Điểm thi vào 10 chất lượng thật, điểm chuẩn vào 10 chất lượng ảo
Trong rất nhiều kỳ thi của ngành giáo dục thì thi vào 10 là kỳ thi nghiêm túc và kết quả phản ánh chân thật nhất, tuy nhiên điểm tuyển vào 10 lại ít thật.
Bàn chuyện học thật, thi thật hiện nay của ngành giáo dục, bằng sự trải nghiệm từ thực tế, sự hiểu biết của bản thân sau bao năm làm trong ngành giáo dục, người viết khẳng định rằng trong rất nhiều kỳ thi, kỳ kiểm tra của ngành giáo dục hàng năm thì thi vào 10 là kỳ thi nghiêm túc và kết quả phản ánh chân thật nhất.
Trong rất nhiều kỳ thi của ngành giáo dục, kỳ thi vào 10 được đánh giá là kỳ thi nghiêm túc nhất (Ảnh minh họa: Giáo dục Việt Nam)
Vì sao kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 lại có kết quả thật?
a/ 3 lý do về phía giáo viên, nhà trường để kỳ thi vào 10 diễn ra nghiêm túc nhất:
Thứ nhất : Giám thị coi thi, chủ tịch Hội đồng của kỳ thi vào 10 là giáo viên bậc trung học phổ thông. Những địa phương thiếu giáo viên phổ thông thường điều động thêm giáo viên bậc tiểu học tham gia hội đồng coi thi.
Giáo viên bậc trung học cơ sở dạy những môn thi vào 10 gần như không được tham gia kỳ thi này. Bởi thế, đã không ít lần chúng tôi có mặt tại kỳ thi tuyển sinh vào 10 của tỉnh.
Thứ hai : Kết quả kỳ thi vào 10 có thấp cũng không ảnh hưởng gì đến những thầy cô giáo dạy bậc trung học phổ thông.
Thứ ba : Nhiều thầy cô giáo bậc trung học cũng muốn kỳ thi diễn ra nghiêm túc để tuyển chọn được những học sinh xứng đáng giúp cho việc giảng dạy của mình, của đồng nghiệp sau này ít vất vả hơn.
b/ Lý do về phía học sinh:
Thứ nhất : Về phía học sinh, không thi đỗ vào trường mình đã đăng ký vẫn sẽ có nhiều cơ hội được vào lớp 10 như vào học tại một số trường có tỷ lệ chọi thấp, trường hợp xấu nhất vẫn có thể học bổ túc văn hóa (giáo dục thường xuyên) hoặc học nghề.
Thứ hai : Với những trường học có tỷ lệ chọi cao, bản thân mỗi học sinh luôn xác định bạn là đối thủ của mình nên không dễ dàng gì cho bạn xem bài hoặc để bạn tự do quay cóp hay có sự giúp đỡ ngầm nào đấy.
Cạnh tranh vào 10 của học sinh luôn căng thẳng. Điều này, góp phần tạo cho kỳ thi sự minh bạch, rõ ràng.
Video đang HOT
Ai làm được bài đến đâu sẽ làm, không làm được cũng rất thoải mái vì các em không vào được trường này vẫn có cơ hội vào học trường khác.
Vì thế, điểm thi vào 10 của học sinh luôn phản ánh năng lực thật sự của các em. Đã có những học sinh ở trường có điểm tổng kết khá, thậm chí giỏi nhưng khi thi vào 10 chỉ đạt mỗi môn 1 đến 2 điểm.
Chẳng ngạc nhiên vì ai cũng hiểu những điểm tổng kết khá, giỏi đó do các em đi học thêm được nhá đề, mớm đề, khi kiểm tra ở trường lại được giới hạn đề cương ôn gì ra đó nên điểm số đạt được thường cao chót vót.
Chiêu bài nhân hệ số điểm tuyển sinh che đậy chất lượng thật
Sao có nghịch lý “điểm thi” vào 10 là điểm thật nhưng “điểm chuẩn trúng tuyển” lớp 10 của các trường lại ít thật hơn?
Nếu xem cách tính điểm chuẩn trúng tuyển vào 10 của nhiều trường trung học phổ thông trong cả nước vài năm trở lại đây, bạn đọc sẽ hiểu vì sao người viết nhận định như vậy.
Báo Vietnamnet phản ánh: ” Tỉnh Thanh Hóa, Trường Trung học phổ thông Thường Xuân III của H.Thường Xuân, điểm trúng tuyển tuy cao hơn, nhưng điểm trung bình/môn vẫn dưới 1 (0,92).
Chưa hết, Trường Trường Trung học phổ thông Lê Lai và Trường Trung học phổ thông Bắc Sơn của huyện Ngọc Lặc, Trường Trung học phổ thông Ba Đình và Trường Trung học phổ thông Nga Sơn của huyện Nga Sơn;
Trường Trung học phổ thông Thường Xuân II của huyện Thường Xuân, Trường Trung học phổ thông Bá Thước và Trường Trung học phổ thông Hà Văn Mao của huyện Bá Thước, Trường Trung học phổ thông Như Xuân II của huyện Như Xuân, điểm trung bình/môn cũng chỉ từ 1 đến 1,8.
Không chỉ ở các huyện miền núi của Thanh Hóa, một số trường Trường Trung học phổ thông của thành phố Cần Thơ, điểm trúng tuyển lớp 10 cũng tương tự, chỉ từ 1,06-1,8 điểm/môn.
Cụ thể, điểm trúng tuyển trung bình/môn của Trường Trường Trung học phổ thông Giai Xuân (huyện Phong Điền) là 1,06; Trường Trung học phổ thông Trường Xuân (huyện Thới Lai): 1,28;
Trường Trung học phổ thông Thạnh Thắng (huyện Vĩnh Thạnh): 1,5; Trường Trung học phổ thông Vĩnh Thạnh (huyện Vĩnh Thạnh): 1,60; Trường Trung học phổ thông Thới Long (Q.Ô Môn): 1,8.
Còn ở Hà Nội, một số trường lấy điểm trúng tuyển thấp đến… khó tin: Trường Trung học phổ thông Lưu Hoàng (huyện Ứng Hòa), Trường Trung học phổ thông Minh Quang và Trường Trung học phổ thông Bất Bạt (huyện Ba Vì) có cùng điểm chuẩn là 13, song chia trung bình/môn thì chỉ 2,6 điểm/môn là đỗ.
Thấp nhất là Trường Trường Trung học phổ thông Đại Cường (huyện Ứng Hòa), điểm chuẩn 12,5 – tương đương 2,5 điểm/môn là đỗ”.
Do điểm thi vào 10 quá thấp, có địa phương đã áp dụng cách tính điểm “mị dân”.
Đó là, điểm các môn Toán, Văn nhân hệ số 2 cộng điểm Anh văn. Một số địa phương còn áp dụng cách tính: Điểm chuẩn trúng tuyển = (Điểm thi Ngữ văn Điểm thi Toán) x 2 Điểm thi Ngoại ngữ Tổng điểm kết quả xếp loại hạnh kiểm và học tập của 4 năm học cấp THCS (từ 2,5 đến 5 điểm mỗi năm) Điểm ưu tiên (nếu có).
Vì thế, cứ nghe điểm chuẩn vào 10 khá cao nhưng nếu trả về hệ số thật như cách tính điểm vào học bạ (hệ số 10) thì đôi khi mỗi môn thi có em chỉ đạt 0.75 điểm đã đỗ. Tính điểm chuẩn vào 10 thế này sao có thể nói là điểm thật?
Vì điểm chuẩn vào 10 ít thật nên dẫn đến việc dạy thêm học thêm tăng tốc
Do đầu vào nhiều trường trung học phổ thông quá thấp (dưới 10 điểm 3 môn sau khi đã nhân hệ số) thì ai cũng hiểu chất lượng thật bết bát đến nhường nào.
Giải pháp duy nhất để vực chất lượng học tập lên chính là tăng tốc việc dạy thêm, học thêm. Nhà trường tổ chức cho học sinh học thêm đại trà ở trường. Nhiều phụ huynh tiếp tục cho con học thêm nhà thầy cô và học tại trung tâm.
Nhờ thế, chất lượng học tập của các em mỗi ngày nâng lên. Tuy thế, phần nhiều là chất lượng ảo. Bởi những bài kiểm tra đã được mớm đề, nhá đề, nội dung kiểm tra nằm trọn trong đề cương nên các em dễ dàng đạt điểm số cao.
Và vì thế, một lần nữa kéo theo chất lượng đánh giá học sinh lại ít thật đi phần nào. Cái vòng luẩn quẩn điểm số cứ thế xoay vòng và ranh giới giữa cái thật, cái chưa thật luôn lẫn lộn nhau.
Tài liệu tham khảo:
https://infonet.vietnamnet.vn/gioi-tre/hoc-duong/sau-diem-chuan-vao-lop-10-thap-toi-ky-cuc-la-gi-261940.html
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Hơn 9.000 học sinh phải cách ly, Bắc Giang đề xuất thi tốt nghiệp nhiều đợt
Do địa phương là điểm nóng chịu ảnh hưởng lớn của dịch Covid-19, Sở GD-ĐT Bắc Giang đề nghị Bộ GD-ĐT sớm có phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT theo các đợt khác nhau.
Ngày 24/5, Ban Chỉ đạo thi tỉnh đã họp phiên thứ nhất để thống nhất triển khai kế hoạch tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2021 trên địa bàn.
Cuộc họp do ông Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 của tỉnh Bắc Giang chủ trì .
Tại phiên họp, ông Bạch Đăng Khoa, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Bắc Giang, thay mặt Ban Chỉ đạo thi đã thông qua dự thảo kế hoạch tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 trên địa bàn tỉnh.
Theo đại diện Sở GD-ĐT Bắc Giang, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tỉnh có giáo viên, nhân viên và học sinh thuộc diện F0, F1, F2 và diện thuộc vùng phải cách ly, giãn cách xã hội do đó việc tổ chức coi thi sẽ gặp nhiều khó khăn.
Theo thống kê đến hết ngày 22/5, Bắc Giang có 1 giáo viên cấp THPT mắc Covid; số cán bộ, giáo viên thuộc diện phải cách ly y tế là 1.516 (F1 là 111; F2 là 542; diện trong vùng cách ly, giãn cách là 863). Đối với học sinh lớp 12, có 9.147 em thuộc diện phải cách ly y tế (F0 là 1 học sinh; F1 là 141 học sinh; F2 là 2.586; diện trong vùng cách ly, giãn cách là 6.419).
Thực tế này tạo ra khó khăn rất lớn cho ngành trong việc tổ chức kỳ thi, khi một số lượng lớn cán bộ, giáo viên trong các khâu của kỳ thi đang phải cách ly nên nhân sự chuẩn bị cho kỳ thi sẽ bị thiếu hụt. Cùng đó, hàng ngàn học sinh là F0, F1, F2, F3 đang bị ảnh hưởng đến chất lượng ôn tập và đến thời điểm thi có thể học sinh vẫn còn trong khu cách ly, phong tỏa.
Do đó, Sở GD-ĐT Bắc Giang đề nghị Bộ GD-ĐT sớm có phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT theo các đợt khác nhau. Trong đó ở các địa phương là điểm nóng, cần có đợt thi riêng cho đối tượng học sinh đang phải cách ly, hoặc ở trong khu vực phong tỏa.
Sở GD-ĐT cho hay, đưa ra đề xuất này bởi trên thực tế, năm 2020, kỳ thi cũng phải tổ chức đợt thi thứ hai và hiện, Bộ GD-ĐT cũng đã xây dựng nhiều phương án, trong đó có phương án tổ chức nhiều đợt thi.
Các thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ảnh: Thanh Hùng
Nói thêm về điều này, ông Trần Tuấn Nam, Giám đốc Sở GD-ĐT - Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT năm 2021 của Bắc Giang cho hay, Sở đã lên phương án chi tiết cho việc tổ chức kỳ thi, trước hết là tổ chức cho học sinh đủ điều kiện tham gia thi đợt 1 theo lịch tổ chức của Bộ GD-ĐT, số học sinh còn lại sẽ tổ chức thi đợt 2 và xem xét cả phương án tổ chức thi cho học sinh đang phải cách ly hoặc trong vùng bị cách ly.
Ông Nam cho hay, Sở GD-ĐT sẽ chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết; phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương tổ chức kỳ thi trên địa bàn tỉnh an toàn nhất.
Theo số liệu thống kê, năm 2021, tỉnh Bắc Giang có khoảng trên 21 nghìn thí sinh dự thi. Cụ thể, toàn tỉnh có 21.012 thí sinh đăng ký dự thi, gồm 17.821 thí sinh giáo dục THPT, 3.191 thí sinh giáo dục thường xuyên, 628 thí sinh tự do.
Có 6.261 thí sinh (chiếm 29,80%) chỉ có nguyện vọng thi để lấy kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT. Có 14.168 thí sinh (67,43%) tham gia dự thi có nguyện vọng xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh trình độ ĐH; CĐ.
Có 583 thí sinh (2,77%) tham gia dự thi chỉ để lấy kết quả xét tuyển trình độ ĐH, CĐ.
Dự kiến, số cán bộ, giáo viên coi thi khoảng 3.700 (trong đó số cán bộ giáo viên THCS khoảng 1.000).
Kỳ thi tốt nghiệp THPT có những sửa đổi gì? Về cơ bản, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay vẫn giữ ổn định như năm trước. Những thay đổi mang tính kỹ thuật nhằm làm chặt chẽ hơn các quy định liên quan các khâu như ra đề thi, coi thi, chấm thi... Học sinh đang trong thời gian học "nước rút" để tham dự kỳ thi THPT - ĐÀO NGỌC THẠCH...