền tệ của Iran đã giảm mạnh trong năm qua, khiến giá tất cả các mặt hàng, từ điện thoại di động tới dược phẩm ở Iran đều tăng vọt. Đồng rial hiện có tỉ giá giao dịch mức 145.000rial/1 USD. Một năm trước đây, con số này là 40.500rial/1 USD.
Khủng hoảng kinh tế đã châm ngòi cho cuộc biểu tình chống chính phủ vào cuối năm ngoái, dẫn đến gần 5.000 vụ bắt giữ và ít nhất 25 người thiệt mạng. Các cuộc biểu tình lẻ tẻ vẫn đang tiếp diễn.
Ngoài ra, truyền hình nhà nước Iran cũng công bố những hình ảnh về cuộc diễn tập của các hệ thống phòng không tham gia cuộc diễn tập quân sự kéo dài 2 ngày đang diễn ra ở miền bắc nước này. Cuộc diễn tập sẽ kéo dài tới ngày 6.11.
Tướng Iran Habibillah Sayyari cho biết, cả quân đội quốc gia và lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran đều tham gia vào các bài diễn tập.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel Avigdor Lieberman hoan nghênh việc Mỹ nối lại lệnh trừng phạt trong một chia sẻ trên mạng xã hội Twitter ngày 5.10. Ông nói rằng, đây là "đòn chí mạng" với sự hiện diện quân sự của Iran ở khắp Trung Đông.
Quyết định của chính quyền Donald Trump về khôi phục các biện pháp trừng phạt "là sự thay đổi hoàn toàn mà Trung Đông đang chờ đợi", ông nói.
Theo Reuters, Mỹ cho biết sẽ tạm thời cho phép 8 nhà nhập khẩu tiếp tục mua dầu của Iran khi kích hoạt gói trừng phạt thứ 2 trong năm nay nhằm buộc Tehran phải kiềm chế các hoạt động hạt nhân, tên lửa và gây ảnh hưởng trong khu vực.
Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Thổ Nhĩ Kỳ - tất cả các nhà nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất của Iran - đều trong số 8 nước dự kiến được tạm thời miễn trừ khỏi các biện pháp trừng phạt nhằm đảm bảo giá dầu thô không bị bất ổn.
Việc khôi phục các biện pháp trừng phạt là một phần trong nỗ lực ở tầm rộng lớn hơn của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm buộc Iran kiềm chế các chương trình hạt nhân và tên lửa cũng như giảm việc hỗ trợ các lực lượng ủy nhiệm tại Yemen, Syria, Lebanon và các khu vực khác của Trung Đông.
THANH HÀ
Theo Laodong
Vì Trung Quốc và Nga, Mỹ phải rút tên lửa hiện đại khỏi Trung Đông ? Theo hãng tin Sputnik, một số quan chức cấp cao cho biết quân đội Mỹ sẽ rút một số hệ thống tên lửa khỏi Trung Đông để đề phòng căng thẳng giữa Mỹ và hai nước Trung Quốc, Nga. Trên báo Wall Street Journal, một số quan chức trong quân đội Mỹ đã tuyên bố rằng Mỹ sẽ rút bớt một số hệ...